global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

So sánh khung phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ (LCC) và khung phân loại Thập phân Dewey (DDC)

Thứ ba - 06/05/2014 22:27 3.351 0
Tóm tắt: Trong hoạt động thông tin – thư viện, phân loại tài liệu đóng một vai trò rất quan trọng. Nó giúp các cơ quan thông tin - thư viện trong việc kiểm soát thư mục, tổ chức bộ máy tra cứu theo phân loại, biên soạn thư mục, tổ chức kho mở, phục vụ cho việc tìm tin. Tuy nhiên, để có thể tiến hành công tác này đòi hỏi các thư viện phải sử dụng công cụ, đó chính là các khung phân loại. Hai khung phân loại hiện nay được sử dụng rộng rãi nhất tại các thư viện trên thế giới phải kể đến LCC và DDC. Mặc dù đều bắt nguồn từ Mỹ nhưng 2 khung phân loại này vẫn có sự khác biệt về bản chất và cấu trúc.
Ngày nay, hai khung phân loại đã và đang thống trị trong vương quốc phân loại thư viện đó chính là LCC và DDC. Người ta đã ví chúng như “Hoàng đế” và “Nữ hoàng” bởi phạm vi ứng dụng rộng rãi của chúng. Mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ nhưng LCC và DDC đã vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ và đang song hành với nhau chiếm lĩnh vị trí quan trọng về dữ liệu thư mục trong những kho tài liệu cũng như cơ sở dữ liệu khổng lồ của các thư viện trên thế giới.
Khung phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ được bắt đầu nghiên cứu vào năm 1899 bởi Herbet Putman cùng ng­ười tư­ vấn của ông là C-harles Martel và xuất bản lần đầu vào năm 1901. Ban đầu, LCC được thiết kế cho riêng Thư viện Quốc hội Mỹ. Nhưng sau này, LCC ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều thư viện. Hiện nay, nó đang trở thành khung phân loại được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống thư viện đại học và viện nghiên cứu trên thế giới.
Khung phân loại thập phân Dewey do nhà toán học người Mỹ Mevil Louis Konsuth Dewey (1851-1931) bắt đầu ý tưởng biên soạn vào năm 1973 và xuất bản lần đầu tiên trên Tạp chí Thư viện vào năm 1976. DDC ra đời đã tỏ ra rất phù hợp với hệ thống thư viện công cộng và thư viện trường học. Về sau nhờ mở rộng số lượng mục từ trong bảng chính và hợp lí hóa các phương pháp tổng hợp, DDC trởthành khung phân loại mang đầy đủ ba tính chất: liệt kê, tổng hợp và phân cấp và được sử dụng nhiều trong thư viện đại học.
Mặc dù có nguồn gốc từ Mỹ nhưng hai khung phân loại này lại khác nhau về bản chất và cấu trúc. Để giúp các thư viện có thể tìm hiểu và đánh giá cặn kẽ hơn, chúng ta sẽ cùng phân tích, so sánh đặc điểm của hai khung phân loại này.

LCC   DDC
Nguồn gốc
LCC được thiết kế chỉ cho Thư viện Quốc hội Mỹ nên những tính chất đặc biệt của Thư viện này ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của khung phân loại. Thư viện Quốc hội Mỹ gồm rất nhiều bộ sưu tập và những kho sách riêng biệt. Do vậy khung phân loại LCC được cấu tạo là sự kết hợp của nhiều bảng phân loại riêng lẻ cho từng môn loại cụ thể.   DDC được biên soạn bởi nhà toán học Mevil Dewey. DDC được áp dụng cho tất cả các loại hình thư viện có kích cỡ khác nhau với những tóm tắt và hướng dẫn cho các thư viện ở mọi loại hình như: thư viện công cộng, thư viện trường học và thư viện trường đại học.
Hế thống ký hiệu
Ký hiệu LCC là ký hiệu hỗn hợp bao gồm cả chữ cái Latinh và chữ số Ả Rập.
- Những chữ cái đơn được dùng làm lớp chính
Ví dụ: M - Âm nhạc
- Hai, ba chữ cái đứng liền nhau để chỉ lớp chia nhỏ của lớp chính đó
Ví dụ:
ML - Tính văn học trong âm nhạc
- Những chữ cái này kết hợp với số tạo thành một ký hiệu phân loại hoàn chỉnh
Ví dụ:
       Q               Khoa học
       QA            Toán học
       QA76         Khoa học máy tính
       QA76.73    Ngôn ngữ lập trình
 
