global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

CHUYỆN NÚI ĐỒI VÀ THẢO NGUYÊN

Thứ năm - 27/04/2017 03:51 1.598 0

CHUYỆN NÚI ĐỒI VÀ THẢO NGUYÊN

          Tsinghiz  Aitmatôp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Ông có nhiều tác phẩm được yêu thích như: Một ngày dài hơn thế kỷ, Đoạn đầu đài, Vĩnh biệt Gunxarư… “Chuyện núi đồi và thảo nguyên” đã được giải thưởng Văn học Lê-Nin năm 1963. Cuốn sách là những câu chuyện về con người, núi đồi thảo nguyên của đất nước Kyrgystan. Những con người nơi làng mạc mộc mạc, giản dị, tâm hồn, tình cảm trong sáng cùng với những mối tình xúc động tâm can quyện với những núi đồi thảo nguyên bát ngát vẽ nên những bức tranh tổng hòa đặc sắc, bức tranh của tâm hồn.
        “Chuyện núi đồi và thảo nguyên” gồm 5 truyện vừa: Người thầy đầu tiên, Mắt lạc đà, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mặt giáp mặt, Kình địch. Với lối viết giản đơn, giọng văn mượt mà, những trang viết đẹp như thơ đã vẽ lên bức tranh về những người nông dân chân chất, những núi đồi, thảo nguyên thành những câu truyện giàu cảm xúc và có sức thu hút mãnh liệt đối với người đọc



          Truyện Cây phong non trùm khăn đỏ là một câu chuyện cảm động về mối tình thấm đẫm nước mắt. Ilyax một người lái xe quân đội tình cờ gặp Axen một cô gái sắp lấy chồng theo sự sắp đặt của gia tộc. Cả hai đã cùng đến với nhau với tình yêu đích thực và hạnh phúc. Thế nhưng trải qua nhiều biến cố, họ đã mất nhau, hay Ilyax đã tự đánh mất đi hạnh phúc của mình. Hạnh phúc chỉ đến cho những ai biết nắm bắt và giữ gìn và chỉ có những ai trải qua đau khổ, mất mát tột cùng mới càng trân trọng, quý giá hạnh phúc của mình.
          Người thầy đầu tiên có lẽ là truyện gây nhiều xúc động nhất. Có lẽ vì hai nhân vật chính còn quá trẻ, họ quá trong sáng, tâm hồn cao đẹp, câu chuyện về tình thầy trò, anh em, và cả tình yêu thật nhẹ nhàng đi qua thật thiêng liêng, thanh cao. Đó là Đuysen một người lính trẻ hồng quân về làng Kurkureu nghèo khổ, lạc hậu để mở trường dạy học dù chính anh cũng không biết được bao nhiêu chữ nghĩa, nhưng đầy nhiệt huyết và  đôn hậu, hết mình vì bọn trẻ. Antunai là cô bé mồ côi cha mẹ, ở với dì dượng tàn bạo và độc ác, nhưng Antunai vẫn giữ nguyên giá trị cao đẹp của mình, thông minh, trong sáng, nhân hậu. Trước khi đưa được Antunai ra tỉnh học và sau này cô bé trở thành viện sĩ, tiến sĩ triết học; Đuysen và học trò đã trải qua những biến cố, sóng gió, những đấu tranh chống lại cái ác, sự tàn bạo, ích kỷ của những người cùng làng. Chính tay Đuysen đã mang Antunai ra ánh sáng của kiến thức.
          Mặt giáp mặt là tấn bi kịch diễn ra trong cuộc sống và tâm hồn một người dàn bà có chồng đào ngũ. Đã nghìn năm, những người đàn bà Kirghiz sống vì chồng, coi chồng là vị chúa tể… Cho đến một ngày chồng chị bắt trộm con bò của gia đình người bạn đã hy sinh ngoài mặt trận, nguồn sống duy nhất của người quả phụ với đàn con côi cút, Xeiđe đã thấy được và có đủ can đảm nhận rõ chồng mình “ Kẻ rời bỏ nhân dân trong cơn hoạn nạn, dù muốn dù không cũng trở thành kẻ thù của nhân dân”. Sáng hôm sau người lính đào ngũ không nhận ra vợ mình nữa: Đó là một người đàn bà khác hẳn, xa lạ, cao cả vô cùng, vì đó là người đàn bà đã giác ngộ.
          Còn trong Mắt lạc đà, Kình địch là bài ca ca ngợi về tinh thần lao động hăng say quên mình, về sự đấu tranh cho lẽ phải giữa những con người sống vì lý tưởng cách mạng và những con người ích kỷ sống vì lợi ích cá nhân, về ước muốn một đất nước phồn vinh tươi đẹp...
         Truyện của Tsinghiz Aitmatôp là những mẩu đời rất thật của người dân Kirgiz bình thường trong khung cảnh của những núi đồi và thảo nguyên và những số phận của các nhân vật trong các câu chuyện, làm cho người đọc rung cảm sâu sắc với những nỗi buồn, niềm vui của những con người trong truyện và thấy mình được sống trong thế giới của núi đồi và thảo nguyên. Nó khiến ta hiểu, kính trọng, yêu quý con người và tin tưởng hơn ở cuộc sống.
 Mời các bạn tìm đọc cuốn truyện “Chuyện núi đồi và thảo nguyên” với độ dày 356 trang, do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 1964, tại Thư viện tỉnh Sơn La.
Xin trân trọng giới thiệu./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thịnh

Nguồn tin: Thư viện tỉnh Sơn La

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn biết website thư viện tỉnh Sơn La từ nguồn nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay5,019
  • Tháng hiện tại133,594
  • Tổng lượt truy cập14,823,225
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây