ANH HÙNG LIỆT SỸ LÒ VĂN GIÁ
Ông Lò Văn Giá sinh năm 1919 tại bản Cọ, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La trong một gia đình nông dân nghèo. Với lòng yêu nước, căm thù chế độ thực dân sâu sắc, thanh niên Lò Văn Giá sớm đón nhận ánh sáng cách mạng của Đảng được lan tỏa từ Nhà tù Sơn La.
 |
Anh hùng liệt sỹ Lò Văn Giá |
Chi bộ Nhà tù Sơn La đã xây dựng được hai cơ sở bên ngoài nhà tù, trong đó Lò Văn Giá tham gia trong tổ chức Thanh niên cứu quốc Mường La. Tháng 8 - 1943, chi bộ Nhà tù quyết định tổ chức vượt ngục cho một số tù chính trị cốt cán để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Chi bộ nhà tù nhận định: Yếu tố thắng lợi cho cuộc vượt ngục là phải có người đưa đường thông thạo và dũng cảm. Là người thông minh, dũng cảm, có lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng và rất thạo tiếng Mông và địa hình Tây Bắc, Lò Văn Giá đã được chọn làm người đưa đường cho cuộc vượt ngục của 4 đồng chí Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân và Lưu Đức Hiểu. Và Lò Văn Giá đã đưa được 4 đồng chí đến đích an toàn (khu vực suối Rút, tỉnh Hòa Bình) theo kế hoạch mà chi bộ đã đề ra. Đồng chí Trần Đăng Ninh đã viết trong cuốn “Hai lần vượt ngục’’ có đoạn: Anh thanh niên Thái đưa chúng tôi đến đây đã hết phận sự. Chúng tôi cùng anh từ biệt bùi ngùi cảm động. Thuyền xa, chúng tôi còn nhìn theo người thanh niên Thái và khắc tên Giá của anh vào lòng...
Khi quay lại Sơn La, Lò Văn Giá đã bị thực dân Pháp bắt. Mặc dù bị tra tấn dã man, nhưng Lò Văn Giá vẫn nhất mực không khai. Sau thời gian bị giam cầm, không tìm được chứng cứ để kết án, nên chúng đã lén lút thủ tiêu Lò Văn Giá. Hành động đó phơi bày sự bất lực của kẻ thù trước ý chí đấu tranh bất khuất của người thanh niên Thái, tiêu biểu cho nhân dân địa phương đang hướng về ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cuộc vượt ngục thành công đã cổ vũ tinh thần cho tù nhân chính trị tại Sơn La và ảnh hưởng tích cực đến nhà tù khác trong cả nước.
Với công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Lò Văn Giá đã được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20 - 12 - 1994. Anh hùng Lò Văn Giá - người con ưu tú của bản làng Sơn La - đã trở thành niềm tự hào của người dân Sơn La trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Để ghi nhớ công lao của ông nhiều con đường, trường học đã được mang tên Lò Văn Giá.
Nguồn: http://sonla.gov.vn
ANH HÙNG HÀ VĂN ẮNG (LIỆT SĨ)
Anh hùng Hà Văn Ắng (Tương Phi) sinh năm 1923, dân tộc Thái, quê ở xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội trưởng xung kích đại đội 168, tiều đoàn 105, trung đoàn 80.
Tháng 8 năm 1945, Hà Văn Ắng cùng nhóm cách mạng Mường Chanh đấu tranh giành chính quyền ở xã, tiến lên giành chính quyền tại thị xã Sơn La. Đổng chí tham gia vệ quốc đoàn Sơn La, giữ chức tiểu đội trưởng tiểu đội xung kích. Đến tháng 7 năm 1950, tiểu đội Hà Văn Ắng sáp nhập vào đại đội 168, đồng chí vẫn giữ cương vị tiểu đội trưởng. Trong chiến đấu, Hà Văn Ắng chỉ huy tiểu đội đánh nhiều trận trên địa bàn Tuần Giáo, Thuận Châu, Yên Châu và chiến trường Lào... Với nhiều hình thức phục kích, tập kích bắn tỉa làm cho địch rất hoang mang lo sợ mỗi khi nghe tiếng du kích Hà Văn Ắng. Mùa đông năm 1947, tiểu đội đồng chí phối hợp với tiểu đội bạn phục kích bắt sống 3 tên địch, tiêu diệt nhiều tên và thu nhiều vũ khí đạn dược. Tháng 6 năm 1948, trong khi dẫn đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng ở Yên Châu, trên đường đi đồng chí phát hiện được một đại đội địch đang dừng ăn trưa ở Chiềng On. Hà Văn Ắng phối hợp với một tiểu đội đơn vị bạn bất ngờ ập vào và hô lớn làm chúng hoảng sợ tháo chạy, bỏ lại 20 súng. Tháng 10 năm 1948, Hà Văn Ắng chỉ huy tiểu đội đánh các trận Tạ Lương, Tú Nang xóa sổ 1 đại đội địch, tiêu diệt 36 tên, bắt sống 4 tên Pháp, thu 36 khẩu súng trường và 2 súng cối, nhiều đạn dược. Trận đánh Ly Khon (Lào), Hà Văn Ắng ôm bộc phá xông thẳng vào dập tắt hỏa lực địch, tạo điều kiện cho đồng đội xông lên giải phóng Ly Khon và đồng chí anh dũng hy sinh.
Ngày 11 tháng 6 năm 1999, Hà Văn Ắng được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: “Chân dung Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh - Xb năm 2002”
ANH HÙNG LÒ VĂN HẮC (LIỆT SĨ)
Anh hùng Lò Văn Hắc (Lộc Tài) sinh năm 1905, dân tộc Thái, quê ở xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Khi hy sinh, đổng chí là tiểu đội trưởng trinh sát đội Trung Dũng.
Sống dưới chế độ thực dân, phong kiến, có người cha tham gia phong trào yêu nước nên từ rất sớm, Lò Văn Hắc đã tham gia tổ chức yêu nước, vào Hội Thanh niên cứu quốc, cùng nhân dân cướp chính quyền năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, Lò Văn Hắc được cử làm tiểu đội trưởng trinh sát. Năm 1948, tiểu đội đồng chí bí mật bao vây địch, bắt và thu nhiều súng địch khi đơn vị trên đường hành quân chiến đấu ở Vạn Yên, Suối Đúc, Mường Lò, Chợ Suông... Trận nào đơn vị cũng làm tiêu hao sinh lực địch. Cuối năm 1947, đơn vị Lò Văn Hắc đánh trận phục kích Thu Cúc - Đồng Lại, diệt 3 trinh sát dẫn đường của địch, lừa địch vào đúng trận địa phục kích của ta. Đổng chí phát lệnh nổ súng, diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí của chúng. Đến tháng 4 năm 1948, Trung ương quyết định thành lập đội Trung Dũng, nhiệm vụ của đội vừa chiến đấu, vừa tổ chức xây dựng lực lượng. Đơn vị trinh sát do Lò Văn Hắc chỉ huy tiêu diệt 36 tên địch, bắt sống 1 tên, thu 38 súng các loại. Địch khiếp đảm mỗi khi nghe tên đội Trung Dũng, trong đó có tiểu đội trưởng trinh sát Lò Văn Hắc. Sau chiến thắng ở Bản Đán, đội Trung Dũng đánh vào đồn Pom Lạy. Trận đánh gay go, ác liệt. Địch dùng hỏa lực chặn ta, tiểu đội Lò Văn Hắc phối hợp với tiểu đội Hà Văn Ắng chia 2 mũi bí mật áp sát mục tiêu, diệt địch. Lò Văn Hắc xung phong diệt hỏa lực địch tạo điều kiện cho ta tấn công. Đồng chí hy sinh trong tiếng hô xông lên tiêu diệt địch, giải phóng Chiềng Lương.
Ngày 11 tháng 6 năm 1999, Lò Văn Hắc được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: “Chân dung Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh - Xb năm 2002”
ANH HÙNG VÀNG LÝ TẢ (LIỆT SĨ)
Anh hùng Vàng Lý Tả sinh năm 1926, dân tộc H’Mông, quê ở xã Kim Bon, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Khi hy sinh, đồng chí là liên lạc viên của huyện.
Vàng Lý Tả sinh ra và lớn lên tại một miền quê hẻo lánh vùng cao Tây Bắc của Tổ quốc. Sớm nhận biết nỗi đau của người dân mất nước, chứng kiến sự chà đạp của thực dân, phong kiến đối với dân làng, mặc dù không được học hành - gia đình là bần nông - nhưng được cán bộ Việt Minh giác ngộ, Vàng Lý Tả nhiệt tình tham gia cách mạng. Năm 1947, phong trào cơ sở Đảng hoạt động tại quê nhà, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, đồng chí tích cực hoạt động cùng với cán bộ kháng chiến. Suốt 5 năm hoạt động (từ 1947 đến 1951), Vàng Lý Tả đã vận động các gia đình nghèo khó nuôi giấu cán bộ và trở thành cơ sở cách mạng. Do đồng chí tin tưởng vào tương lai của cách mạng và khéo léo tuyên truyền vận động, nên cả gia đình và làng xóm đều đi theo cách mạng. Vàng Lý Tả làm liên lạc, chạy công văn, thư từ bí mật từ huyện đến xã, được cán bộ tin cậy, không bao giờ để mất mát, nhầm lẫn tài liệu. Không chỉ làm liên lạc, đổng chí còn kết hợp đi thu thập tin tức hoạt động của địch về báo cáo cho cơ sở, vì vậy cơ sở hoạt động có hiệu quả, an toàn. Tháng 8 năm 1951, bị một số phần tử xấu chỉ điểm nên đổng chí bị địch bắt. Chúng đánh đập đổng chí cực kỳ dã man (dội nước sôi vào đầu, tẩm dầu vào tay đốt, nhúng tay vào a xít...) nhưng Vàng Lý Tả không hề hé răng khai báo, quyết bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân. Không khuất phục được, giặc đem đồng chí đi xử bắn. Vàng Lý Tả đã anh dũng hy sinh. Đồng chí là tấm gương sáng của đồng bào dân tộc Phù Yên nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.
Ngày 11 tháng 6 năm 1999, Vàng Lý Tả được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: “Chân dung Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh - Xb năm 2002”
ANH HÙNG ĐINH TỶ (LIỆT SĨ)
Anh hùng Đinh Tỷ sinh năm 1920, dân tộc Mường, quê ở xã Tân Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Khi hy sinh, đổng chí là đảng viên, chiến sĩ du kích xã Tân Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Năm 1947, Đinh Tỷ được giác ngộ, anh đã tình nguyện tham gia lực lượng du kích trung kiên của xã. Đinh Tỷ đã tích cực vận động nhân dân ủng hộ cách mạng tiền, của tham gia phục vụ chiến đấu và chiến đấu bảo vệ làng bản. Đinh Tỷ đã đánh hàng chục trận, diệt và làm bị thương hàng chục tên địch. Năm 1949, Đinh Tỷ bị bắt tại nhà, chúng đánh đập, tra khảo anh rất dã man làm gãy một cánh tay nhưng vẫn không khai thác được gì. Quân địch đưa Đinh Tỷ vể đồn Vạn Yên tiếp tục tra tấn, chúng đánh gãy nốt cánh tay còn lại vẫn không khuất phục được anh. Ngày 17 tháng 5 năm 1949, địch dổn nhân dân xã Tân Phong đến xem chúng hành quyết Đinh Tỷ hòng làm nhụt ý chí đổng bào ta. Địch đổ dầu vào người anh rồi châm lửa đốt. Khi lửa tắt, Đinh Tỷ vẫn chưa chết, anh còn hô: Hổ Chủ tịch muôn năm! Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm. Thà chết không để mất nước! Tấm gương hy sinh oanh liệt của Đinh Tỷ đã để lại trong lòng người dân Phù Yên niềm tiếc thương vô hạn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Ngày 31 tháng 7 năm 1998, Đinh Tỷ được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: “Chân dung Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh - Xb năm 2002”
ANH HÙNG ĐINH ĐỨC DỪA
Đinh Đức Dừa, sinh năm 1948, dân tộc Mường, quê ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đổng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 3 đặc công nước, thuộc đoàn 962, quân khu 9, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 12 năm 1968, đến tháng 4 năm 1975 Đinh Đức Dừa chiến đấu ở chiến trường tây nam bộ, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tiến công địch, đã đánh 16 trận, đánh chìm 10 tàu, 2 thuyển vận tải quân sự đánh sập 2 cầu diệt hơn trăm tên địch.
Ngày 7 tháng 7 năm 1972, Đinh Đức Dừa vượt qua nhiều tuyến phòng thủ kiên cố của địch để nghiên cứu và đánh căn cứ nổi tại Năm Căn (Cà Mau); kết quả đổng chí đã đánh chìm 1 tiểu pháo hạm lập công xuất sắc.
Ngày 30 tháng 10 năm 1972, Đinh Đức Dừa kiên trì bám mục tiêu (1 chiếc cầu ở Năm Căn), theo dõi nắm vững qui luật hoạt động của địch và đề ra phương án tác chiến chính xác. Khi vào đánh, Đinh Đức Dừa vào cách mục tiêu 500 mét, một tổ viên đi cùng bị ốm đột ngột phải nằm lại, đổng chí vẫn quyết tâm đưa thuốc nổ vào đánh sập 2 nhịp cầu rồi quay ra dìu đổng đội về nơi an toàn.
Đinh Đức Dừa được tặng thưởng 12 Huân chương Chiến công giải phóng (có 2 hạng nhất), 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 12 lần là Dũng sĩ.
Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đinh Đức Dừa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: “Anh hùng lực lượng vũ trang các dân tộc thiểu số Việt Nam - Xb năm 1997”
ANH HÙNG ĐÈO VĂN KHỔ
Đèo Văn Khổ, sinh năm 1937, dân tộc Thái, quê ở xã Chiềng La, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng, tiểu đội 2, tiểu đoàn 51, Quân khu Tây Bắc, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Đèo Văn Khổ xuất thân trong gia đình bần nông, ở một xã có phong trào cách mạng cao, hồi kháng chiến chống Pháp là vùng cơ sở của cán bộ và bộ đội đi về hoạt động trong thời kỳ địch tạm chiếm. Quê hương đồng chí bị địch chà đi sát lại nhiều lần, nhưng chúng không sao dập tắt được lòng yêu nước của đồng bào. Truyền thống quật cường bất khuất đó của địa phương đã thúc giục Đèo Văn Khổ cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
Tháng 4 năm 1962, Đèo Văn Khổ nhập ngũ. Sau những năm rèn luyện gian khổ và tiễu phỉ ở Tây Bắc, năm 1965 đổng chí được cử vào quân tình nguyện chiến đấu ờ chiến trường Lào.
Trong 2 năm 1965, 1966 Đèo Văn Khổ đã tham gia 6 trận chiến đấu, trận nào cũng nêu cao tinh thần ngoan cưòng, dũng cảm, kiên quyết đánh định đến cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong trận phòng ngự Mường Ngàn, Đèo Văn Khổ đã cùng trung đội phó và 3 chiến sĩ nhận nhiệm vụ phòng ngự chốt giữ mỏm 1 Phu - cút, phối họp với 6 đổng chí bạn Lào. Yêu cầu của trên là phải giữ vững mỏm 1 làm bàn đạp cho chủ lực vận động tới chiếm lại mỏm 3 bị mất ngày 15 tháng 3 năm 1966. Quân địch sau khi đã chiếm được hai mỏm (mỏm 2 và 3) cùng dốc sức cố chiếm nốt toàn bộ Phu - cút, do đó cuộc tranh chấp mỏm 1 rất ác liệt. Địch tập trung pháo, ngày đêm bắn phá, ngoài ra còn huy động 8 máy bay oanh tạc, mỗi ngày bắn phá vào mỏm 1 từ 6 đến 8 lần, kết hợp với nhiều đợt tiến công dữ dội bằng lực lượng bộ binh. Mặt đồi nhiều chỗ bị san bằng, công sự và chiến hào nhiều đoạn bị phá hỏng, cỏ cây bị đốt trụi. Tính ra mỗi mét vuông có 60 quả bom, đạn đại bác, rốc - két bắn vào. Lực lượng phòng ngự của ta đã bị thương vong một số.
Ngày 18 tháng 3 năm 1966, địch lại tổ chức nhiều đợt tiến công lên, nhưng đểu bị đánh bật. Trong các đợt chiến đấu giằng co ác liệt với địch, đồng chí luôn luôn là tấm gương chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, cổ vũ mọi người. Mỗi lúc gay go, Đèo Văn Khổ thường tranh thủ đến gặp từng người động viên, giữ vững quyết tâm và bàn kế hoạch kiên quyết giữ vững trận địa. Sau mỗi đợt đánh lui quân địch, đổng chí lại cùng bộ độỉ bạn kịp thời rút kinh nghiệm, đề ra kế hoạch tác chiến mới, rổi cùng nhau sửa công sự, chuẩn bị cho đợt chiến đấu tiếp sau.
Ngày 19 tháng 3 năm 1966, địch lại tập trung phi pháo bắn dữ dội vào trận địa ta. Hầu hết anh em đều bị ù tai, chóng mặt, choáng váng vì bom đạn địch. Các hỏa lực quan trọng trên trận địa như súng cối, đại liên, ĐKZ đều bị phá hủy; lực lượng ta chỉ còn lại 2 người: Đèo Văn Khổ và 1 chiến sĩ nữa với 1 trọng liên, 1 tiểu liên, phối hợp với 4 người bên lực lượng bạn còn lại. Thấy hỏa lực ta yếu, bộ binh địch mở cuộc tiến công quyết liệt, liều chết xông lên và chúng đã chiếm được một đoạn chiến hào làm bàn đạp. Kiên quyết giữ vững bằng được trận địa, Đèo Văn Khổ mưu trí, anh dũng và linh hoạt, vừa đánh vừa hô nghi binh, cổ vũ tinh thần đổng đội, vừa bắn hướng này, vừa cơ động nhanh như sóc sang hướng khác, áp đảo tinh thần địch. Khẩu súng trong tay đồng chí rung lên dữ dội, trút đạn vào quân địch. Hoảng sợ trước sức tiến công mãnh liệt của Đèo Văn Khổ và hoang mang, tưởng lực lượng ta chiếm giữ trận địa còn nhiều, địch vội bỏ chạy tán loạn rút khỏi chiến hào, bỏ lại 7 xác chết cùng một số vũ khí. Vừa lúc đó, lực lượng chủ lực của ta đã kịp vận động đến, phản công chiếm lại toàn bộ Phu - cút ngày 20 tháng 3 năm 1966.
Ngoài tinh thần kiên quyết chiến đấu, dũng cảm mưu trí, Đèo Văn Khổ còn gương mẫu, tận tụy trong công tác, có tinh thần thưong yêu đổng chí, đổng đội, khiêm tốn, đoàn kết với bạn, dìu dắt nhau cùng lập công trong chiến đấu. Đổng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 bằng khen, 3 giấy khen.
Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Đèo Văn Khổ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: “Anh hùng lực lượng vũ trang các dân tộc thiểu số Việt Nam - Xb năm 1997”
ANH HÙNG CÀ VĂN KHUM (LIỆT SĨ)
Cà Văn Khum, sinh năm 1942, dân tộc Thái, quê ở bản Gióng, xã Chiềng Cơi, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là trung úy, phân đội phó đặc công thuộc đoàn 31, bộ đội tình nguyện chiến đấu ở Lào, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Cà Văn Khum hiểu rõ nhiệm vụ quốc tế cao cả của Đảng đối với cách mạng nước bạn, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, không sợ khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Tháng 4 năm 1964, Cà Văn Khum làm nhiệm vụ trinh sát, nắm tình hình địch ở các vị trí Mường Ngàn, Tha Viêng, Tha Thơm. Mặc dù địch canh phòng cẩn mật, ở các đường ra vào xung quanh gần vị trí chúng thường xuyên tuần tra, phục kích, bố trí gài mìn, đồng chí vẫn mưu trí, tìm cách đột nhập các vị trí nhiều lần, nắm tình hình địch đầy đủ, báo cáo lên cấp trên hạ quyết tâm chính xác khi mở chiến dịch.
Ngày 5 tháng 1 năm 1966, đon vị đánh đồn Tông Sơ. Vừa có lệnh nổ súng, Cà Văn Khum nhanh chóng tiếp cận, ngay phút đầu cùng tổ mũi nhọn diệt 3 tên địch. Sau đó đánh sâu vào trong đồn, góp phần với đơn vị kết thúc thắng lợi trận đánh.
Ngày 2 tháng 2 năm 1967, đơn vị đánh sân bay Luông Pra-băng lần thứ nhất. Trong thời gian chuẩn bị cho trận đánh, Cà Văn Khum 4 lần cải trang giả địch, vào tận trong sân bay điểu tra quân số, hỏa lực của địch. Do nắm chắc tình hình địch như vậy, nên khi nổ súng đánh sân bay, đổng chí dẫn đầu và chỉ huy tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu diệt gọn các mục tiêu trên giao, diệt 30 tên địch, tạo thuận lợi cho đơn vị phá hủy 9 máy bay T.28, 2 máy bay lên thẳng, 150 tấn bom, một nhà máy điện và diệt 65 tên địch khác. Tháng 3 năm 1967, trong trận chống càn ở Pắc Ngà, Cà Văn Khum chỉ huy tổ đánh rất dũng cảm, luôn luôn bám sát địch, diệt 10 tên, làm bọn địch hoảng hốt chạy tán loạn.
Ngày 16 tháng 7 năm 1967, trong trận đánh sân bay Luông Pra-băng lần thứ hai, mặc dù thấy bọn dịch đi tuần tra đến cách nơi bố trí 15 mét, nhưng chưa có lệnh nổ súng. Cà Văn Khum vẫn bình tĩnh, mưu trí tìm cách che mắt địch để giữ bí mật. Khi có lệnh, đồng chí xung phong ngay, nhanh chóng dùng bộc phá phá hủy 3 máy bay địch, góp phần cùng đơn vị phá hủy 17 chiếc khác, 2 xe ô tô vận tải, 2 xe húc, 1 nhà máy điện, 100 tấn bom, đánh sập 1 chiếc cầu diệt hơn 40 tên địch.
Tháng 2 năm 1969, Cà Văn Khum đi trinh sát vị trí Long Chẹng (Xiêng Khoảng). Mặc dù bọn địch canh gác nghiêm ngặt, đặt nhiều ổ phục kích, các đường ra vào đều có bố trí nhiều mìn, tổ trinh sát của đồng chí vẫn khắc phục khó khăn, nguy hiểm và điều tra, nghiên cứu hàng tháng liền. Nhiều khi liên tục 5, 6 ngày đêm mất ngủ, ăn đói, nhưng anh em trong tổ vẫn động viên nhau kiên trì bám địch, nhờ đó đã nắm tình hình địch được chính xác, chặt chẽ, kịp thời báo cáo lên cấp trên.
Ngày 24 tháng 5 năm 1969, trong trận đánh vị trí Đồi Tháp, mặc dù bị thương nặng đồng chí vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu và anh dũng hy sinh trên trận địa.
Cà Văn Khum luôn luôn nêu cao tinh thần xung phong gương mẫu về mọi mặt, hết lòng đoàn kết, giúp đỡ đồng đội, được anh em tin tưởng, mến phục.
Đổng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.
Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Cà Văn Khum được Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: “Anh hùng lực lượng vũ trang các dân tộc thiểu số Việt Nam - Xb năm 1997”
ANH HÙNG VI VĂN PỤN
Vi Văn Pụn, sinh năm 1943, dân tộc Thái, quê ở xã Thường Tiến, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đổng chí là thiếu úy, đại đội phó bộ binh thuộc tiểu đoàn 5, trung đoàn 148, sư đoàn 316, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1965, đến tháng 12 năm 1972, Vi Văn Pụn làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, chiến đấu dù tình huống khó khăn ác liệt như thế nào cũng bình tĩnh dũng cảm và mưu trí, đã tham gia đánh 46 trận, để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tháng 12 năm 1968, Vi Văn Pụn cùng 5 chiến sĩ làm nhiệm vụ chốt ở Nà Khẳng. Hàng ngày địch cho nhiều lần chiếc máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực chốt. Có ngày chúng bán phá từ 7 giờ đến 18 giờ, 5 chiến sĩ bị thương súng đại liên bị hỏng. Trong khi đó, bộ binh địch chia làm nhiều mũi đánh lên chốt. Tuy chỉ còn một mình, Vi Văn Pụn vẫn bình tĩnh mưu trí, khéo nghi binh lừa địch, chiến đấu rất dũng cảm, diệt tại chỗ 11 tên, bắn bị thương một số khác, đánh lùi 4 đợt tiến công của địch, bảo vệ được thương binh giữ vững được trận địa.
Ngày 7 tháng 2 năm 1971, Vi Văn Pụn cùng hai đồng đội đi nghiên cứu địa hình ở điểm cao Phu Seo. Lúc 14 giờ 2 máy bay T28 bay thấp và lượn nhiều vòng quanh khu vực. Không bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt địch đổng chí chỉ huy bắn rơi 1 chiếc.
Cùng ngày, địch cho một tiểu đoàn bộ binh, có máy bay, pháo binh yểm hộ, chia làm nhiều mũi tiến công lên chốt, đổng chí chỉ huy tiểu đội chiến đấu dũng cảm phát huy hỏa lực mạnh mẽ, đánh lui 3 đợt tiến công của địch diệt 32 tên, giữ vững chốt. Trận này đổng chí sử dụng trung liên diệt 15 tên.
Ngày 11 tháng 3 năm 1971, Vi Văn Pụn cùng 10 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ hang đá ở cánh đổng Hin Tạng. Phát hiện được cửa hang, địch cho hàng chục lần chiếc máy bay ném bom, đánh phá xung quanh hang, đổng thời cho một tiểu đoàn bộ binh bao vây. Suốt 3 ngày đêm liên tục, địch dùng mọi thủ đoạn như bắn B90, dùng mìn phóng, ném lựu đạn, phun chất cay vào hang, kêu gọi các chiến sĩ ra đầu hàng. Trước tình hành gay go, ác liệt, Vi Văn Pụn luôn luôn đi sát cùng với các chiến sĩ tích cực động viên mọi ngưòi giữ vững quyết tâm, chiến đấu đến cùng. Thấy không kết quả chúng dùng khối lượng lớn thuốc nổ đánh sập cửa hang rồi bỏ đi. Đổng chí là một trong những người tích cực nhất, đục bới cửa hang. Kết quả cả 11 ngưòi đều thoát ra ngoài an toàn.
Vi Văn Pụn luôn tích cực góp phần xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, gương mẫu trong công việc, khiêm tốn, giản dị, được anh em tin yêu.
Đổng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 7 bằng khen và giấy khen, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng.
Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Vi Văn Pụn được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: “Anh hùng lực lượng vũ trang các dân tộc thiểu số Việt Nam - Xb năm 1997”