 
 
 
  Ký hiệu DDC là ký hiệu đồng nhất số bao gồm những số Ả Rập và số thập phân.
Ký hiệu có ít nhất 3 chữ số vì lớp chính có cấu tạo ký hiệu 000 – 900 (Chữ số đầu tiên trong ba chữ số biểu thị nội dung của lớp chính).
Ví dụ: 300 - Khoa học xã hội (chứ không phải là 3 hay 30).
Mỗi lớp chính lại được chia thành 10 phân lớp (Chữ số thứ 2 chỉ ra đề mục phân lớp cấp 2)
Mỗi phân lớp lại được chia thành 10 phân đoạn (Chữ số thứ 3 chỉ ra đề mục phân đoạn cấp 3)
Tiếp theo ở các bậc chi tiết hơn được phân chia theo nguyên tắc thập phân
Chính vì vậy, ký hiệu phân loại DDC có thể lên tới 12 chữ số hoặc nhiều hơn.
Ví dụ: Ký hiệu 016.9100917242 – Sự giàu có của một quốc gia và danh mục những điểm du lịch
Ký hiệu chi tiết và ngắn gọn   Ký hiệu phức tạp và dài
LCC là khung phân loại rất thực tế. Mục đích của nó là dùng để sắp xếp tài liệu trong kho tài liệu Thư viện Quốc hội Mỹ. Do vậy, hệ thống phân loại được các chuyên gia sắp xếp với thái độ kiên định phục vụ cho nhu cầu sưu tầm của Thư viện Quốc hội Mỹ. Trật tự và phần mở rộng của các lớp chia phụ thuộc vào nội dung của cuốn sách nên ký hiệu định ra chủ yếu dựa vào nội dung cuốn sách chứ không phải là những bản tóm tắt.   DDC là khung phân loại thứ bậc, đi từ chung đến riêng, từ tổng quát đến cụ thể và từ lý thuyết đến thực hành.
Sự phân cấp theo thứ bậc của DDC được thể hiện qua độ dài của ký hiệu: Ký hiệu phân loại kéo dài từ trái sang phải; lớp chia nhỏ được cấu tạo bằng cách thêm vào bên phải ký hiệu của lớp trực tiếp trên nó một chữ số.
 Những ký hiệu có chữ số ngắn hơn sẽ được coi là phân cấp cao hơn so với ký hiệu phân loại có chữ số dài hơn.
Ví dụ:
     620         Kĩ thuật
     621         Vật lý ứng dụng
     621.1      Kỹ thuật hơi nước
     621.12    Đầu xe lửa
     621.132   Các loại đầu xe lửa cụ thể
Cấu trúc
LCC chia các môn loại tri thức thành 20 mục chính bằng việc sử dụng 21 chữ cái từ A-Z. Mỗi chữ cái đóng vai trò là một lớp chính, trong mỗi lớp chính lại chia chi tiết hơn bằng chữ cái thứ 2.
Ví dụ: Trong lớp A – Tổng loại có thể chia chi tiết từ AA – AZ.
Trong mỗi lớp chi tiết đó lại có thể chia chi tiết hơn bằng việc thêm số Ả Rập từ 1 đến 9999
  DDC chia các môn loại tri thức thành 10 lớp chính có ký hiệu từ 000 – 900. Mỗi lớp lại được chia nhỏ thành 10 phân lớp. Mỗi phân lớp đó lại được chia thành 10 phân đoạn nhỏ hơn nữa, và cứ như vậy các lớp lại được phân chia chi tiết hơn bằng việc sử dụng nguyên tắc thập phân.
Ví dụ: Trong lớp 300 - Khoa học xã hội có thể chia thành các phân lớp từ 300 – 390. Trong mỗi phân lớp đó lại có thể chia nhỏ thành các phân đoạn từ 330 – 339 và tiếp sau là dùng số thập phân để chia nhỏ tiếp.
          330       Kinh tế học
          332       Kinh tế tài chính
          332.4    Tiền tệ
          332.42   Giá trị tiền tệ                                                                        
Việc mở rộng khung phân loại có thể được thực hiện bằng 3 cách:
- Để trống một số vị trí trong khung phân loại: 5 chữ cái I, O, W, Y, X được để trống để dành cho 5 lớp. Nếu dùng cả những lớp này thì khung phân loại sẽ có 25 lớp chính. Trong lớp nhỏ còn rất nhiều chữ cái chưa được dùng, cũng giống như chữ số Ả Râp (1-9999) của lớp chia nhỏ hay lớp chia nhỏ chi tiết cũng chưa được dùng đến
- Thêm 1 chữ cái vào mục chia nhỏ thứ cấp
Ví dụ: Trong mục Vật lý có ký hiệu QC462 – Quang phổ của những nguyên tố đặc biệt, A-Z, B4 chất Berily, C8 Đồng
- Tạo ra lớp thập phân cho lớp chia nhỏ thứ cấp
Ví dụ: QP88 - Chuỗi sinh học đại cương có thể chia nhỏ hơn là QP88.2-Xương, QP88.3-Tóc, QP88.5-Da
  Việc mở rộng khung phân loại được thực hiện bằng cách thêm vào đằng sau ký hiệu đề mục dấu chấm thập phân và các số từ 1 đến 9. Dấu chấm thập phân được đặt sau chữ số thứ 3 nếu hệ thống ký hiệu dài hơn 3 chữ số.
Ví dụ :
    600            Công nghệ
    630            Nông nghiệp
    631            Trang thiết bị nông nghiệp
    631.4         Khoa học đất
    631.401    Triết lý và lý thuyết
 
LCC không cung cấp hệ thống bảng phụ chung cho toàn khung phân loại mà mỗi lớp lại có hệ thống bảng phụ riêng. Mỗi bảng phụ đều có ý nghĩa riêng đối với mỗi lớp khi nó kèm theo, đôi khi còn tham chiếu đến chủ đề ở những lớp khác
Mỗi lớp trong LCC đều được cấu tạo bao gồm các phần  sau:
1.             Phần mở đầu
2.             Outline sơ lược thể hiện các lớp phụ
3.             Outline chi tiết thể hiện các phân lớp
4.             Bảng chính
5.             Những bảng trợ ký hiệu
6.             Phần chỉ mục
Điều này đã tạo sự cồng kềnh trong khung phân loại và không đảm bảo tính thống nhất, dễ nhớ trong việc sử dụng ký hiệu.
  DDC có hệ thống bảng phụ dùng chung cho toàn khung phân loại.
Với việc xây dựng hệ thống bảng phụ này đã giúp cho DDC có một số ưu điểm:
- Làm cho hệ thống ký hiệu của DDC thống nhất về nội dung và hình thức, dễ nhớ, dễ sử dụng
- Rút ngắn khối lượng mà vẫn không làm giảm số lượng các đề mục trong khung phân loại.
Ví dụ: Các tài liệu thuộc dạng Từ điển đều có ký hiệu là 03. Điều này giúp cán bộ phân loại rất dễ nhớ.                               
Ở LCC, trong mỗi môn loại chính, các đề mục, tiểu mục được sắp xếp theo các khía cạnh sau:
            1. Các loại mục hình thức (từ điển, tạp chí,…)
            2. Lý thuyết, triết học
            3.Lịch sử
            4. Các hiệp ước
            5. Luật pháp, nội quy
            6. Học tập và giảng dạy
            7. Các chủ đề đặc biệt
 
 
  Trong DDC, các khía cạnh hình thức của tài liệu và đề tài của nội dung tài liệu được phản ánh trong bảng tiểu phân mục chung. Cụ thể:
    01 Triết học và lý thuyết
    02 Hợp tuyển
    03 Từ điển, bách khoa toàn thư, sách chỉ dẫn, mục lục, hồi ký
    04 Bỏ trống
    05 Ấn phẩm định kỳ
    06 Tổ chức và quản lý
    07 Giáo dục, nghiên cứu và đề tài liên quan
    08 Lịch sử và mô tả các loại nhân vật
    09 Lịch sử, địa lý, nhân vật (tiểu sử)
Những số trên được đặt đằng sau ký hiệu chủ đề
Ví dụ:   330      Kinh tế
            330.1    Lý thuyết kinh tế
Ở đây, số thập phân “1” có nghĩa là Lý thuyết
Về mục chia địa lý, có vài cách xử lý được tìm thấy trong LCC:
- Tạo ra một dãy số được để thay thế
       HJ3370-3374  Thuế của Canada
       HJ3375-3379  Thuế của Mehico
- Để trống một số và chỉ dẫn cho cán bộ phân loại bảng tra ký hiệu cho những quốc gia đó để điền vào chỗ trống
      HJ5321-5322  Mỹ, thuế, giấy phép, tem thuế
      HJ5323-5374  Nhà nước, bảng 2
- Chia quốc gia theo vần chữ cái
Ví dụ: Mục D – Lịch sử
       Algeria     .A4
       Arabia      .A6
       Belgium   .B4
       Brazil       .B7
       Canada    .C2
Ví dụ:
Một tác phẩm nói về Chữ thập đỏ của Bỉ trong chiến tranh thế giới thứ 2 có phân loại là D807.B4. Những số này được sắp xếp từ A-Z.
Những bảng tra địa lý này không thống nhất vì mỗi lớp lại có cách phân chia khác nhau
  DDC cung cấp bảng tra khu vực có thể áp dụng bất cứ lúc nào cần thiết. Bảng tra khu vực được sắp xếp như sau:
    - 3 Thế giới cổ đại
    - 4  Châu Âu
    - 5  Châu Á
    - 6  Châu Phi
    - 7  Bắc Mỹ
    - 8  Nam Mỹ
    - 9  Các vùng khác trên thế giới
Ví dụ:
Cuốn sách nói về điều kiện kinh tế Hồng Kông sẽ có phân loại là 330.95125. Số 95125 là ký hiệu của Hồng Kông
Sắp xếp các tác phẩm văn học ở  LCC bỏ qua hình thức, sự khác biệt về ngôn ngữ, xuất bản định kỳ, tác giả
        P                           Văn học
        PR                        Văn học Anh
        PR1850 – 1954    Chaucer
PR1850-1954 bao gồm toàn bộ tác phẩm của Châu Âu (nguồn gốc, phóng tác, dịch, sưu tầm, sự pha tạp giữa chúng). Xuất bản phẩm định kỳ, từ điển, mục lục, thư mục, tác giả, nguồn gốc của tác phẩm, ảnh hưởng, phê bình, phỏng vấn, ngôn ngữ và tất cả những tài liệu nói về Chaucer được tìm thấy ở một nhóm trên giá.
  Trong DDC, tác phẩm văn học được sắp xếp theo hình thức thơ, kịch, viễn tưởng, xuất bản phẩm định kỳ
Ví dụ: 8            Văn học
           82          Văn học Anh
           821        Thơ Anh
           821.1     Thơ Anh thời kỳ đầu
           821.17   Chaucer
Theo cách sắp xếp này thì tất cả những tác phẩm thơ Anh thời kỳ đầu đều được xếp vào một chỗ, mặc dù thơ của Chaucer xếp ở mục phân loại 821.17 nhưng thư mục và những bài phê bình tác phẩm của ông lại được xếp vào mục phẩn loại 928 và sách về nước Anh của ông lại được xếp vào 942.037, thậm chí là 914.21. Với cách này thì những tác phẩm về Chaucer bị xếp ở nhiều nơi trên giá
Điểm mạnh
LCC được cập nhật thường xuyên. Do cấu tạo của LCC, mỗi tập là một khung phân loại hoàn chỉnh về một ngành khoa học nên việc cập nhật những chủ đề khoa học mới rất dễ dàng cũng như dễ thích nghi hơn. Việc thêm và thay đổi trong LCC được xuất bản hàng quý và những trang phụ cho mỗi tập được xuất bản riêng rẽ và tự hoàn thiện đã tạo ra một giá trị vô giá đối với các thư viện đặc biệt. Hơn thế nữa, LCC là khung phân loại rất chi tiết và toàn diện   Việc xây dựng cấu trúc khung phân loại với đầy đủ các bộ phận và các bảng tra, Dewey đã tạo ra các công cụ trợ giúp hữu hiệu trong quá trình sử dụng DDC.
Ví dụ: Tập đầu của DDC gồm có bảng hướng dẫn sử dụng DDC và lời giới thiệu nên có thể sử dụng một cách dễ dàng
Hạn chế
Để phân loại các bộ sưu tập của Thư viện Quốc hội Mỹ thì LCC đạt hiệu quả rất cao. Nhưng khi áp dụng vào các thư viện khác thì LCC có hạn chế trong việc liệt kê các chủ đề, sự phân chia không đồng đều giữa các lớp phân loại và thiếu một mục lục hoàn chỉnh cho toàn bộ khung phân loại. Mục lục chính là danh sách các thuật ngữ được sử dụng trong khung phân loại với những chú thích kèm theo, nó được coi như phần thêm của khung phân loại.
Nhiều thư viện đã thấy những mục không phù hợp như mục H - Khoa học xã hội chiếm 1/6 số lượng ký hiệu trong khung phân loại. Hơn thế nữa lại không có hướng dẫn sử dụng gây khó khăn cho cán bộ phân loại
  DDC có một vài lỗi nhưng rào cản lớn nhất đó là việc phát triển khung phân loại khi khoa học phát triển. Như chúng ta đã biết nguyên tắc thập tiến chỉ cho phép DDC chia nhỏ các khái niệm ra đến 10 lớp. Mặc dù, DDC đã cố gắng khám phá trật tự trong các ký hiệu và khắc phục điều này bằng 9 vị trí cho mỗi lớp phân chia. Tuy nhiên, do các ngành khoa học phát triển quá nhanh và yêu cầu về sự cập nhật thường xuyên đã tạo ra gánh nặng cho khung phân loại và kết quả là ký hiệu phân loại DDC quá dài
Các chủ đề sắp xếp chưa phù hợp
Ví dụ:
GV -  Sự tái tạo lại xếp cùng lớp G  - Địa lý và nhân chủng học
QE - Địa chất lại tách riêng và xếp xa lớp G - Địa lý
  Các chủ đề sắp xếp chưa phù hợp
Ví dụ:
380 - Thương mại và 650 - Kinh doanh lại không xếp gần nhau
400 - Ngôn ngữ lại tách biệt với 800 - Văn học

Mỗi khung phân loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong thực tế, không có một khung phân loại nào là hoàn hảo và có thể phù hợp hoàn toàn với một thư viện cụ thể. Chính vì vậy, tùy theo đặc điểm, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ mà mỗi thư viện sẽ phải đưa ra lựa chọn khung phân loại sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng./.

Tác giả bài viết: Đinh Thị Thúy Quỳnh

Nguồn tin: H.D sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá thế nào về website thư viện tỉnh Sơn La?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay6,588
  • Tháng hiện tại152,481
  • Tổng lượt truy cập14,842,112
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây