global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

NGƯỜI MẸ

Thứ ba - 18/07/2017 02:14 2.856 0

NGƯỜI MẸ

         Macxim Gorki (1868-1936) là nhà văn vĩ đại của giai cấp vô sản, là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đời hoạt động văn học gần nửa thế kỷ, ông đã để lại một sự nghiệp chói lọi, một di sản sáng tác khổng lồ, niềm tự hào của nhân dân Nga và của cả loài người tiến bộ. Macxim Gorki sáng tác rất nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, chính kịch, lý luận, phê bình văn học…các sáng tác của ông đều gắn liền với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân lao động nghèo khổ. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, tác phẩm “Người mẹ” chiếm một ví trí hết sức quan trọng bởi nó là kết quả của quá trình kết tinh những giọt máu của con tim là những chất tinh tế của trí tuệ, đồng thời mang vào văn học Nga và văn học thế giới một luồng gió mới, một sinh khí mới làm cho người đương thời phải thay đổi những suy nghĩ của mình về con người, về cuộc đời, cách mạng, thúc đẩy mọi người hành động tiến lên nhịp bước vào thời đại anh hùng.
        Cuốn tiểu thuyết “Người mẹ” có giá trị như một công trình nghiên cứu xuất sắc về phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng, về đời sống công nhân ở nhà máy lớn, về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư sản. Paven Vlaxôp tiêu biểu cho người chiến sĩ cách mạng vô sản, từ một thanh niên quằn quại, giày vò trong cuộc sống tối tăm đã tìm được đường đi và trở thành một người cách mạng kiên cường, một chiến sỹ cộng sản. Bà mẹ Pêlagâya Nilốpna nữ nhân vật chính là hiện thân của quá trình giác ngộ cách mạng trong nhân dân, từ một người đàn bà đau khổ và nhẫn nhục, một người vợ luôn sợ chồng, một người mẹ hiền từ, nhu nhược, hết lòng yêu thương con. Từ tình yêu với đứa con làm “chính trị chống nhà vua” dần dần từng bước bà có ý thức cách mạng và tham gia đấu tranh cách mạng một cách tự giác. 
      “Người mẹ” bằng hình tượng nghệ thuật điêu luyện đã tham gia đắc lực vào cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng chống lại khuynh hướng tự phát trong phong trào công nhân. Lê Nin đánh giá cao sự cống hiến của “người mẹ”. Người nói “Đó là một cuốn sách rất cần, nhiều công nhân tham gia phong trào cách mạng một cách vô ý thức, tự phát và bây giờ đọc cuốn sách “người mẹ” là điều rất có ích đối với họ”. Cuốn tiểu thuyết đã được dịch, giới thiệu ở nhiều nước Âu, Mỹ và đã trở thành cuốn sách “gối đầu gường” của các chiến sỹ cách mạng, của anh em công nhân trên toàn thế giới cũng như của biết bao thanh niên Việt Nam thuộc thế hệ cách mạng - Kháng chiến chống Pháp.
        Mời các bạn tìm đọc cuốn tiểu thuyết hay và đầy ý nghĩa, tại Thư viện tỉnh Sơn La. Do nhà xuất bản Văn học phát hành năm 1973.
          Xin trân trọng giới thiệu./.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thịnh

Nguồn tin: Thư viện tỉnh Sơn La

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá thế nào về website thư viện tỉnh Sơn La?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay5,587
  • Tháng hiện tại138,051
  • Tổng lượt truy cập14,827,682
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây