Chữ Nôm còn gọi là Quốc

âm, được cấu tạo trên cở sở của chữ Hán, đọc theo âm Hán - Việt, nó chính là phương thức duy nhất ghi lại tiếng Việt, ngôn ngữ của dân tộc. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hóa của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ. Kể từ
thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ
thế kỷ 15 đến
thế kỷ 19. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: Từ
Hàn luật, đến
văn tế, truyện thơ
lục bát,
song thất lục bát,
phú,
hát nói,
tuồng,
chèo. Thi ca chữ Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt, khi thì hào hùng, khi bi ai; khi thì trang nghiêm, khi bỡn cợt. Các tác phẩm chữ Nôm tiểu biểu:
Hồng âm thi tập của Nguyễn Trãi;
Hồng Đức Quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông;
Truyện Kiều của Nguyễn Du,
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…
Cuốn sách “Chữ Nôm - nguồn gốc - cấu tạo- diễn biến” của tác giả Đào Duy Anh được biên soạn nhằm giúp cho các bạn đọc làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội có điều kiện bước đầu để tự mình nghiên cứu chữ Nôm và khai thác kho tàng sách Nôm hiện có. Nội dung cuốn sách đề cập cụ thể về nguồn gốc, phương pháp, sự diễn biến của chữ Nôm, cách đọc chữ Nôm và nêu lên một số thí dụ tương đối khó đọc. Bên cạnh đó, tác giả còn thêm một chương Phụ lục nghiên cứu chữ Nôm Tày để đối chiếu với chữ Nôm. Sách gồm 5 chương:
Chương I: Dấu vết xưa nhất của chữ Nôm, tấm bia đời Lý Cao - tôn: Chứng tích xưa nhất của chữ Nôm; bốn bài phú Nôm thời Trần và bản giải âm Khóa hư lục của Tuệ Tĩnh.
Chương II: Vấn đề nguồn gốc chữ Nôm: Chữ Nôm có từ bao giờ? Chữ Hán - Việt là gì?
Chương III: Phương pháp cấu thành của chữ Nôm: Hệ thống âm và vần của tiếng Việt; phép hội ý, phép giả tá, phép hình thanh.
Chương IV: Sự diễn biến của chữ Nôm: Nhìn qua mỗi giai đoạn; nhận xét chung.
Chương V: Cách đọc chữ Nôm: Kinh nghiệm đọc chữ Nôm; thí dụ đọc chữ Nôm...
Muốn hiểu chữ Nôm, muốn đọc chữ Nôm thì điều kiện cơ bản là phải biết chữ Hán, đó là điều kiện cần thiết, ngoài ra còn phải nắm vững phương pháp cấu tạo của chữ Nôm, tình hình diễn biến của chữ Nôm qua các đời cùng với nguồn gốc của nó.
Chữ Nôm, là một nhánh của chữ Hán, là thứ văn tự mà bản thân nó không có sự thú vị nào. Nhưng việc nghiên cứu văn tự này sở dĩ có tầm quan trọng là vì dạng văn tự này chiếm một phần không nhỏ trong lịch sử Việt Nam. Nếu bỏ qua việc nghiên cứu văn tự này, bỏ qua việc nghiên cứu thấu đáo nền văn hiến được ghi lại bằng thứ văn tự này, thì ở mặt nào đó, việc nghiên cứu về Việt Nam sẽ không đem lại kết quả trọn vẹn.
Mời các bạn tìm đọc cuốn “Chữ Nôm - nguồn gốc - cấu tạo - diễn biến” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, phát hành năm 1975, tại Thư viện tỉnh Sơn La.
Xin trân trọng giới thiệu./.