global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM

Thứ tư - 25/08/2021 05:25 1.136 0
         Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca dao luôn được ví như một viên ngọc sáng. Nó thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta qua những lời ru, câu hát của bà, của mẹ. Bên cạnh những câu ca trữ tình duyên dáng còn có những lời răn dạy nhẹ nhàng mà dí dỏm, phơi bày những thói hư tật xấu của con người và xã hội. Những câu tục ngữ, ca dao ấy, không chỉ cho chúng nụ cười mà nó vẫn đọng lại trong ta nhiều điều để suy ngẫm và  chiêm nghiệm.
 
image 20210825162635 1
         Nhằm lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, năm 2009 Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin đã xuất bản cuốn Tục ngữ, ca dao Việt Nam” do Xuân Trường tuyển chọn. Với độ dày 183 trang, được chia thành 2 phần:
          Phần một gồm các câu tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta về mọi mặt trong cuộc sống như: Đối nhân xử thế, dự đoán thời tiết, sản xuất, ẩm thực và quan hệ gia đình. Với ưu điểm dễ nhớ, âm tiết đơn giản, lối viết mộc mạc đời thường nên tục ngữ đã thể hiện rất đậm nét các vấn đề xã hội. Được xem là văn nói dân gian nên tục ngữ thường được vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội như lời ăn tiếng nói thường ngày, nhất là lời khuyên răn giúp con người sống tốt đẹp hơn. Với các câu “Thương người như thể thương thân”, “Ăn nhạt mới biết thương mèo” hay “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn, chanh chua chớ phụ, bọt bòng chớ ham”…
          Đến với phần hai của cuốn sách là các bài ca dao về: Lao động sản xuất, tình cảm gia đình - bạn bè, tình yêu và hôn nhân, lòng tự hào về quê hương - đất nước… được ông cha ta truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những câu ca dao ấy diễn đạt sâu sắc tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của những người bình dân trong lao động, trong xã hội, trong gia đình và những người xung quanh. Với các câu ca dao như: “Muối ba năm muối còn hãy mặn.
          Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
          Đạo nghĩa cang thường chớ đổi đừng thay,
          Dẫu có làm nên danh vọng, hay rủi ăn mày, ta cũng theo nhau.
         Theo nhau cho trọn đạo trời,
         Dẫu rằng không chiếu trải tơi mà nằm.” …
        Có thể thấy, tục ngữ, ca dao là cội nguồn nuôi dưỡng sự trong sáng, vẻ đẹp của tâm hồn Việt. Trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày hôm nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển chi phối mạnh mẽ đến các mối quan hệ trong gia đình và xã hội thì việc nuôi dưỡng tâm hồn nhân ái, sự chân tình trong cách ứng xử hàng ngày thông qua những câu ca dao tục ngữ sẽ góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần trong mỗi chúng ta.
          Thư viện tỉnh Sơn La trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

Tác giả bài viết: Nguyễn Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn biết website thư viện tỉnh Sơn La từ nguồn nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay5,019
  • Tháng hiện tại134,298
  • Tổng lượt truy cập14,823,929
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây