global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM

Thứ tư - 30/01/2019 04:47 1.129 0
      Nếu tính từ Cách mạng tháng Tám cho đến nay, có thể nói tác phẩm nổi tiếng nhất về Dược liệu, đưa lại niềm tự hào cho những người hành nghề trong lĩnh vực y, dược học cổ truyền ở Việt Nam nói riêng và cho toàn thể những nhà nghiên cứu Y học ở nước ta nói chung phải kể tới tác phẩm “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Cuốn sách được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1962 sau nhiều năm tác giả miệt mài nghiên cứu về dược liệu. Cuốn sách đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học kỹ thuật lần thứ nhất và được đích thân Chủ tịch nước Lê Đức Anh, trao tặng năm 1996. Đến nay, bộ sách đã được tái bản ít nhất 14 lần, riêng Nhà xuất bản Y học đã xuất bản tới lần thứ 8 lần. Mỗi lần xuất bản đều được tác giả sửa chữa, bổ sung rất cẩn thận. Cho đến năm nay, số lượng xuất bản của cuốn sách lên tới trên 150.000 bản, được coi là một kỷ lục đặc biệt đối với sách khoa học kỹ thuật.
      “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”  của Giáo sư Đỗ Tất Lợi là một trong những cuốn sách hàng đầu tổng hợp các vị thuốc đang được sử dụng, đã từng sử dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh; nguồn gốc, phân loại dược tính, thành phần các vị thuốc, cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc nam. Sách gồm 3 phần:
       Phần I: Phần chung: Giới thiệu một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc nam; cơ sở lý luận về thuốc và tác dụng thuốc theo đông y; bào chế thuốc theo đông y…
       Phần II: Phần các vị thuốc. Đây là nội dung chính của cuốn sách, trong phần này, tác giả đã tập trung giới thiệu các vị thuốc theo từng nhóm bệnh, có tới 23 nhóm như: Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ; các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán; các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ; các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu, thông mật; cây thuốc và vị thuốc cầm máu; cây thuốc và vị thuốc chữa huyết áp; các cây thuốc và vị thuốc có chất độc; các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa… Đặc biệt là trong mỗi cây thuốc, mỗi vị thuốc, tác giả giới thiệu rất kỹ nguồn gốc của chúng thông qua tên gọi của vị thuốc, cây thuốc. Sau đó là phần mô tả vị thuốc, phân bố thu hái và chế biến, rồi đến thành phần hóa học, tác dụng dược lý và cuối cùng là công dụng và liều dùng.
Phần III: Phụ lục: Tác giả giới thiệu việc tổ chức khai thác sử dụng cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trước và sau cách mạng Tháng tám; nhu cầu về điều tra và thống kê cây thuốc và vị thuốc ở Việt; cách làm mẫu cây thuốc khô. Các các bảng tra cứu: Các cây xếp theo họ, các vị thuốc theo tên Việt Nam, các vị thuốc xếp theo loại bệnh…
    “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” là một bộ sách khá công phu nhằm giới thiệu cơ sở khoa học của những kinh nghiệm cổ truyền trong việc dùng thuốc nam của ông cha ta. Cuốn sách giúp ích cho những người dùng thuốc nam và nghiên cứu thuốc nam ở trong và ngoài nước; phục vụ việc trồng, khai thác cây thuốc ở nước ta. Ngoài ra, trong mỗi công trình nghiên cứu khoa học của các sinh viên, nghiên cứu sinh hoặc của cán bộ ngành Y dược học cổ truyền, không thể thiếu được tài liệu tham khảo quý giá này.
     Mời các bạn đến Thư viện tỉnh Sơn La, tìm đọc cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, do nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật phát hành năm 1977.
      Xin trân trọng giới thiệu./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thịnh

Nguồn tin: Thư viện tỉnh Sơn La

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn biết website thư viện tỉnh Sơn La từ nguồn nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay5,019
  • Tháng hiện tại135,515
  • Tổng lượt truy cập14,825,146
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây