global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

TRẦN TRỤI GIỮA BẦY SÓI

Thứ hai - 18/07/2016 13:09 1.219 0

co thinh

co thinh
 
        Brunô Apitz (1900 – 1979) xuất thân từ một gia đình công nhân, con người công nhân ấy đã hy sinh tất cả tuổi trẻ của mình trong các nhà tù, mới trở thành một nhà văn. Ông đã nhiều lần bị giam giữ dưới sự cai trị của Đức Quốc xã trong nhiều trại tập trung để tuyên truyền chống chiến tranh và là một thành viên tích cực của Đảng Cộng sản, ông là một tù nhân trong trại tập trung Bukhânvan, một trong những trại tập trung lớn nhất Châu Âu trong đại chiến thứ 2, khét tiếng về những vụ tàn sát hàng loạt những người bị bắt giam. Đó cũng là cơ sở cho cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông “trần trụi giữa bầy sói” ra đời.
       Cuốn tiểu thuyết xuất bản lần đầu tiên năm 1958 với 60 vạn cuốn ở Cộng hòa dân chủ Đức, cùng năm ấy tác phẩm này được Chính phủ Cộng hòa dân chủ Đức tặng giải thưởng Văn học Quốc gia, được tái bản liên tiếp ngay cả ở Tây Đức, được dịch ra hai mươi thứ tiếng và trở thành một sự kiện văn học được nhiều người bàn đến ở châu Âu.
       Nội dung cuốn tiểu thuyết “Trần Trụi Giữa Bầy Sói” xoay quanh một câu chuyện rất bình thường. Một chú bé Do Thái Ba Lan được cứu thoát khỏi tay phát-xít Đức, khi chúng đang điên cuồng tàn sát những người dân Do Thái Ba Lan ở Vacsava. Chú bé được bỏ vào một chiếc va-li cho một tù nhân xách đi và được đưa đến Bukhânvan. Mọi chuyện xảy ra dồn dập. Jankôpxki đưa đứa bé vào trại, Hơfen phát hiện, Pipich đem giấu, Rôsơ bắt gặp, bôkhâu ra lệnh: Đưa nó ra khỏi trại, Hơfen băn khoăn… thế rồi người giữ nó lại, người tìm nó ra, người đem giấu nó… huyện này chưa hết chuyện khác đã xảy ra, trong khi bên ngoài là máy bay oanh tạc, là những đoàn quân đang rầm rộ tiến vào. Sự có mặt của đứa bé gây ra biết bao nguy hiểm cho năm vạn tù nhân sống trong trại, vì bọn phát-xit sau khi đánh hơi thấy đứa bé đã sục sạo đi tìm những dấu vết của tổ chức đang lãnh đạo các tù nhân trong trại.
          Đọc “Trần Trụi Giữa Bầy Sói” không ai có thể quên: Anh thợ sắp chữ có đôi chân khuỳnh khuỳnh, nhỏ bé nhưng đến lúc hiểu sự thật thì anh dũng cảm tuyệt vời; Krêmơ anh với đôi vai rộng đủ sức che chở cho toàn trại, với cái đầu óc sáng suốt không còn một sự đe doạ, lừa bịp, không một biến cố nào vật ngã nổi;  hay Bôgoxki với nụ cười vui vẻ trong những lúc khó khăn nhất; Bôkhâu con người của nguyên tắc của tổ chức, nặng về khối óc mà nhẹ về trái tim; Pribula sôi nổi, nôn nóng luôn đòi bạo động; Hơfen con người xứng đáng với lời khen đẹp nhất của Bôgoxki…Nhưng tất cả đều mang trong mình tình yêu thuwong con người trên hết, đó là những phẩm chất cao quý đó là những hình ảnh đẹp vô cùng. Đặc biệt trong nửa sau tác phẩm xuất hiện cả một khối quần chúng vĩ đại, được rèn luyện lâu dài trong những năm ở tù, với lòng tin sắt đá vào tổ chức, vào Đảng, ngay khi đứng trước cái chết cũng vẫn là những con người vô cùng anh dũng: Quần chúng trì hoãn việc dời trại, quần chúng che giấu 46 “nạn nhân” của thần chết, quần chúng bảo vệ đứa bé khiến cho Kluttich tuy đứng trước mặt nó mà không dám làm gì, đành phải rút lui và cuối cùng quần chúng khởi nghĩa. Chính những cái đó đã giúp cho tác giả tận dụng được cái vốn sống dồi dào của mình và vẽ lên một mảnh đất Bukhânvan nóng hổi sức sống như trái tim của con người.
       “Trần Trụi Giữa Bầy Sói” không chỉ là một cuốn sách hay, mà còn có một giá trị to lớn. Như nhiều nhà phê bình nhận định, nó đề cập đến chính vấn đề phong cách của tiểu thuyết hiện tại, và là một trong những hướng giải quyết táo bạo nhưng thành công. Cuốn tiểu thuyết nhắc nhở cho những người còn sống cần cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của Phát xít, đồng thời ca ngợi tinh thần bất khuất của các tù nhân, không kể là dân tộc nào, đấu tranh giành lấy quyền sống của con người và sau cùng, nói lên vai trò không thể thiếu của Đảng, của giai cấp công nhân, giai cấp tổ chức và lãnh đạo tất cả mọi cuộc đấu tranh để giành lấy quyền sống thiêng liêng ấy.Mời các bạn đón đọc./.
 
                                                                                          
                                                                                           
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thịnh

Nguồn tin: Phòng phục vụ và Xây dựng phong trào - Thư viện tỉnh Sơn La

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá thế nào về website thư viện tỉnh Sơn La?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay5,305
  • Tháng hiện tại137,769
  • Tổng lượt truy cập14,827,400
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây