global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

VIỆT NAM QUỐC SỬ KHẢO

Thứ năm - 11/10/2018 04:34 2.037 0

thinh

thinh
 
     Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy thăng trầm của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị và đã được phổ biến sâu rộng trong nhân dân với nhiều thể loại: thơ, phú, văn tế, truyện, ký, khảo cứu, diễn thuyết, và ở bất cứ loại nào, ông cũng đều để lại những tác phẩm xuất sắc, in rõ dấu ấn riêng của mình, và mang hơi thở của thời cuộc. Với bất cứ thể văn nào, ở vào hoàn cảnh nào, ngọn bút của ông cũng sục sôi một bầu nhiệt huyết, đến thẳng với con tim  người đọc, để giục dã và hối thúc họ dấn thân và hành động. Các tác phẩm của Phan Bội Châu như: Ngục Trung Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Việt Nam vong quốc sử, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca, trong đó Việt Nam Quốc sử khảolà một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu. Đây là một công trình biên khảo theo một chủ đề định hướng, tập trung khảo sát, bàn luận kỹ chủ đề bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc trước sự uy hiếp của ngoại bang.Trong một bài viết ngắn có tên Nước là gốc, in ở đầu sách “Việt Nam Quốc sử khảo” Phan Bội Châu viết... Tổ tông cha mẹ ta ở đâu ra, con cháu chắt chút ta nương tựa vào đâu, suy đi tính lại, chẳng phải là nước ta đó sao? Vậy, nước ta là tính mệnh của thân ta. Thân ta vì đâu mà có giá trị? Vì có nước. Nước mất thì giá trị ta thấp hèn. Thân ta vì đâu có quyền? Vì có nước. Nước mất thì quyền cũng không còn... Đây là tác phẩm nghiên cứu trọn vẹn tuy còn rất  sơ lược về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ đến thời cận đại. Tác phẩm gồm  10 chương:
Chương thứ nhất: Tổ quốc chúng ta.
Chương thứ hai: Nhân chủng, nhân khẩu nước ta.
Chương thứ ba: Địa lý, sản vật nước ta
Chương thứ tư: Những thời đại biến chuyển mà nước ta đã trải qua.
Chương thứ năm: Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí nước ta.
Chương thứ sáu: Những vị anh hùng thời trước chống ngoại xâm mưu độc lập.
Chương thứ bảy: Các võ nhân - văn sĩ nước ta.
Chương thứ tám: Sự gian khổ trong việc nước ta kinh lý Chiêm Thành và các xứ Man Mọi nơi biên giới qua các triều đại.
Chương thứ chín: Sự khuất nhục về ngoại giao của các triều đại nước ta.
Chương thứ mười: Đầu đuôi mối quan hệ giữa nước ta với người châu Âu
Xuyên suốt tác phẩm là một luồng tư tưởng yêu nước mạnh mẽ. Tư tưởng yêu nước đó được biểu hiện ở nhiều mặt. Có khi là một niềm tự hào đối với truyền thống đấu tranh oanh liệt của tổ tiên đó là Trưng Vương, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt… Có khi lại là một nỗi gắn bó thiết tha với tổ quốc non sông hùng vĩ. Lòng yêu nước đó lại còn được biểu hiện ra ngoài bằng một lòng căm giận đối với những kẻ đã xâm phạm đến lãnh thổ của cha ông để lại, đã làm tổn thương đến chủ quyền của dân tộc. Căm giận bọn bán nước bao nhiêu, Phan Bội Châu càng nể phục những bậc anh hùng liệt sĩ đã có công bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc bấy nhiêu. “Việt Nam Quốc sử khảo” đã dành những lời tốt đẹp và trang trọng vào bậc nhất khi nói đến tình yêu đất nước của Lê Thánh Tông kiên quyết không để “hở một thước núi, một tấc sông nào”, tới lòng yêu nước thương dân của Mạc Ngọc Liễn trước khi chết còn căn dặn con cháu “Nhất thiết không được mời người Minh vào nước mình để đến nỗi dân ta phải lầm than. Lòng yêu nước thiết tha của Phan Bội Châu là dùng văn thơ vào công việc cứu nước, dùng văn thơ để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia nổi dậy lật đổ ách thống trị của ngoại bang. Vì vậy mỗi cuối chương, luôn là những dòng kêu gọi, những lời thúc dục, để cổ vũ để khơi dậy lòng căm thù giặc trong nhân dân. Vì vậy toàn bộ tác phẩm đã toát ra một yêu cầu hành động mạnh mẽ, và đó chính là giá trị của cuốn sách.
     Trong những tác phẩm tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu, mà chủ đề bắt nguồn từ lịch sử dân tộc Việt, “Việt Nam Quốc sử khảo” có một bản sắc riêng. Tác phẩm này, không phải là một tiểu thuyết lịch sử như Trùng Quang tâm sử; không phải là truyện những người đồng chí đã hy sinh cho nghĩa lớn như Việt Nam nghĩa liệt sử, cũng không phải là một tác phẩm trong đó những xúc động mãnh liệt, những thuyết lý về nhân sinh nhiều khi lấn át phần sử liệu. Khác với những tác phẩm nêu trên, “Việt Nam Quốc sử khảo” mang tính sử học rõ rệt. Đây là một tài liệu truyền truyền cách mạng có giá trị trong kho tàng văn học yêu nước chống Pháp. Cho nên việc làm sống lại một tác phẩm yêu nước của một bậc tiền bối cách mạng là việc hết sức cần thiết.
     Các bạn hãy tìm đọc cuốn sách do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1962, tại Thư viện tỉnh Sơn La.
     Trân trọng giới thiệu./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thịnh

Nguồn tin: Thư viện tỉnh Sơn La

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn biết website thư viện tỉnh Sơn La từ nguồn nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay5,019
  • Tháng hiện tại133,554
  • Tổng lượt truy cập14,823,185
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây