global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

007 TRƯỜNG MÔ TẢ VẬT LÝ CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH

Thứ năm - 11/04/2013 23:59 1.386 0
THÔNG TIN CHUNG 007 BẢN ĐỒ (L) 007 TỆP TIN (L) 007 BẢN ĐỒ HÌNH CẦU (L)
 

007   TRƯỜNG MÔ TẢ VẬT LÝ CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH

THÔNG TIN CHUNG
007   BẢN ĐỒ (L)
007   TỆP TIN (L)
007   BẢN ĐỒ HÌNH CẦU (L)
007   TÀI LIỆU CHỮ NỔI (L)
007   ĐỒ HOẠ CHIẾU HÌNH (L)
007   VI HÌNH (L)
007   ĐỒ HOẠ KHÔNG CHIẾU (L)
007   PHIM ĐIỆN ẢNH (L)
007   BỘ TÀI LIỆU (L)
007   BẢN NHẠC CÓ CHÚ GIẢI (L)
007   ẢNH VIỄN THÁM (L)
007   TÀI LIỆU GHI ÂM (L)
007   VĂN BẢN (L)
007   TÀI LIỆU GHI HÌNH (L)
007   TÀI LIỆU KHÔNG XÁC ĐỊNH DẠNG (L)
 

 

007   TRƯỜNG MÔ TẢ VẬT LÝ CÓ ĐỘ DÀI CỐ ĐỊNH - THÔNG TIN CHUNG (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Trường này chứa những thông tin đặc biệt dưới dạng các mã về những đặc trưng vật lý. Thông tin có thể đại diện cho toàn bộ đối  tượng hoặc một phần của đối tượng ở dạng tài liệu đi kèm. Những đặc trưng vật lý thường liên quan đến thông tin ở những phần khác của biểu ghi MARC, đặc biệt trường 300 (Mô tả vật lý) hoặc một trong những trường chú giải 5XX.
Trường 007 có cấu trúc hình cây phái sinh trong đó mã ở vị trí 007/00 (Loại tài liệu) quy định những yếu tố cho những vị trí ký tự tiếp sau.
 

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Các yếu tố dữ liệu trường 007 được xác định theo vị trí và số vị trí ký tự trong trường phụ thuộc vào mã chứa trong vị trí 007/00. Vị trí ký tự 007/00 chứa một mã thể hiện loại tài liệu của tài liệu đang xử lý. Ký hiệu lấp đầy (|) không sử dụng được ở vị trí này. Ký hiệu lấp đầy có thể được sử dụng ở bất cứ vị trí ký tự nào khi cơ quan biên mục không có ý định mã hoá vị trí đó.
Mỗi cấu trúc hình cây của trường 007 đối với mỗi loại hình tài liệu có độ dài xác định, khi nó xuất hiện, mọi vị trí đều phải có dữ liệu. Trường 007 cho phim và tệp tin là những trường có thể có độ dài thay đổi. Mỗi loại tài liệu đều có một tập hợp cơ bản những vị trí ký tự và một tập hợp mở rộng đứng sau tập hợp cơ bản. Thí dụ đối với phim, tập hợp cơ bản có 8 vị trí 007/00-07 phải luôn luôn được sử dụng. Cơ quan biên mục có thể chọn những vị trí bổ sung từ 007/08 đến 007/22. Mã hoá mọi vị trí của trường đòi hỏi những vị trí mở rộng được điền kín bằng ký tự lấp đầy (|).
Danh mục dưới đây chứa giá trị mã cho vị trí 007/00 (Loại tài liệu) theo đó xác định những vị trí tiếp sau. Định nghĩa vị trí ký tự và phạm vi cho những vị trí khác trong trường 007 được giới thiệu trong phần riêng ở sau phần chung. Thí dụ về trường 007 được giới thiệu trong từng phần theo loại tài liệu.

007/00 Loại tài liệu

a   Bản đồ
c   Tệp tin
d   Bản đồ hình cầu
f   Tài liệu chữ nổi
g   Đồ hoạ chiếu được
h   Vi hình
k   Đồ hoạ không chiếu
m  Phim điện ảnh
o   Bộ tài liệu
q   Bản nhạc có chú giải
r   ảnh viễn thám
s   Ghi âm
t   Văn bản
v   Ghi hình
z   Không xác định

Mã cho vị trí trường 007/00

a - Bản đồ

Mã a sử dụng cho các loại tài liệu bản đồ, trừ bản đồ hình cầu.

c - Tệp tin

Mã c cho biết tài liệu có vật mang tin nhằm mục đích sử dụng hoặc xử lý bằng máy tính.

d - Bản đồ hình cầu

Mã d cho biết đối tượng là bản đồ hình cầu có mô hình của một thiên thể, thường là trái đất hoặc các vòm vũ trụ, mô phỏng bề mặt của bầu trời.

f -  Tài liệu chữ nổi

 Mã f cho biết đối tượng là tài liệu đọc được hoặc hiểu được thông qua việc sờ bằng tay.

g - Đồ hoạ chiếu hình

Mã g cho biết đối tượng là một tài liệu đồ hoạ chiếu hình ở dạng vật thể hai chiều và có mục tiêu chiếu hình chuyển động bằng các thiết bị quang, thí dụ như các ảnh của phim, các tấm phim đèn chiếu, các tấm trong (kể cả phim x-quang).

h - Vi hình

Mã h cho biết đối tượng là một tài liệu vi hình. Thuật ngữ vi hình (microform) là thuật ngữ chung để chỉ những vật mang tin, trong suốt hoặc mờ đục có chứa các vi ảnh. Vi ảnh (microimage) là một đơn vị (thí dụ, một trang) văn bản, đồ hoạ, tài liệu được tạo bởi máy tính, được ghi lên những tấm thẻ, vi phim, vi phiếu hoặc các vật có hình dạng nhỏ khác mà để đọc được phải phóng to. Tài liệu vi hình có thể được sao lại từ những tài liệu văn bản hoặc đồ hoạ đã có hoặc được là nguyên bản.

k - Đồ hoạ không chiếu hình

Mã k cho biết  đối tượng là một tài liệu đồ hoạ không chiếu hình. Đây nói chung được xác định là những tài liệu hình vẽ hai chiều hoặc không trong suốt (hình vẽ in, bản vẽ) hoặc trong suốt, nhưng không có mục đích chiếu lên để xem (thí dụ phim âm bản của ảnh).

m - Phim điện ảnh

Mã m cho biết đối tượng là phim điện ảnh được tạo ra từ hàng loạt các ảnh trên phim, có âm thanh hoặc không có âm thanh, được thiết kế để phát ra theo tuần tự rất nhanh nhằm tạo ra hiệu quả quang học của chuyển động.

o - Bộ tài liệu

Mã o cho biết đối tượng là một bộ tài liệu là tập hợp của nhiều thành phần khác nhau được xuất bản, phổ biến như một đơn vị tài liệu, chủ yếu dùng cho mục đích hướng dẫn. Không một thành phần nào trong bộ tài liệu này được xác định là chiếm ưu thế. Thí dụ đó là những gói tài liệu chọn lọc như bộ tài liệu giáo trình lớp 12 về xã hội học (có sách, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn, các hoạt động,...) hoặc bộ tài liệu kiểm tra đào tạo (gồm các câu hỏi, đáp án, hướng dẫn chấm điểm, sơ đồ điểm, tài liệu hướng dẫn đánh giá,..).

q - Bản nhạc có chú giải

Mã q cho biết đối tượng là một bản nhạc có chú giải, là thể hiện tác phẩm âm nhạc bằng các ký hiệu, không ở dạng trình diễn, có thể ở dạng in hoặc dạng điện tử. Nó bao gồm các ký hiệu nhạc lý, các thể hiện dạng sơ đồ, khoá, các hướng dẫn về sáng tác, ảnh, hình vẽ, các chú giải nốt nhạc, phím nhạc, điệp khúc, âm vực, giọng, âm sắc hoặc những hình thức trình bày khác của bốn thành phần của âm thanh: âm vực, trường độ, âm sắc và âm lượng. Bản nhạc có chú giải thường là phương thức giao lưu với người trình bày về cách thức thể hiện thành âm thanh.

r - ảnh viễn thám

Mã r cho biết đối tượng là một ảnh hoặc bản đồ viễn thám. Đó là một loại ảnh được tạo ra bằng thiết bị ghi không ở vị trí sát gần với đối tượng nghiên cứu.

s - Ghi âm

Mã s cho biết đối tượng là tài liệu ghi âm, trên đĩa, băng ghi âm, phim, ống trụ, dây,...trên đó các giao động âm thanh được ghi lại để âm thanh có thể tái tạo lại, hoặc các cuộn giấy trên đó các nốt nhạc được trình bày bằng các lỗ trên giấy, qua đó các âm thanh có thể được tạo lại một cách cơ học.

t - Văn bản

Mã t cho biết đối tượng là văn bản, được in hoặc viết, có thể đọc được bằng mắt thường (như sách, sách mỏng, bảng thông báo, ).

v - Ghi hình

Mã v cho biết đối tượng là vật ghi hình, được xác định là ghi ảnh, thường là ảnh chuyển động, có kèm âm thanh. Chúng được thiết kế để có thể trình bày lại bằng máy truyền hình.

z - Không xác định

Mã z cho biết đối tượng là một dạng tài liệu không xác định được thuộc loại mã nào ở trên trong trường 007 hoặc là ở nhiều dạng vật lý không được nêu một các đặc thù.
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Tính lặp - Trường 007 là lặp, cho phép ghi nhận các khổ mẫu vật lý khác nhau trên cùng một biểu ghi thư mục. Thí dụ, một biểu ghi thư mục mô tả một băng ghi hình videocasset trên các loại băng U-matic, Beta và VHS sẽ có 3 lần lặp của trường 007. Trong trường hợp này mỗi lần lặp của trường 007 có cùng một cấu trúc về loại hình vật lý nhưng có những giá trị khác nhau mô tả những loại hình vật liệu khác nhau của tài liệu. Khi đối tượng đang được biên mục có các thành phần nằm trong những dạng thức vật lý khác nhau (thí dụ bộ tài liệu có thể chứa bản đồ, băng casset, ảnh phim...), khi đó trường 007 có các lần lặp với những cấu trúc khác cần thiết cho từng loại hình vật lý của tài liệu. Nếu một cơ quan biên mục lựa chọn không nhập riêng từng trường 007, mã "zm" có thể được sử dụng ở vị trí 007/00-01. Khi có nhiều hơn một giá trị cho một vị trí ký  tự, có thể nhập bổ sung trường 007 để ghi lại thông tin thay thế.
 
007   aj#canzn [bản đồ màu trên giấy]
007   ay#canzn [trình bày màu trên giấy]
300   ##$a1 bản đồ và 1 ảnh : $bmàu.; $c45 x 78 cm. và 30 x 60 cm.
Viết hoa -  mọi mã trong trường 007 được nhập ở dạng chữ thường.
 

LIỆT KÊ TỔ HỢP MÃ TRƯỜNG 007 THEO VỊ TRÍ KÝ TỰ

Danh mục dưới đây trình bày tất cả các yếu tố của trường 007 theo vị trí ký tự. Mỗi vị trí ký tự và định nghĩa vị trí (tên) hợp lệ với dạng tài liệu được đánh dấu Ö.
Vị trí ký tự Mã hợp lệ đối với từng loại tài liệu
 
 
a b 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
00 Loại tài liệu Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö
01 Định danh tài liệu đặc thù Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö
02 Không xác định Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö Ö . . Ö Ö . Ö .
03 Màu sắc Ö Ö Ö   Ö   Ö Ö . . . . . Ö .
03 Lớp ký tự Braille (mã 1) . . . Ö . . . . . . . . . . .
03 Khía cạnh dương bản/âm bản . . . . . Ö . . . . . . . . .
03 Độ cao viễn thám . . . . . . . . . . Ö . . . .
03 Tốc độ . . . . . . . . . . . Ö . . .
                                 
04 Vật mang vật lý Ö . Ö . . . . . . . . . . . .
04 Lớp ký tự Braille (mã 2) . . . Ö . . . . . . . . . . .
04 Kích thước . Ö . . . Ö . . . . . . . . .
04 Nền của nhũ tương . . . . Ö . . . . . . . . . .
04 Vật liệu nền cấp 1 . . . . . . Ö . . . . . . . .
04 Khổ mẫu nén phim . . . . . . . Ö . . . . . . .
04 Tư thế viễn thám . . . . . . . . . . Ö . . . .
04 Cấu hình kênh ghi .   . . . . . . . . . Ö . . .
04 Loại băng ghi hình . . . . . . . . . . . . . Ö .
                                 
05 Loại phiên bản Ö . Ö . . . . . . . . . . . .
05 Âm thanh . Ö . . . . . . . . . . . . .
05 Cấp rút gọn . . . Ö . . . . . . . . . . .
05 Âm thanh trên vật mang hoặc tách riêng . . . . Ö . . Ö . . . . . Ö .
05 Dải tỷ lệ thu nhỏ . . . . . Ö . . . . . . . . .
05 Vật liệu hỗ trợ thứ cấp . . . . . . Ö . . . . . . . .
05 Lớp phủ mây . . . . . . . . . . Ö . . . .
05 Độ rộng rãnh/Độ sâu rãnh . . . . . . . . . . . Ö . . .
                                 
06 Chi tiết sản xuất, phiên bản Ö . . . . . . . . . . . . . .
06 Dạng bản nhạc Braille (Mã 1) . . . Ö . . . . . . . . . . .
06 Vật mang âm thanh . . . . Ö . . Ö . . . . . . .
06 Tỷ lệ thu nhỏ (Mã 1) . . . . . Ö . . . . . . . . .
06 Dạng kết cấu nền . . . . . . . . . . Ö . . . .
06 Kích thước . . . . . . . . . . . Ö . Ö .
                                 
07 Khía cạnh dương bản / âm bản Ö . . . . . . . . . . . . . .
07 Dạng bản nhạc Braille (Mã 2) . . . Ö . . . . . . . . . . .
07 Kích thước . . . . Ö . . Ö . . . . . Ö .
07 Tỷ lệ thu nhỏ (Mã 2) . . . . . Ö . . . . . . . . .
                                 
07 Loại sử dụng . . . . . . . . . . Ö . . . .
07 Độ rộng băng . . . . . . . . . . . Ö . . .
                                 
08 Dạng bản nhạc Braille (Mã 3) . . . Ö . . . . . . . . . . .
08 Vật liệu hỗ trợ thứ cấp . . . . Ö . . . . . . . . . .
08 Cấu hình kênh ghi . . . . . . . Ö . . . . . Ö .
08 Tỷ lệ thu nhỏ (Mã 3) . . . . . Ö . . . . . . . . .
08 Dạng thiết bị ghi . . . . . . . . . . Ö . . . .
08 Cấu hình băng ghi . . . . . . . . . .   Ö . . .
                                 
09 Đặc trưng vật lý đặc biệt . . . Ö . . . . . . . . . . .
09 Màu sắc . . . . . Ö . . . . . . . . .
09 Yếu tố sản xuất . . . . . . . Ö . . . . . . .
09 Dạng dữ liệu (Mã 1) . . . . . . . . . . Ö . . . .
09 Loại đĩa, ống trụ, băng . . . . . . . . . . . Ö . . .
                                 
10 Nhũ tương của phim . . . . . Ö . . . . . . . . .
10 Khía cạnh dương bản / âm bản . . . . . . . Ö . . . . . . .
10 Dạng dữ liệu (Mã 2) . . . . . . . . . . Ö . . . .
10 Loại vật liệu . . . . . . . . . . . Ö . . .
                                 
11 Thế hệ . . . . . Ö . Ö . . . . . . .
11 Loại rãnh . . . . . . . . . . Ö . . . .
                                 
12 Nền phim . . . . . Ö . Ö . . . . . . .
12 Đặc trưng ghi đặc biệt . . . . . . . . . . Ö . . . .
                                 
13 Dạng tinh chỉnh của màu sắc . . . . . . . Ö . . . . . . .
13 Kỹ thuật ghi hoặc bản quản . . . . . . . . . . . Ö . . .
                                 
14 Loại màu sắc hoặc in . . . . . . . Ö . . . . . . .
15 Giai đoạn hỏng . . . . . . . Ö . . . . . . .
16 Hoàn chỉnh . . . . . . . Ö . . . . . . .
17-22 Ngày kiểm tra phim . . . . . . . Ö . . . . . . .
 
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Năm 1981, cách tiếp cận tổng quát như hiện nay để mã hoá các đặc trưng mô tả vật lý trong trường 007 được xác định. Trước đó, trường này chỉ được sử dụng cho tài liệu hình ảnh và những đặc tả về âm nhạc, chứa một số mục trường biến động. Trường không lặp, những tập hợp 6 loại tài liệu hình ảnh hoặc 11 vị trí ký tự âm nhạc có thể được lặp ở trong trường. Khi trường được cấu trúc lại và mở rộng cho những đặc tả khác của USMARC, trường được quy định là lặp và tập hợp các vị trí ký tự được xác định cho từng dạng tài liệu được quy định là không lặp. Loại tài liệu nhìn trong trường 007 bao quát phim (giai đoạn 1970-1980) và đồ hoạ chiếu hình, ghi hình (1976-1980); mỗi loại tài liệu hiện nay có tập hợp vị trí riêng biệt. Loại tài liệu âm nhạc trong trường 007  cho bao quát ghi âm.
Bảng sau cho biết những cấu trúc trước đây của trường 007:
 
Cấu trúc trước 1981 (Loại tài liệu) Cấu trúc 1981 (007- Loại loại tài liệu)
... 00  Loại tài liệu (g, m. v. s)
00  Dạng phát hành 01  Định danh vật liệu đặc thù (g, m, s, v)
... 02  Khía cạnh nuyên bản và phiên bản (g, m, v, s)
01  Mầu sắc (VM)
     Tốc độ (MU)
03  Mầu sắc (g, m, v)
      Tốc độ (s)
02   Dạng mẫu trình bày (VM)
     Loại âm thanh (MU)
04  Dạng mẫu trình bày (g. m. v)
     Loại âm thanh (s)
03   Âm thanh trên vật mang hoặc riêng biệt (VM)
   Độ rộng rãnh/Âm vực rãnh ghi
05  Âm thanh trên vật mang hay riêng biệt (g, m, v)
   Độ rộng rãnh/Âm vực rãnh ghi (s)
04   Vật mang âm thanh (VM)
    Kích thước  (MU)
06 Vật mang âm thanh (g, m, v)
      Kích thước (s)
05  Độ rộng hoặc kích thước (VM)
    Độ rộng băng từ (MU)
07 Độ rộng hoặc kích thước (g, m, v)
    Độ rộng băng từ (s)
06   Cấu hình băng (MU) 08   Cấu hình băng (s)
07  Loại đĩa hoặc ống trụ (lưu trữ) (MU) 09   Loại đĩa, ống trụ hoặc băng (s)
08 Loại vật liệu (lưu trữ) (MU) 10   Loại vật liệu (s)
09 Loại rãnh (lưu trữ) (MU) 11  Loại rãnh (s)
10  Đặc trưng ghi và tái tạo (MU) 12  Đặc trưng ghi đặcbiệt
 
Năm 1981, trường 007 mới được cấu trúc lại để dùng cho các dạng đồ hoạ chiếu hình (007/00, mã g), phim (007/00, mã m), băng video (007/00, mã v), ghi âm (007/00, mã s) và trường 007 cho vi hình (007/00, mã h) được xác định.
Năm 1982, trường 007 cho bản đồ (00, mã a) và địa cầu (00, mã d) được xác định cho bản đồ và bộ tài liệu; trường 007 cho ghi âm được mở rộng cho bộ tài liệu.
Năm 1983, trường 007 cho đồ hoạ không chiếu hình (00, mã k) được xác định cho tài liệu đồ hoạ hai chiều không chiếu .
Năm 1987, trường 007 cho phim (00, mã m) được mở rộng đến các vị trí ký tự 08-22 cho đặc trưng lưu trữ khi trường 009 (Mô tả vật lý trường có độ dài cố định) cho sưu tập lưu trữ được coi là lỗi thời.
Năm 1990, trường 007 cho văn bản (00, mã t) và vật liệu không xác định (00, mã z) được định cho mọi loại tài liệu.
 

007   BẢN ĐỒ (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi vị trí trường 007/00 chứa mã a, nó chứa thông tin đặc thù về đặc trưng vật lý của tài liệu bản đồ không phải hình cầu.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00   Loại tài liệu

a - Bản đồ
Một mã một ký tự cho biết loại của tài liệu là một bản đồ. Mã này được sử dụng cho mọi loại tài liệu bản đồ, trừ bản đồ hình cầu. Mã a được sử dụng khi vị trí 008/25 (Dạng tài liệu bản đồ) chứa một trong các mã a, b, c hoặc e. Ký tự lấp đầy không được phép sử dụng ở vị trí này.
 

01  Vị trí định danh tài liệu đặc biệt

Mã một ký tự để xác định đặc trưng tài liệu để mô tả lớp tài liệu (thường là lớp đối tượng vật lý) mà tài liệu thuộc vào nhóm đó (thí dụ biểu đồ). Ký tự lấp đầy được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
d - Atlat
Mã d cho biết đối tượng là một tập atlat. Các atlat thông thường chứa các bản đồ, văn bản liên quan và những thông tin bản đồ khác.
g - Biểu đồ
Mã g cho biết đối tượng là một biểu đồ. Một biểu đồ là một dạng trình bày đồ hoạ của các dữ liệu số hoặc diễn biến hoặc kết quả của một hoạt động hoặc quá trình. Thuật ngữ đôi khi được áp dụng đối với bản đồ được đặc trưng bởi sự trình bày đơn giản hoá, sơ đồ hoá.
j - Bản đồ
Mã j cho biết đối tượng là một bản đồ hai chiều.Một bản đồ hai chiều là một sự trình bày thông thường theo tỷ lệ và trên một mặt phẳng, của tập các tài liệu hoặc đặc trưng tóm tắt về bề mặt của trái đất hoặc các thiên thể khác.
k - Mặt cắt đứng
Mã k cho biết đối tượng là một thể hiện mặt cắt đứng. Một mặt cắt là sự trình bày theo tỷ lệ của sự giao cắt giữa bề mặt đứng thẳng (có thể là không trên mặt phẳng) so với bề mặt của nền, hoặc sự giao cắt của bề mặt của chiều thẳng đứng với mô hình ba chiều thể hiện một hiện tượng có sự phân bố liên tục (thí dụ: mưa).
q - Mô hình
Mã q cho biết đối tượng là một mô hình, một  sự trình bày 3 chiều của một thực thể, hoặc có kích thước như thật so với vật thể gốc hoặc theo tỷ lệ.
r - ảnh viễn thám
Mã r cho biết đối tượng là một ảnh viễn thám được tạo ra bởi thiết bị chụp hình không có tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với đối tượng nghiên cứu.
s - Mặt cắt
Mã s cho biết đây là một mặt cắt. Mặt cắt là một sự trình bày theo tỷ lệ của bề mặt thẳng đứng (thông thường là trên mặt phẳng) thể hiện cả mặt phần mặt nghiêng cắt với bề mặt của nền hoặc của mô hình khái niệm, những cấu trúc kèm theo cùng với mặt phẳng của phần giao nhau, thí dụ như mặt cắt địa chất.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh đối tượng đặc biệt cho bản đồ không được khai báo.
y - Sa bàn
Mã y cho biết đối tượng là sa bàn, một sự trình bày của cảnh quan trong đó các chi tiết được thể hiện như khi nó được chiếu lên một mặt phẳng.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào phù hợp với đối tượng mô tả.
 

02  Không xác định

Vị trí ký tự này không xác định. Nó chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

03  Màu sắc

Mã chữ cái một ký tự cho biết liệu đối tượng bản đồ này là một màu hay nhiều màu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Một mầu
Mã a cho biết bản đồ là loại một màu.
c - Nhiều mầu
Mã c cho biết bản đồ là loại nhiều màu.
 

04  Vật mang tin

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu mà đối tượng bản đồ được tạo ra từ đó. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Giấy
Mã a cho biết vật liệu tạo tài liệu là giấy từ xenlulô.
b - Gỗ
Mã a cho biết vật liệu tạo tài liệu là gỗ. Những tài liệu tạo ra từ hạt hoặc sợi là từ gỗ có thể không được coi là gỗ. Có thể coi một tấm bảng là từ gỗ.
c - Đá
Mã c cho biết vật liệu tạo tài liệu là đá.
d - Kim loại
Mã d cho biết vật liệu tạo tài liệu là kim loại.
e - Tổng hợp
Mã e cho biết vật liệu tạo tài liệu là tổng hợp (thí dụ chất dẻo, vinyl, phim polyester trong). Mã được sử dụng cho các vật liệu nhân tạo loại trừ vải.
f - Da
Mã f cho biết vật liệu tạo tài liệu là da động vật. Vật liệu tổng hợp được chế tạo giống như da được coi là "tổng hợp".
g - Vải
Mã g cho biết vật liệu tạo tài liệu là vải. Nó được sử dụng cho các loại vải sản xuất từ sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp.
j - Thuỷ tinh
Mã j cho biết vật liệu tạo tài liệu là thuỷ tinh.
p - Thạch cao
Mã p cho biết vật liệu tạo tài liệu là thạch cao. Hỗn hợp giữa vật rắn của nền và thạch cao cũng được coi là thạch cao.
q - Dương bản ảnh nền mềm dẻo
Mã q cho biết vật liệu tạo tài liệu là vật liệu ảnh có nền linh hoạt, được thiết kế để chứa ảnh dương bản.
r - Âm bản ảnh nền mềm dẻo
Mã r cho biết vật liệu tạo tài liệu là vật liệu ảnh có nền linh hoạt, được thiết kế để chứa ảnh âm bản.
s - Dương bản ảnh nền cứng
Mã s cho biết vật liệu tạo tài liệu là vật liệu ảnh có nền cứng, được thiết kế để chứa ảnh dương bản.
t - Âm bản ảnh nền cứng
Mã t cho biết vật liệu tạo tài liệu là vật liệu ảnh có nền cứng, được thiết kế để chứa ảnh âm bản.
u - Không biết
Mã u cho biết vật liệu tạo tài liệu là không được biết.
y - Vật mang ảnh dạng khác
Mã y cho biết vật liệu làm tài liệu là vật liệu ảnh khác, không thuộc loại không thể hiện được trong các mã q, r, s và t.
z - Khác
     Mã z cho biết không có mã vật liệu tạo tài liệu nào phù hợp để mô tả.
 

 05  Dạng phiên bản

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu của đối tượng bản đồ là dạng bản sao chép  hoặc là ở dạng phiên bản. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
f - Bản sao chép
Mã f cho biết bản đồ là dạng bản sao chép, giống bản gốc về mọi khía cạnh song không phải là bản gốc.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải là phiên bản.
u - Không biết
Mã u cho biết bản đồ là dạng của bản sao chép, không phải không được biết
z - Dạng khác
Mã z cho biết không mã nào trong các mã trên phù hợp với loại vật liệu của phiên bản.
 
 

06  Chi tiết sản xuất/phiên bản

Mã chữ cái một ký tự cho biết kỹ thuật chụp ảnh được sử dụng để sản xuất tài liệu bản đồ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Sao photocopy, bản in đường xanh (blue line print)
Mã a cho biết bản đồ là một photocopy bản in đường xanh. Bản in này có những đường màu xanh trên nền trắng. Bản in đường xanh được tạo ra từ giấy da mỏng, phim dương bản, từ những nguyên bản dạng trong suốt trên đó ảnh được tạo ra bởi quá trình in trắng.
b - Sao photocopy
Mã b cho biết bản đồ là một bản photocopy của nguyên bản.
c - Tiền xuất bản
Mã c cho biết bản đồ là một bản tiền xuất bản có mục đích để thẩm định.
d - Phim
Mã d cho biết bản đồ là một bản sao bằng phim của nguyên bản
u - Không biết
Mã u cho biết các chi tiết về kỹ thuật tạo phiên bản không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết chi tiết tạo bản đồ phiên bản không trùng hợp với bất cứ mã nào ở trên.
 

07  Khía cạnh âm bản/dương bản

Mã chữ cái một ký tự cho biết khía cạnh âm bản/dương bản của bản photocopy hoặc phim của tài liệu bản đồ. Đặc trưng này cũng được tham chiếu đến như đặc trưng phân cực. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Dương bản
Mã a cho biết sự phân cực là dương bản, nghĩa là ảnh mầu tối trên nền sáng.
b - Âm bản
Mã b cho biết sự phân cực là âm bản, nghĩa là ảnh mầu sáng trên nền tối.
m - Phân cực hỗn hợp
Mã m cho biết bản photocopy hoặc phim là sự hỗn hợp giữa ảnh dương bản và âm bản.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải là một photocopy hoặc phim.
 

Thí dụ

007   aj#canzn
          [Tài liệu là một bản đồ (007/00 và 01), in mầu (03) và trên giấy (04)].
 
007   ay#cafzn
          [Tài liệu là một bản đồ (007/00 và 01) có quang cảnh, in mầu (03) và trên giấy (04)]. Đó là một bản sao chép (05)].
 
 
 
007   aj#aazba
          [Tài liệu là một bản đồ (007/00 và 01), in một màu (03), trên giấy (04), là bản photocopy (06) với phân cực dương bản (07)]. 
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu bản đồ, trường 007 có 8 vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007/01 - Định danh tài liệu đặc thù
Năm 1997, những giá trị sau được xác định là lỗi thời: a (biểu đồ trên không); c (ảnh viễn thám trên không); e (biểu đồ bầu trời); f (biểu đồ thuỷ hoạ); i (bản đồ tưởng tượng); j (ảnh orthophoto); m (bản khảm ảnh (có kiểm soát); n (bản khảm ảnh (không kiểm soát)); o (bản đồ ảnh); p (khung cảnh); t (ảnh viễn thám vũ trụ); v (ảnh viễn thám mặt đất); w (bản vẽ địa hình); x (bản in địa hình) [Chỉ trong CAN/MARC].
007/02 Nguyên bản hoặc khía cạnh phiên bản [Lỗi thời] [Chỉ trong      US/MARC]
Quy định này được xác định là lỗi thời từ năm 1997. Những mã được xác định là f (sao chép); o (nguyên bản); r (phiên bản); và u (không biết).
007/03 Màu sắc
b - Nhiều màu [Lỗi thời].
Trước năm 1982, tài liệu nhiều màu được xác định bằng mã b.
007/07  Khía cạnh dương bản/âm bản
u  Không biết [Lỗi thời, 1997] [Chỉ trong CAN/MARC]
 

007   TỆP TIN (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi vị trí trường 007/00 chứa mã c, nó chứa thông tin mã hoá đặc thù về đặc trưng vật lý của tệp tin.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00   Loại tài liệu

c - Tệp tin
Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng của tài liệu là tệp tin (chương trình, tệp dữ liệu, băng video và âm thanh số hoá,...) trong đó thường chứa  những dữ liệu số hoá máy tính đọc được, mã chương trình,.. được tạo ra với mục đích để truy cập, xử lý hoặc chạy chương trình bằng máy tính. Ký tự lấp đầy không được sử dụng ở vị trí này.
 

01  Vị trí định danh tài liệu đặc thù

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù của tệp tin. Định danh nội dung đặc thù mô tả lớp tài liệu đặc thù (thí dụ lớp đối tượng vật lý) của đối tượng được mô tả. Ký tự lấp đầy được sử dụng khi khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Hộp băng
Mã a cho biết tài liệu là một hộp băng, một module có thể tháo rời chứa môi trường lưu giữ cấp 2 như băng từ, đĩa từ.
b - Hộp vi mạch
Mã b cho biết tài liệu là một hộp vi mạch, một module có thể tháo rời chứa mạch điện tử cực nhỏ, được sản xuất hàng loạt trên bảng chip hoặc lớp silic, được thiết kế để cung cấp khả năng tính toán hoặc bộ nhớ bổ sung cho máy tính.
c - Hộp đĩa quang máy tính
Mã c cho biết tài liệu là một hộp đĩa quang máy tính, một module có thể tháo rời chứa một hoặc nhiều đĩa không phải đĩa từ sử dụng để lưu giữ thông tin số.
f - Băng casset
Mã f cho biết tài liệu là một băng casset, một module có thể tháo rời, hoặc đối tượng tương tự như băng casset ghi âm, chứa băng từ có thể ghi hoặc đọc dữ liệu bằng đầu đọc băng từ.
h - Cuộn băng từ
Mã h cho biết tài liệu là một cuộn băng, một module có thể tháo rời chứa băng từ có thể ghi hoặc đọc dữ liệu bằng đầu đọc băng từ.
j - Đĩa từ
Mã j cho biết tài liệu là một đĩa từ, một vật lưu giữ thông tin số, thông thường chứa các đĩa phủ lớp vật liệu từ cho phép ghi dữ liệu. Đĩa từ có thể có nhiều kích thước. Chúng có thể được gọi bằng các tên như đĩa mềm, đĩa mềm máy tính.
m - Đĩa quang - từ tính
Mã m cho biết tài liệu là một đĩa quang từ tính, một môi trường lưu giữ có thể xoá được hoặc chỉ xoá được ở mức độ nào đó, tương tự như đĩa CD-ROM, có khả năng lưu giữ dữ liệu với mật độ cao. Đĩa được ghi hoặc đọc bằng cách sử dụng một tia laser đốt nóng bề mặt ghi đến điểm mà khu vực bề mặt đó được sắp xếp một cách từ tính để lưu giữ các bít dữ liệu.
o - Đĩa quang
Mã o cho biết tài liệu là một đĩa quang, một môi trường lưu giữ sử dụng hàng loạt các lỗ (pits) có kích thước cực nhỏ được đốt bằng tia laser trên bề mặt ghi dữ liệu đặc biệt để chứa dữ liệu. Dữ liệu lưu giữ được đọc bằng quang. Những đĩa này thường là loại vật mang tin chỉ đọc. Những loại đĩa quang thông thường bao gồm: CD-A, CD-I, CD-R, CD-ROM, CD-ROM XA và Photo CD.
r - Từ xa
Mã r cho biết đối tượng là một tệp tin truy cập được, xử lý được, thực hiện được theo phương thức từ xa. Trong trường hợp này, tệp tin được sử dụng thông qua thiết bị vào/ra được kết nối một cách điện tử với máy tính. Thông thường việc này thực hiện thông qua kết nối mạng máy tính. Định danh dạng tài liệu đặc thù cho tệp tin truy cập một cách vật lý từ xa (như đĩa CD-ROM truy cập từ xa thông qua mạng máy tính) không được xác định khi mã r được sử dụng trong vị trí 007/01.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh dạng tài liệu đặc thù cho tệp tin không được nêu ra, thí dụ với tệp tin thay đổi vật mang tin một cách liên tục.
z - Khác
Mã z cho biết đây là đối tượng mà không có mã nào ở trên phù hợp.
 

02  Không xác định

Vị trí ký tự này không được định nghĩa; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc một ký tự lấp đầy (|).
 

03  Màu sắc

Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc tính màu sắc của tệp tin. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Một màu
Mã a cho biết ảnh của tệp tin được tạo ra với một màu nhưng không phải màu đen (thí dụ hồng và trắng, nâu và trắng). Nếu ảnh chỉ có màu đen trắng, sử dụng mã b.
b - Đen trắng
Mã b cho biết ảnh của tệp tin được mã hoá để tạo ra ảnh đen trắng. Các tệp mã ASCII, nếu không có chữ màu, cũng được gán mã b.
c - Nhiều màu
Mã c cho biết ảnh được in hoặc được tạo ra có nhiều hơn một màu. Mã c được sử dụng cho các quá trình ảnh màu.
g - Màu xám
Mã g cho biết ảnh được tạo ra với các mức độ màu từ sáng đến tối, từ đen đến xám đến trắng.
m - Hỗn hợp
Mã m cho biết công trình hoặc sưu tập là một sự phối hợp của một màu, đen trắng, nhiều màu, tô màu tay, hoặc/và ảnh khác.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết mã màu sắc không được áp dụng cho tệp tin, thông thường vì nó không có bất cứ thứ gì liên quan đến thị giác (thí dụ tệp âm thanh số).
u - Không biết
Mã u cho biết đặc trưng màu sắc của tệp tin không được biết.
z - Dạng khác
Mã z cho biết đặc trưng màu sắc của tệp tin không phù hợp với mã nào ở trên.
 

04  Kích thước

Mã chữ cái một ký tự cho biết kích thước của vật mang tin sử dụng để mã hoá tệp tin. Chỉ xem xét những kích thước chung nhất. Trong nhiều trường hợp, kích thước được lấy từ kích thước hộp chứa vật mang tin từ tính hoặc quang. Mã ở vị trí 007/04 tương ứng với kích thước được sử dụng trong mô tả của đối tượng. Nếu không có mã tương ứng một cách chính xác với kích thước của vật mang (hoặc của hộp chứa), sử dụng mã z. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - 3 1/2 inch
Mã a cho biết đường kính của vật mang là 3 1/2 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến đường kính của đĩa từ.
e - 12 inch
Mã e cho biết đường kính của vật mang là 12 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến đường kính của đĩa quang hoặc quang-từ.
g - 4 3/4 inch hoặc 12 cm
Mã g cho biết đường kính của vật mang là 4 3/4 inch (hoặc 12 cm). Thông thường đây là tham chiếu đến đường kính của đĩa quang hoặc quang-từ.
i - 1 1/8  x 2 3/8 inch
Mã i cho biết kích thước của hộp để chứa vật mang tin là 1 1/8 x 1 3/8 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến hộp băng.
j - 3 7/8 x 2 1/2 inch
Mã j cho biết kích thước của hộp để chứa vật mang tin là 3 7/8 x 2 1/2 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến hộp băng.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết rằng kích thước vật lý không áp dụng đối với tệp tin. Mã này phù hợp cho tệp tin từ xa mà các giá trị mã hoá về đặc trưng vật lý của chúng biến động (mã u ở byte 01).
o - 5 1/4 inch
Mã o cho biết đường kính của vật mang tin là 5 1/4 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến kích thước đĩa từ.
u - Không biết
  Mã u cho biết kích thước của vật mang tin sử dụng cho tệp tin là không biết.
v - 8 inch
Mã v cho biết đường kích của vật mang tin là 8 inch. Thông thường đây là tham chiếu đến đĩa từ hoặc đĩa quang.
 

05  Âm thanh

Mã chữ cái một ký tự cho biết liệu phần âm thanh có phải là một phần tích hợp của tệp tin không. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)
Mã khoảng trống (#) cho biết tệp tin không tạo ra âm thanh.
a - Có âm thanh
Mã a cho biết tệp tin có chứa âm thanh số hoá hoặc có ý định tạo ra âm thanh.
u - Không biết
Mã u cho biết sự có mặt hoặc không có mặt của âm thanh hoặc khả năng tạo ra âm thanh của tệp tin là không được biết.
 

06 - 08  Số bít ảnh

Một mã chữ cái ba ký tự cho biết số bít ảnh (bit depth) chính xác của ảnh được quét để tạo ra tệp tin, hoặc một mã chữ cái ba ký tự cho biết số bít ảnh chính xác không thể ghi lại được. Số bít ảnh được xác định bằng số bít sử dụng để định nghĩa một điểm ảnh. Vì chỉ có số bít ảnh chính xác mới có ích, nên mã không kèm theo những số không biết (được thể hiện bằng dấu gạch ngang (-). Ba ký tự lấp đầy (|||) có thể được sử dụng khi không có ý định mã hoá yếu tố dữ liệu này.
001 - 999 - Số bit ảnh chính xác
Số bít ảnh cần được ghi nếu giá trị số bít là duy nhất áp dụng cho tất cả các tệp tin, thí dụ mọi tệp tin được quét với 24 màu. Giá trị số của số bít ảnh, ba chữ số, được căn phải, vị trí không có dữ liệu được thay bằng số 0 (thí dụ 001, 024,...)
mmm - Nhiều bit
Mã mmm cho biết tệp tin bao gồm các ảnh được quét ở những số bít ảnh khác nhau, thí dụ như một tập có văn bản và ảnh màu, văn bản được quét để tạo ra ảnh hai màu (1 bít) và các phần màu được quét với mức 24 màu.
nnn - Không áp dụng
Mã nnn cho biết số bít ảnh không được áp dụng cho tệp tin vì không có ảnh.
--- - Không biết
Mã --- cho biết cấp độ số bít ảnh của ảnh tạo nên tệp tin không được biết.
 

09  Dạng dữ liệu tệp tin

Một mã chữ cái một ký tự cho biết liệu những tệp tạo nên tệp tin có cùng một định dạng dữ liệu hay không hoặc dạng tệp tin của tài liệu được định dạng lại. Giá trị của mã không chỉ thị kiểu đặc thù của dữ liệu (được nêu trong trường có độ dài biến động của biểu ghi). Thông tin ở đây  chỉ cho biết số kiểu dạng tệp dữ liệu được sử dụng. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Cùng một kiểu dữ liệu
Mã a cho biết những tệp tạo thành tệp tin máy tính là cùng một kiểu tệp dữ liệu (thí dụ tất cả cùng là .jpg, tất cả cùng là .tif, tất cả cùng là .txt,. sgml, hoặc .wav,...)
m - Nhiều kiểu dữ liệu
Mã m cho biết những tệp tạo thành tệp tin thuộc ít nhất hai kiểu tệp dữ liệu khác nhau (thí dụ là .jpg và .tif, là .tif  và .txt, là sgml và .wav,v.v..)
u - Không biết
Mã u cho biết kiểu dữ liệu của những tệp tạo thành tệp tin máy tính là không được biết.
 

10  Điểm kiểm soát chất lượng

Một mã chữ cái một ký tự cho biết liệu điểm kiểm soát chất lượng có được đưa vào một cách phù hợp vào thời điểm tạo lập/định dạng lại tệp tin hay không. Điểm kiểm soát là những điểm tham chiếu chuẩn mà máy tính hoặc con người có thể hiểu được, hoặc được sử dụng để đo độ phân giải, màu sắc, độ tin cậy của việc trình bày bản gốc, v.v.. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Không có mặt
Mã a cho biết những điểm kiểm soát chất lượng không được đưa vào tệp vào thời điểm định dạng lại tệp hoặc không có trong tệp tin.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết việc đưa những điểm kiểm soát chất lượng không được áp dụng cho tệp  tin.
p - Có mặt
Mã p cho biết một hoặc nhiều điểm kiểm soát được đưa một cách phù hợp vào tệp vào thời điểm định dạng lại tệp và có mặt trong tệp tin. Những điểm kiểm soát chất lượng thường gặp đối với việc quét ảnh là Hướng dẫn tách màu màu Kodak Q13 hoặc Q14 và ảnh xám, Mục tiêu nhập màu Kodak Q60, Sơ đồ kiểm tra quét ảnh AIIM #2, Đối tượng kiểm tra phân giải ký tự số RIT. Những điểm kiểm soát chất lượng thường gặp cho việc ghi lại/chuyển đổi các tệp âm thanh bao gồm tham chiếu và tông màu thiên nhiên.
u - Không biết
Mã u cho biết sự có mặt của những điểm kiểm soát chất lượng trong tệp tin là không được biết.
 

11  Lai lịch/Nguồn gốc

Một mã chữ cái một ký tự cung cấp thông tin về nguồn gốc của tệp tin, có ý nghĩa đối với việc tạo lập, sử dụng và quản lý tài liệu được định dạng lại bằng phương pháp số hoá. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Tệp tin tạo lập từ nguyên bản
Mã a cho biết nội dung (ảnh, âm thanh hoặc video) của tệp tin được tạo ra bằng cách số hoá đối tượng gốc. Thí dụ chung về các đối tượng số gốc bao gồm văn bản in hoặc bản thảo văn bản, ảnh được thể hiện trên giấy hoặc trên giấy bóng hảo hạng, ảnh in (trong một số trường hợp cả ảnh âm bản); dữ liệu âm thanh dạng tương tự (analogue audio),  dữ liệu video. Giá trị này không áp dụng cho vi hình ngay cả khi vi hình là bản gốc.
b - Tệp tin tạo lập từ vi hình
Mã b cho biết nội dung của tệp tin được tạo ra từ việc quét từ vi hình (vi phim 16 mm, 35 mmm, vi phiếu 105 mm, vi phiếu, vi card, tấm nhỏ,..).
c - Tệp tin tạo lập từ tệp tin khác
Mã c cho biết tệp tin được tạo từ một tệp tin hoặc sao từ tệp tin đang tồn tại (để tạo ra những bản sao mới hoặc tạo ra bản sao có độ phân giải thấp hơn hoặc tệp tin có kích thước nhỏ hơn; để xử lý một tệp tin tồn tại với phần mềm nhận dạng ký tự quang OCR,...)
d - Tệp tin tạo lập từ vật mang tin trung gian (không phải vi hình)
Mã d cho biết nội dung của tệp tin được tạo ra bởi việc số hoá hoặc định dạng lại từ một vật mang tin trung gian không phải là vi hình. Thí dụ về những vật mang tin trung gian không phải vi hình đối với tài liệu nhìn và văn bản là: các bản photocopy, phim 35 mm, tấm trong, tấm phim đèn chiếu, băng video thế hệ 2,...Thí dụ về vật mang tin trung gian đối với tài liệu âm thanh là băng âm thanh thế hệ 2.
m - Hỗn hợp
Mã m cho biết ảnh của tệp tin được tạo ra từ nguồn hỗn hợp (một phần được quét từ bản gốc, một phần được tạo từ số hoá vi phim, ....)
n - Không áp dụng
Mã n cho biết lai lịch/nguồn gốc của tệp tin không áp dụng cho tệp tin. Mã này là phù hợp với tệp tin không được tạo ra từ quá trình định dạng lại.
u - Không biết
Mã u cho biết lai lịch hoặc nguồn gốc của tệp tin được định dạng lại là không được biết.
 

12  Cấp độ nén

Một mã chữ cái một ký tự cho biết kiểu nén dữ liệu được áp dụng đối với tệp tin. Nó được sử dụng để đánh giá độ trung thực của tệp tin so với tệp tin bản gốc. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Không nén
Mã a cho biết tệp tin không được nén khi trải qua quá trình sử dụng kỹ thuật nén.
b - Nén không mất dữ liệu
Mã b cho biết tệp tin được nén và kiểu nén được sử dụng là nén không mất dữ liệu (lossless). Nén không mất dữ liệu cho phép một tệp tin được nén và giải nén mà vẫn với độ trung thực tuyệt đối. Để được coi là loại nén không mất dữ liệu, phải không có sự mất thông tin xẩy ra trong quá trình nén. Thí dụ về sơ đồ nén không mất dữ liệu là dạng nén TIFF Group 4 đối với ảnh đen trắng.
d - Nén mất dữ liệu
Mã d cho biết tệp tin được nén và kiểu nén được sử dụng là nén mất dữ liệu (lossy). Nén mất dữ liệu áp dụng kỹ thuật là giảm một số thông tin mã hoá. Khi tệp tin được giải nén, sẽ không nhận lại được một bản sao chính xác của tệp gốc. Thí dụ về sơ đồ nén mất dữ liệu là dạng nén JPEG, Kodak ImagePac (Photo CD), AC-3 (Dolby Digital) và MPEG.
m - Hỗn hợp
Mã m cho biết một hỗn hợp kỹ thuật được áp dụng để nén những phần khác nhau của tệp tin.
u - Không biết
Mã u cho biết kỹ thuật nén không được biết.
 

13  Chất lượng định dạng lại

Một mã chữ cái một ký tự cho biết chất lượng định dạng lại của tệp tin. Đây là sự đánh giá tổng quát về chất lượng vật lý của tệp tin trong tương quan với việc sử dụng của nó và có thể sử dụng để đánh giá cấp độ chất lượng của tệp, sự cam kết của tổ chức đối với việc duy trì khả năng cung cấp lại của tệp tin. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Truy cập
Mã a cho biết tệp tin ở mức chất lượng sẽ hỗ trợ sự truy cập điện tử đến đối tượng gốc (sử dụng tra cứu), nhưng không đủ để phục vụ như một bản sao lưu trữ. Thí dụ về việc tệp tin được tạo ra cho mục đích truy cập có thể bao gồm ảnh được tạo ra cho triển lãm trực tuyến tạm thời (có thể là một bản gương (mirror) của dữ liệu tại cơ quan), các phiên bản nén, có độ phân giải thấp hơn của những tệp tin chủ có chất lượng cao để có thể truyền đi và truy cập dễ dàng hơn trên Internet, băng video được số hoá sáng dạng MPEG-2 để truy cập trên Internet; ảnh được quét với mức độ phân giải thấp hơn để cung cấp những công cụ trình duyệt trực tuyến cho một sưu tập, những bài báo được quét như một phần của sưu tập điện tử mà những tài liệu này sẽ bị xoá theo thoả thuận về bản quyền trong đó xác định thời hạn duy trì  những tệp tin này.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết mức chất lượng định dạng không áp dụng cho tệp tin.
p - Bảo quản
Mã p cho biết tệp tin được tạo ra thông qua kỹ thuật định dạng để trợ giúp bảo quản đối tượng gốc. Kỹ thuật chụp và lưu trữ ảnh đi kèm với tệp bảo quản đảm bảo chất lượng cao, đảm bảo sự bảo quản lâu dài.
r - Thay thế
Mã r cho biết tệp tin được tạo ra với chất lượng rất cao và khi in ra, xem hoặc nghe lại thông qua các phương tiện có thể thay thế bản gốc nếu bản gốc bị mất, hỏng hoặc bị phá huỷ.
u - Không biết
Mã u cho biết chất lượng định dạng tệp tin không được biết.
 

Thí dụ

007   cj#ca#
          [Tài liệu là một tệp chương trình trên đĩa mềm 3 1/2 inch (007/00, 01, và 04), hỗ trợ giao diện video màu nhưng không có âm thanh (05)]
007   co#cga
          [Tài liệu là một phần mềm tương tác và dữ liệu chứa trên đĩa quang 4 3/4 inch (CD-ROM) (007/00, 01, 04), có mục đích để xem có màu (03) và âm thanh (05)]
 
007   cr#bn#
          [Tài liệu là một tạp chí điện tử dạng văn bản có thể có được từ xa (007/01), được định dạng ở dạng mã văn bản ASCII (007/03)]
 
007   cu#gn#008apabp
          [Tài liệu là một phiên bản số hoá của một tài liệu gốc, được định dạng cho mục đích bảo quản (007/00, 11, 13). Tệp tin bao gồm ảnh TIFF có màu xám (không có âm thanh), được quét với số bít ảnh 8 bít/điểm ảnh, có mục tiêu kiểm soát chất lượng và được nén với kỹ thuật nén không mất dữ liệu (03,05, 06-08, 09,10, 12). Vì tệp này được tạo ra vì mục đích bảo quản, vật mang tin trên đó tệp tin được lưu giữ sẽ thay đổi, vì nó sẽ được là mới lại và sẽ được chuyển sang hệ thống mới để duy trì khả năng truy cập (01, 04)]
 
007   co#ngannnaadda
          [Tài liệu là một tệp truy cập của một tệp âm thanh được định dạng từ băng casset tương tự thế hệ hai và lưu trên CD (007/00, 01, 04, 05, 09, 11, 13). Tông màu đảm bảo chất lượng không có trong bản sao nén kiểu mpeg (10, 12). Vì đây không phải là một tệp ảnh hoặc tệp video, khía cạnh số bit ảnh không được áp dụng (03, 6-8)]
 
007   cu#gn#008apabr
          [Tài liệu là một phiên bản số hoá của một tài liệu gốc, được định dạng lại trong quá trình bảo quản (007/00, 11, 13). Tệp tin được tạo từ ảnh TIFF màu xám (không có âm thanh) được quét với số bít ảnh 8/điểm ảnh, có các mục tiêu kiểm soát chất lượng, được nén sử dụng kỹ thuật nén không mất dữ liệu (03, 05, 06-08, 09, 10, 12). Vì tệp tin này được tạo ra để thay thế những tệp gốc, vật mang tin của tệp sẽ biến động khi nó đượclàm mới lại hoặc di trú sang hệ thống mới để duy trì sự truy cập (01, 04)]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Trường 007 cho loại tài liệu Tệp tin có 14 ký tự. Sáu vị trí ký tự đầu tiên (007/00-05) luôn luôn được sử dụng. Tổ chức biên mục có thể chọn mã hoá bổ sung những vị trí từ 007/05 đến vị trí 007/13 nếu cung cấp thông tin về tài liệu bảo quản hoặc được định dạng lại.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007/02 Bản gốc và khía cạnh phiên bản [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]
Định nghĩa này được quy định là lỗi thời từ năm 1997. Những mã được xác định là: f (Bản sao chép), o (Nguyên bản), u (Không biết).
007/03  Màu sắc
b - Đen trắng [Mới từ năm 1999]
h - Màu bằng tay [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có trong CAN/MARC]
 
007/06-08  Số bít ảnh
007/09  Dạng tệp
007/10  Mục tiêu kiểm soát chất lượng
007/11  Lai lịch/Nguồn gốc
007/12  Mức độ nén
007/13  Chất lượng định dạng lại
Những vị trí này được đưa thêm vào từ năm 1999.

007   BẢN ĐỒ HÌNH CẦU (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi vị trí 007/00 của trường chứa mã d, nó chứa những thông tin mã hoá đặc thù về đặc tính vật lý một tài liệu là bản đồ hình cầu.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

d - Bản đồ hình cầu
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là bản đồ hình cầu. Bản đồ hình cầu được định nghĩa là mô hình của một thiên thể, hành tinh, thông thường là trái đất, thể hiện trên bề mặt của hình cầu. Mã d được sử dụng khi vị trí 008/25 (Dạng tài liệu bản đồ) chứa mã d. Ký tự lấp đầy không được sử dụng cho vị trí này.
 

01  Vị trí định danh tài liệu đặc biệt

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù mô tả một lớp tài liệu đặc biệt (thông thường là một lớp đối tượng vật lý) như bản đồ hình cầu bầu trời. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Bản đồ hình cầu bầu trời
Mã a cho biết đối tượng là một mô hình bản đồ hình cầu liên quan đến bầu trời có các thiên thể nhìn thấy được (như mặt trời, sao,...) được thể hiện trên bề mặt của  hình cầu.
b - Bản đồ hình cầu hành tinh hoặc mặt trăng
Mã b cho biết đối tượng là mô hình hành tinh hoặc mặt trăng (trừ trái đất) liên quan đến một hành tinh  được thể hiện trên bề mặt của bản đồ hình cầu.
c - Bản đồ hình cầu trái đất
Mã c cho biết đối tượng là mô hình trái đất được thể hiện trên bề mặt của bản đồ hình cầu.
e - Bản đồ hình cầu mặt trăng
Mã e cho biết đối tượng là mô hình mặt trăng được thể hiện trên bề mặt của bản đồ hình cầu.
u - Không xác định
Mã u cho biết lớp của mô hình bản đồ hình cầu không được xác định.
z - Khác
Mã z cho biết loại của bản đồ hình cầu không thuộc lớp nào ở trên.
 

02  Không xác định

Vị trí ký tự này không được xác định. Nó có thể chứa một khoảng trống hoặc ký tự lấp đầy.
 

03  Màu sắc

Mã chữ cái một ký tự cho biết liệu bản đồ hình cầu là một màu hay nhiều màu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Một mầu
Mã a cho biết bản đồ hình cầu là một mầu.
c - Nhiều mầu
Mã c cho biết bản đồ hình cầu là nhiều mầu.
 

04  Vật mang tin

Mã chữ cái một ký tự cho biết bản đồ hình cầu được làm từ vật liệu gì. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Giấy
Mã a cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là một dạng giấy xenlulô .
b - Gỗ
Mã b cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là gỗ. Vật liệu được làm từ các hạt gỗ hoặc sợi gỗ có thể coi là gỗ hoặc không phải là gỗ. Thí dụ như gỗ ép.
c - Đá
Mã c cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là đá.
d - Kim loại
Mã d cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là kim loại.
e - Tổng hợp
Mã e cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là vật liệu tổng hợp như chất dẻo, vinyl, v.v.. Mã e được sử dụng cho các vật liệu nhân tạo trừ vải.
f - Da
Mã f cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là da động vật. Những vật liệu tổng hợp để chế tạo giống da thú động vật được mã hoá như vật liệu Tổng hợp.
g - Vải
Mã g cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là vải. Mã này được sử dụng cho tất cả các loại vải, không phân biệt làm từ sợi tự nhiên hay sợi nhân tạo.
p - Thạch cao
Mã p cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là thạch cao. Hỗn hợp của thạch cao và các chất rắn nền khác cũng được mã hoá là thạch cao.
u - Không biết
Mã u cho biết vật liệu làm bản đồ hình cầu là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên phù hợp để mã hoá vật liệu làm bản đồ hình cầu.
 

05  Loại phiên bản

Mã chữ cái một ký tự cho biết bản đồ hình cầu là một bản sao chép hoặc dạng phiên bản khác. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
f - Bản sao chép
Mã f cho biết bản đồ hình cầu là bản sao chép giống như nguyên bản về mọi mặt có thể, song không phải là nguyên gốc.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết bản đồ hình cầu không phải là phiên bản.
u - Không biết
Mã u cho biết kiểu của phiên bản là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết kiểu không mã nào ở trên về kiểu của phiên bản thích hợp để mã hoá phiên bản.
 

Thí dụ

007   dc#cen
          [Tài liệu là một bản đồ hình cầu (007/00) trái đất (01), nhiều mầu (03), làm từ chất dẻo (04)]
 
007   db#cen
          [Tài liệu là một bản đồ hình cầu (007/00) mặt trăngt (01), nhiều mầu (03), làm từ chất dẻo (04)]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là bản đồ hình cầu, trường 007 chứa sáu vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007/01  Định danh nội dung đặc thù.
d - Bản đồ hình cầu vệ tinh (của hệ mặt trời) ngoại trừ mặt trăng [Lỗi thời, 1997] [Chỉ có trong CAN/MARC]
007/02  Nguyên bản và khía cạnh phiên bản [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]
Định nghĩa này được thông báo là lỗi thời từ 1997. Những mã được xác định là: f (Bản sao chép), o (Nguyên bản), r (Phiên bản) và u (Không biết).
007/03  Màu sắc
b -  Nhiều màu [Lỗi thời]
Trước năm 1982, mã b được xác định dùng cho nhiều màu.

007   TÀI LIỆU CHỮ NỔI (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi vị trí trường 007/00 chứa mã f, nó chứa thông tin mã hoá đặc biệt về khía cạnh vật lý của tài liệu đọc được bằng cách sờ.
 

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

f - Tài liệu chữ nổi
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là tài liệu chữ nổi. Mã f được sử dụng cho tài liệu đọc bằng cách sờ. Ký tự lấp đầy (|) không được sử dụng cho vị trí này.
 

01  Vị trí định danh tài liệu đặc biệt

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù của tài liệu chữ nổi. Định danh tài liệu đặc thù mô tả một lớp tài liệu đặc biệt mà đối tượng thuộc về nó. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Moon
Mã a cho biết tài liệu chữ nổi là kiểu chữ Moon, một loại hình trừu tượng hoá của tài liệu in.
b - Braille
Mã b cho biết tài liệu chữ nổi là kiểu chữ Braille, một hệ thống chữ viết cho người mù trong đó chữ cái, con số, dấu phân cách được tạo ra bằng các điểm nổi, phân biệt được bằng cách sờ bằng ngón tay.
c - Phối hợp
Mã c được sử dụng khi tài liệu là loại phối hợp của hai hoặc nhiều dạng khác nhau.
d - Nổi, không có hệ chữ viết
Mã d cho biết tài liệu chữ nổi là loại không có chữ, chỉ truyền thông bằng các đồ hoạ, nghĩa là bằng các đường nổi hoặc hình vẽ.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh tài liệu đặc biệt cho tài liệu chữ nổi không được xác định.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào bên trên phù hợp với tài liệu chữ nổi.
 

02  Không xác định

Vị trí ký tự này không được xác định. Nó có thể chứa một khoảng trống hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

03 - 04  Lớp chữ viết Braille

Mã chữ cái một ký tự cho biết họ ký hiệu Braille của tài liệu. Đây không phải là mã Braille nhất định, mà là dạng mã Braille được sử dụng,  trình bày những dạng ký hiệu viết khác nhau. Vị trí này cũng được sử dụng để xác định lớp chữ Braille được sử dụng cho nhãn văn bản của các tài liệu đồ hoạ hoặc bản đồ. Có thể chỉ ra đến hai (02) kiểu Braille hoặc cơ quan biên mục có thể chỉ chọn để mã hoá một kiểu trội hơn. Mã nhiều lần được mã hoá theo thứ tự mức trội trong tài liệu nếu có. Nếu sử dụng ít hơn hai (02) mã, các mã sẽ được căn trái và những vị trí không sử dụng sẽ được điền bằng khoảng trống (#). Hai ký tự lấp đầy (||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá yếu tố này. 
a - Braille dạng chữ
Mã a cho biết tài liệu chữ nổi chứa kiểu trình bày Braille cho chữ cái, số và các dấu phân cách sử dụng trong chữ viết nói chung.
b - Braille mã định dạng
Mã b cho biết tài liệu chữ nổi chứa những quy tắc định dạng Braille cho sách giáo khoa và các tài liệu liên quan.
c - Braille toán học và khoa học
Mã c cho biết tài liệu chữ nổi chứa kiểu trình bày Braille cho các ký hiệu sử dụng trong toán học và trình bày tài liệu khoa học.
d - Braille máy tính
Mã d cho biết tài liệu chữ nổi chứa kiểu trình bày Braille cho các ký hiệu sử dụng trong chương trình máy tính, văn bản và các tài liệu máy tính liên quan khác.
e - Braille âm nhạc
Mã e cho biết tài liệu chữ nổi chứa kiểu trình bày Braille cho các ký hiệu sử dụng trong các bản nhạc có chú giải.
m - Nhiều kiểu Braille
Mã m cho biết có nhiều kiểu trình bày Braille trong tài liệu, song không có loại nào là chủ đạo.
n - Không áp dụng
Mã n trong hai vị trí 03-04 cho biết vị trí này không sử dụng vì tài liệu không phải loại Braille. Khoảng trống (#) cũng được sử dụng cho biết tài liệu chữ nổi ở vị trí không sử dụng.
u - Không biết
Mã u cho biết rằng kiểu chữ Braille là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào ở trên phù hợp với lớp chữ trong tài liệu.
 

05 Cấp độ rút gọn

Mã chữ cái một ký tự cho biết việc có sử dụng rút gọn trong tài liệu không. Rút gọn là dạng viết tắt bao gồm một hoặc một vài ký tự Braille hoặc Moon để trình bày những sự kết hợp của nhiều ký tự chung. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. 
a - Không rút gọn
Mã a cho biết tài liệu chữ nổi không là dạng rút gọn. Nó bao gồm loại chữ Braille cấp 1.
b - Rút gọn
Mã b cho biết tài liệu chữ nổi là dạng rút gọn. Nó bao gồm loại Braille tiếng Anh chuẩn, mã Braille rút gọn của Uỷ ban chữ Braille Vương quốc Anh, Braille Anh, Hoa Kỳ, mã Braille rút gọn của Bắc Mỹ.
m - Phối hợp
Mã m cho biết tài liệu chữ nổi là dạng phối hợp của rút gọn và không rút gọn.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết vị trí này không áp dụng vì tài liệu không thuộc loại chữ nổi Braille hoặc Moon.
u - Không biết
Mã u cho biết cấp độ rút gọn là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào ở trên phù hợp với tài liệu.
 

06 - 08  Dạng bản nhạc Braille

Mã chữ cái ba ký tự cho biết dạng bản nhạc Braille của tài liệu. Dạng bản nhạc là cách thức những đơn vị đo, đoạn, khúc… và những thông tin liên quan như các từ ngữ được trình bày trong mối quan hệ giữa chúng. Thí dụ, dạng bản nhạc xác định các phần nhạc cho tay trái và tay phải được sắp xếp tuần tự thế nào và quan hệ với nhau như thế nào trong chữ Braille. Có thể đôi khi trong cùng một tài liệu âm nhạc có nhiều dạng Braille. Thí dụ, phần hợp xướng và lời được thể hiện bằng một loại chữ nổi, trong khi phần phối khí lại ở dạng khác. Có thể thông báo đến ba (03) kiểu Braille và được mã hoá theo thứ tự mức trội của chúng trong tài liệu. Nếu sử dụng ít hơn ba (03) mã, các mã sẽ được căn trái và những vị trí không sử dụng sẽ được điền bằng khoảng trống (#). Ba ký tự lấp đầy (|| |) được sử dụng khi không có ý định mã hoá yếu tố này. 
a - Gạch nhịp ở trên gạch nhịp
Mã a cho biết nhịp được trình bày thành những đơn vị gọi là nhịp (parallel) và những phần bắt đầu của mỗi nhịp sắp xếp theo chiều đứng với nhịp của phần khác. Mã này sử dụng chủ yếu cho âm nhạc dùng bàn phím.
b - Gạch nhịp ở bên gạch nhịp
Mã b cho biết âm nhạc được trình bày thành các đoạn thụt vào với các phần cho mỗi nhịp được viết một cách tuần tự.
c - Dòng ở trên dòng
Mã c cho biết nhịp được trình bày thành những nhịp, nhưng những nhịp này không nhất thiết phải sát nhau.
d - Đoạn
Mã d cho biết rằng âm nhạc Braille được trình bày thành các đoạn với mỗi  phần một đoạn.
e - Dòng đơn
Mã e cho biết rằng âm nhạc được thể hiện trong các khuông từ 2 đến 5 dòng, dòng đầu tiên trình bày số nhịp hoặc khoá nhạc. Mã này được sử dụng cho những phần độc tấu nhạc hoặc  solo. Nó còn được gọi là dạng bản nhạc độc tấu.
f - Phần ở bên phần
Mã f cho biết ký hiệu tay hoặc ký hiệu phần được thể hiện rõ ở phía lề trái.
g - Dòng ở bên dòng
Mã g cho biết các dòng lời thay thế dòng nhạc của phần lời trước đó.
h - Tổng phổ mở
Mã h cho biết âm nhạc được trình bày thành các nhịp. Tổng phổ mở là tương tự với Gạch nhịp trên gạch nhịp, nhưng sử dụng cho tổng phổ hợp xướng.
i - Hệ hợp xướng giai điệu
Mã i cho biết các ký hiệu hợp xướng và giai điệu được trình bày thành đoạn. Nó được sử dụng chủ yếu cho âm nhạc pop và dân tộc, nhưng ký hiệu Braille âm nhạc được sử dụng cho các ký hiệu hợp xướng. Mã i cũng được sử dụng để cho biết âm nhạc là theo hệ thống hợp xướng giai điệu Canađa.
j - Tổng phổ dạng ngắn
Mã j cho biết từ ký hiệu hợp xướng và giai điệu được trình bày theo nhịp, và ký hiệu chữ Braille được sử dụng cho ký hiệu hợp xướng. Nó được sử dụng chủ yếu cho nhạc pop và dân tộc. Khổ mẫu này được coi như là khổ mẫu tổng phổ dạng ngắn Hoa Kỳ hoặc BANA. 
k - Tóm lược
Mã k cho biết rằng âm nhạc là ở dạng tóm lược.
l - Tổng phổ chiều đứng
Mã l cho biết những phần nhạc là được kết hợp và viết như hợp xướng.
n - Không áp dụng
Mã n ở cả 3 vị trí 06-08 cho biết tài liệu không phải là dạng âm nhạc Braille. Mã # (khoảng trống) cũng được sử dụng cho những tài liệu âm nhạc braille ở những vị trí không sử dụng.
u - Không biết
Mã u cho biết khổ mẫu âm nhạc Braille là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết khổ mẫu âm nhạc Braille không thuộc một trong những loại đã được xác định ở trên.
 

09  Đặc trưng vật lý đặc biệt

Mã chữ cái một ký tự cho biết những đặc trưng vật lý đặc biệt khác của tài liệu braille. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. 
a - In / Braille
Mã a cho biết tài liệu là loại tài liệu in, đọc được bằng mắt và có ký hiệu Braille xen kẽ hoặc nhúng bên trong.
b - Braille phóng to / thu nhỏ
Mã b cho biết tài liệu là dạng nhỏ hoặc Braille phóng to để sử dụng cho những người học Braille hoặc đọc chữ Braille với những hạn chế về độ nhạy xúc giác.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết vị trí này không được sử dụng vì tài liệu không phải là Braille.
u - Không biết
Mã u cho biết những đặc trưng vật lý  đặc biệt là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào đã được xác định ở trên phù hợp cho tài liệu.
 

Thí dụ

007   fb | a#bnnnn
          [Chuyên khảo bằng ký tự Braille Hoa Kỳ, ấn phẩm Hoa Kỳ]
 
007   fc | a#bnnnn
          [Một bản đồ dòng được nâng lên với những ký hiệu Braille tiếng Anh chuẩn]
 
007   fb | eabac#n
          [Tổng phổ Braille với những phần đệm piano ở dạng gạch nhịp trên gạch nhịp, phần lời dạng dòng trên dòng với lời bằng Braille tiếng Anh, xuất bản Hoa Kỳ]
 
007   fb | a#bnnna
          [Một quyển sách in/ký tự Braille (kết hợp in và ký hiệu Braille) bằng tiếng Anh, lần xuất bản Hoa Kỳ].
 
007   fb | a#annnn
          [Một tiểu thuyết ký tự Braille cấp 1 (ký tự Braille không rút gọn)]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với dạng tài liệu chữ nổi, trường 007 chứa 10 vị trí ký tự.
 
 

007   ĐỒ HOẠ CHIẾU HÌNH (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI  TRƯỜNG

Khi vị trí trường 007/00 chứa mã g, nó chứa các thông tin mã hoá đặc biệt về các đặc trưng vật lý của tài liệu đồ hoạ chiếu hình.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

g - Đồ họa chiếu hình
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu của đối tượng là đồ hoạ chiếu hình. Đồ hoạ chiếu hình được định nghĩa là sự trình bày hai chiều có mục đích chiếu hình lên nhưng không có chuyển động bằng một thiết bị quang học, thí dụ như phim đèn chiếu, tấm phim chiếu hoặc tấm trong. Ký tự lấp đầy (|)  không được sử dụng ở vị trí này.
 

 01  Vị trí định danh tài liệu đặc biệt

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù của đồ hoạ chiếu hình, sử dụng để mô tả một lớp tài liệu (thông thường là lớp đối tượng vật lý), thí dụ tấm phim đèn chiếu. Ký tự lấp đầy (|) có thể được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. 
c - Hộp phim đèn chiếu
Mã c cho biết tài liệu là một phim đèn chiếu được đặt trong một hộp phim, trong đó có các đầu cuối được nối với nhau để tạo thành vòng cuốn. Một hộp là một cuộn phim riêng rẽ được bao bọc một cách chắc chắn có các đầu cuối được nối với nhau để việc khi chiếu hình không phải tua ngược lại.
d - Dải băng phim
Mã d cho biết tài liệu là một dải băng phim đèn chiếu ngắn, không phải ở dạng cuộn phim.
f - Dạng phim đèn chiếu khác
Mã f cho biết tài liệu là một dạng phim đèn chiếu khác không phải hộp phim hoặc băng phim, cuộn phim.
o - Cuộn phim đèn chiếu
Mã o cho biết tài liệu là một cuộn phim đèn chiếu, trên đó những ảnh tĩnh được ghi lên, tạo ra một giao lưu tích hợp. Nó được tạo ra với ý định chiếu lần lượt từng khung hình một.
s - Tấm phim đèn chiếu
Mã s cho biết tài liệu là tấm phim đèn chiếu. Tấm phim đèn chiếu là một tài liệu dạng trong, trên đó có hình ảnh hai chiều, được giữ trong một khuôn hình, được thiết kế để chiếu bằng một máy chiếu tấm phim hoặc để xem bằng một thiết bị xem đặc biệt. Các máy chiếu lập thể hiện đại (các ống xem lập thể hiện đại) được xếp vào loại này.
t - Tấm trong
Mã t cho biết tài liệu là một tấm trong (transperancy). Tấm trong được tạo ra từ vật liệu trong suốt trên đó có in hình các ảnh. Chúng được thiết kế để sử dụng với máy chiếu hắt hoặc hộp chiếu sáng. Các tấm phim X-quang cũng được xếp vào loại này.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh tài liệu đặc biết cho tài liệu chiếu hình không xác định được.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào ở trên phù hợp với tài liệu chiếu hình.
 

02  Không xác định

Vị trí này không xác định; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

03  Màu sắc

Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc trưng màu sắc của đồ hoạ chiếu hình. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí mày.
a - Một màu
Mã a cho biết ảnh được in hoặc chiếu với một màu nhưng không phải màu đen.
b - Đen trắng
Mã b cho biết ảnh được in hoặc chiếu với màu đen-trắng. Nó tham chiếu đến các tài liệu đơn sắc (kể cả phim) và các băng ghi hình, các tấm trong được in hoặc chiếu ở màu đen trắng. Nếu tài liệu được nhuộm, tô màu khác thì sử dụng mã z.
c - Nhiều màu
Mã c cho biết ảnh được in hoặc chiếu ra với nhiều hơn một màu. Màu sắc là kết quả của nhiều quá trình, hoặc là nhiếp ảnh, hoặc điện tử, có khả năng tạo lại một giải màu sắc khác nhau, hoặc của những ứng dụng nguyên gốc của vật liệu, thí dụ sơn màu. Mã c được sử dụng cho những quá trình nhiếp ảnh (phim, phim đèn chiếu, đèn chiếu, tấm trong và tấm phim đèn chiếu), ghi hình màu, các tấm trong nhiều màu.
h - Tô màu thủ công
Mã h cho biết ảnh được in hoặc tạo ra bằng những quá trình in ấn, được tô mầu thủ công.
m - Hỗn hợp
Mã m cho biết công trình hoặc sưu tập là một sự phối hợp của các ảnh một màu, đen và trắng, có màu, tô màu thủ công hoặc ảnh khác. Thông tin cho yếu tố dữ liệu này được dựa trên một trong các cụm từ sau: một số màu, một số đen trắng, 25 tông màu vàng với phần đen-trắng,.. trong những trường khác của biểu ghi MARC 21.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không có ảnh. Nó được sử dụng, thí dụ, khi tài liệu đang xử lý là một rãnh âm thanh của phim được kèm theo hình ảnh hiện chưa có thực.
u - Không biết
Mã u cho biết đặc tính màu sắc của tài liệu đồ hoạ chiếu hình ảnh là không biết.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào ở trên phù hợp với tài liệu. Thí dụ mã z được sử dụng cho ảnh mà nó được nhuộm, bôi màu.
 

04  Nền của lớp nhũ tương

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu của nền của lớp nhũ tương của phim âm bản, phim đèn chiếu, tấm phim đèn chiếu, tấm trong,.. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý đồ mã hoá vị trí này.
d - Kính
Mã d cho biết vật liệu của nền/phần giá đỡ chính của lớp nhũ tương là kính.
e - Tổng hợp
Mã e cho biết vật liệu của nền/phần giá đỡ chính của lớp nhũ tương là vật liệu tổng hợp (như chất dẻo, vinyl,..) Hầu hết các tấm trong thương phẩm là có nền từ vật liệu tổng hợp, trừ khi biết rõ là không phải.
j - Phim an toàn
Mã j cho biết vật liệu của nền/phần giá đỡ chính của lớp nhũ tương là phim an toàn (không phải là phim nitrate). Đối với hầu hết các phim đèn chiếu, tấm đèn chiếu, nền/giá đỡ của nhũ tương là phim an toàn, trừ khi có thông tin rõ ràng là không phải.
k - Nền phim khác không phải phim an toàn
Mã k cho biết vật liệu của nền/phần giá đỡ chính của lớp nhũ tương không phải là phim an toàn.
m - Hỗn hợp
Mã m cho biết vật liệu của nền/phần giá đỡ chính của lớp nhũ tương biến đổi là khác nhau đối với từng thành phần khác nhau của sưu tập. Thông thường, nó được sử dụng  cho những nhóm các tài liệu đồ hoạ chiếu hình trên các nền khác nhau.
o - Giấy
Mã o cho biết vật liệu của nền/phần giá đỡ chính của lớp nhũ tương là bất kỳ loại giấy dựa trên nền xenlulô.
u - Không biết
Mã u cho biết vật liệu của nền/phần giá đỡ chính của lớp nhũ tương của tài liệu đồ hoạ chiếu hình là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên phù hợp với vật liệu của nền/phần giá đỡ chủ yếu của lớp nhũ tương.
 

05  Âm thanh đi kèm hoặc tách riêng

Mã chữ cái một ký tự cho biết liệu âm thanh của tài liệu đồ hoạ chiếu hình là ghi ngay trên tài liệu hoặc tách riêng khỏi tài liệu (ghi trên vật liệu đi kèm). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
# - Không có âm thanh
Mã # (khoảng trống) cho biết tài liệu chiếu hình không có âm thanh. Đối với phim đèn chiếu, tấm phim đèn chiếu và tấm trong, mã khoảng trống (#) được sử dụng khi không có thông tin về âm thanh được được ghi trong trường con $b hoặc $e của trường 300. Đối với bộ tài liệu chứa một trong những loại tài liệu trên, mã khoảng trống (#) được sử dụng khi có chữ viết tắt si hoặc thực tế cho biết không có chú giải nào về âm thanh ghi trong trường 500 (Phụ chú chung).
a - Âm thanh trên cùng vật mang
Mã a cho biết là có âm thanh và được ghi trên cùng vật mang của tài liệu.
b - Âm thanh trên vật mang khác
Mã b cho biết là có âm thanh nhưng được ghi trên vật mang khác kèm theo.
u - Không biết
Mã u cho sự có mặt của âm thanh là không được biết.
 

06  Vật mang âm thanh

Mã chữ cái một ký tự cho biết liệu vật mang đặc thù đối với âm thanh của tài liệu kể cả âm thanh đó ghi trên tài liệu hoặc trên vật mang tách rời. Nó cũng cho biết dạng của rãnh âm thanh cần thiết cho tài liệu. Vị trí này được sử dụng kèm theo thông tin tại vị trí ký tự 007/05 (âm thanh đi kèm hoặc tách rời) và 007/07 (Kích thước). Về cơ bản những vật mang âm thanh có thể là: rãnh quay và ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý đồ mã hoá vị trí này.
# - Không có âm thanh
Mã # (khoảng trống) cho biết tài liệu chiếu hình không có âm thanh.
a - Rãnh âm thanh quang học trên phim
Mã a cho biết âm thanh kèm theo phim được ghi trên một rãnh quang học là một thành phần của phim. Trong khi mã hoá, phim 16 và 35 mm thông thường được xác định là âm thanh ghi trên rãnh quang học.
b - Rãnh âm thanh từ tính trên phim
Mã b cho biết âm thanh kèm theo phim được ghi trên một rãnh từ tính là một thành phần của phim. Phim 70 mm thông thường có mang theo rãnh âm thanh từ tính.
c - Hộp băng từ âm thanh
Mã c cho biết âm thanh kèm theo phim được ghi trên một hộp băng từ.
d - Đĩa âm thanh
Mã d cho biết âm thanh kèm theo phim được ghi trên đĩa âm thanh. Phương pháp này được sử dụng để cung cấp âm thanh cho phim đèn chiếu. Các đĩa âm thanh bao gồm các đĩa hát vinyl 7 inch, 10 inch và 12 inch (được xác định là đĩa âm thanh tương tự ở trong trường con $a của trường 300) và đĩa nén 4 3/4 inch (được xác định là đĩa âm thanh kỹ thuật số ; ở trong trường con $a của trường 300).
e - Băng từ âm thanh trên ống âm thanh
Mã e cho biết âm thanh kèm theo phim được ghi trên một ống âm thanh từ tính.
f - Băng từ âm thanh trên hộp casset
Mã f cho biết âm thanh kèm theo phim được ghi trên băng casset của băng từ tính.
g - Rãnh âm thanh quang học và từ tính trên phim
Mã g cho biết âm thanh kèm theo phim được ghi trên cả hai rãnh âm thanh quang học và từ tính.
h - Băng video
Mã h cho biết âm thanh kèm theo tài liệu là một thành phần của băng video. Băng video thông thường sử dụng không chỉ để ghi âm.
i - Đĩa video
Mã i cho biết âm thanh kèm theo tài liệu là một thành phần của đĩa video. Đĩa video thông thường sử dụng không chỉ để ghi âm. Cần phân biệt sự khác nhau giữa đĩa videodisc (đĩa laser 12 inch  chứa thông tin video) và đĩa nén được sử dụng chỉ để ghi âm thanh (đĩa nén âm thanh 4 3/4 inch). Công nghệ để ghi hình và ghi âm thanh lên hệ thống đĩa kỹ thuật số là giống nhau.
u - Không biết
Mã u cho biết vật mang âm thanh là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào ở trên thích hợp với vật mang của âm thanh kèm theo tài liệu.
 

07  Kích thước

Mã chữ cái một ký tự cho biết chiều rộng hoặc kích thước của tài liệu đồ hoạ chiếu hình. Chiều rộng được áp dụng cho phim đèn chiếu. Chiều cao và chiều rộng được áp dụng cho tấm phim đèn chiếu và tấm trong. Chỉ nêu các kích thước thông dụng nhất. Đối với phim và tấm phim đèn chiếu, chỉ có mã phù hợp chính xác với kích thước của vật lý của tài liệu mới được sử dụng. Nếu không có các mã phù hợp thì sử dụng mã z. Đối với tấm trong, sử dụng mã tương đối sát nhất với kích thước vật lý. Kích thước của tấm phim đèn chiếu và tấm trong bao gồm cả kích thước khung của tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Kích thước chuẩn 8 mm
Mã a cho biết chiều rộng của phim là đúng chuẩn 8 mm. Khi phim được gọi là phim Mauer 8 mm thì dùng mã a.
b - Trên 8 mm / 8 mm đơn
Mã b cho biết chiều rộng của phim là trên 8 mm. Phim đơn 8 mm là loại tương ứng với phim Nhật bản trên 8 mm.
c, d, e, f, g - 9,5 mm, v.v..
Các mã c, d, e, f và g cho biết chiều rộng của phim là bằng với một trong số chỉ chiều rộng theo mm.
j - 2x2 inch hoặc 5x5 cm
Mã j cho biết kích thước của tấm phim đèn chiếu trong khung hoặc là 2x2 inch hoặc 5x5 cm.
k - 2 1/4 x 2 1/4 inch hoặc 6x6 cm
Mã k cho biết kích thước của tấm phim đèn chiếu trong khung hoặc là 2 1/4 x 2 1/4 inch hoặc 6x6 cm.
s, t, v, w, x, y - 4x5 inch hoặc 10 x 13 cm, v.v..
Mã s, t, v, w, x, y cho biết kích thước của tấm trong là gần sát với kích thước của mã tương ứng.
u - Không biết
Mã u cho biết kích thước của tài liệu là không biết.
z - Khác
Mã z cho biết kích thước của tài liệu là không phù hợp với mã nào ở trên.
 

08  Vật liệu của vật mang phụ

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu của vật mang tấm phim đèn chiếu hoặc tấm trong.  Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý đồ mã hoá vị trí này.
# - Không có vật mang phụ
Mã # (khoảng trống) cho biết không có vật mang phụ. Phim đèn chiếu luôn luôn được sử dụng mã khoảng trống (#).
c - Bảng cáctông
Mã c cho biết đây là khung bìa cáctông. Tấm phim đèn chiếu và tấm trong được biên mục được coi là có khung bìa trừ khi biết chắc chắn là khác.
d - Kính
Mã d cho biết đây là nền kính. Nền kính thông thường phủ cả nền phim nhưng không phải là nền chính của lớp nhũ tương.
e - Tổng hợp
Mã e cho biết vật liệu của vật mang phụ là tổng hợp (thí dụ chất dẻo, vinyl,...).
h - Kim loại
Mã h cho biết vật liệu của vật mang phụ là kim loại. Kim loại thường được sử dụng để làm khung những đồ hoạ chiếu hình lớn, cần có khung hỗ trợ tốt hơn.
j - Kim loại và kính
Mã j cho biết vật liệu của vật mang phụ là kính và kim loại. Phần kim loại thường được sử dụng làm khung để giữ hai tấm kính chứa lớp nền phim. Tấm kính không phải là lớp nền chính của nhũ tương phim.
k - Tổng hợp và kính
Mã k cho biết vật liệu giá đỡ phụ là tổng hợp và kính. Vật liệu tổng hợp, thí dụ như chất dẻo, vinyl, được sử dụng làm khung để để giữ hai tấm kính chứa lớp nền phim. Tám kính không phải là lớp nền chính của nhũ tương phim.
m - Sưu tập hỗn hợp
Mã m cho biết vật liệu vật mang phụ khác nhau đối với các tài liệu khác nhau trong sưu tập. Thông thường mã này sử dụng cho một nhóm các tài liệu chiếu hình trên các vật mang phụ khác nhau.
u - Không biết
Mã u cho biết vật liệu của vật mang phụ là không biết.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào ở trên phù hợp cho vật liệu vật mang phụ.
 

Thí dụ

007   go#cjbff#
          [Đối tượng là tài liệu đồ hoạ chiếu hình (007/00); là phim đèn chiếu (01), phim màu (03); âm thanh tách biệt khỏi vật mang tin (05) và được lưu trên băng từ casset (06); và là phim đèn chiếu 35 mm (07)]
 
007   gs#cj##jd
          [Đối tượng là tài liệu đồ hoạ chiếu hình (007/00); là tấm phim đèn chiếu (01); có màu trên loại phim an toàn (04); không có âm thanh (05-06), kích thước 2x2 inch (07) và có khung kính (08)]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu chiếu hình, trường 007 chứa 9 vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007 Đồ hoạ chiếu hình [Xác định lại, 1981]
Năm 1981, trường 007 (tài liệu nhìn) được quy định lại vào vị trí của cấu trúc hiện tại và được đổi tên. Hãy xem phần Định danh nội dung của trường 007 (Trường độ có dài cố định Mô tả vật lý - Thông tin chung) cho cấu trúc và vị trí của các yếu tố trước và sau khi cấu trúc lại.
007/01              Định danh tài liệu đặc thù
#                 Không áp dụng hoặc không có ý định mã hoá [Lỗi thời, 1980]
n                 Không áp dụng [Lỗi thời, 1981] [chỉ có trong USMARC]
007/02       Khía cạnh Bản nguyên gốc so với bản sao [Lỗi thời] [chỉ có trong USMARC]
Quy định này được xác định là lỗi thời năm 1997. Những mã được quy định là: f (Bản sao chép), o (Bản gốc), r (Phiên bản) và u (Không biết).
007/04              Nền của nhũ tương
#                 Không áp dụng hoặc không có ý định mã hoá [Lỗi thời, 1980]
n                 Không áp dụng [Lỗi thời, 1981]
Vị trí 007/04 được đổi tên năm 1983 khi mã riêng biệt cho đồ hoạ chiếu hình được quy định.
007/06              Vật mang âm thanh
g                 Khác [Lỗi thời, 1981]
Mã g hiện nay được quy định từ năm 1985.
007/07              Kích thước
u                 7x7 inch hoặc 18x18cm [Lỗi thời, 1980]
y                 Không biết [Lỗi thời, 1980]
007/08       Vật liệu hỗ trợ phụ 
Vật liệu hỗ trợ phụ không được mã hoá trước khi có quy định cho vị trí ký tự này từ năm 1983.

007   VI HÌNH (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi vị trí trường 007/00 chứa mã h, nó chứa thông tin đặc thù về đặc trưng vật lý của tài liệu vi hình.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

h - Tài liệu vi hình
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu của đối tượng là vi hình. Thuật ngữ vi hình là thuật ngữ tổng quát cho mọi loại vật mang tin, trong suốt hoặc mờ, chứa các hình ảnh thu nhỏ. Một hình ảnh thu nhỏ là một đơn vị (trang tài liệu) của tài liệu văn bản, đồ hoạ hoặc tài liệu tạo từ máy tính, được lưu trên tấm mở sáng, vi phiếu, vi phim, tấm mờ hoặc những loại hình thu nhỏ khác và chỉ đọc được khi có sự phóng đại. Vi hình có thể được tạo ra từ những tài liệu văn bản hoặc đồ hoạ hoặc có thể là bản vi hình gốc. Ký tự lấp đầy (|)  không được sử dụng ở vị trí này.
 

01  Vị trí định danh tài liệu đặc biệt

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù là vi hình. Định danh tài liệu đặc thù mô tả một lớp tài liệu đặc thù (thường là một lớp đối tượng vật lý) (thí dụ như vi phiếu). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Thẻ lỗ ống kính
Mã a cho biết đây là thẻ lỗ ống kính. Thẻ lỗ ống kính (aperture cards) là một tấm có một hoặc một số tấm mở hình chữ nhật được thiết kế đặc biệt để làm khung hoặc chèn một tấm phim có chứa nhiều vi ảnh. Những tấm này thường là các tấm phiếu lỗ EAM (Electrical Accounting Machine), còn được gọi là các tấm thẻ IBM, được sử dụng cho các máy đọc thẻ. Những thẻ như vậy thường chứa một tấm mở sáng và thường có một vi ảnh ở trên.
b - Hộp vi phim
Mã b cho biết tài liệu là một hộp vi phim. Nó chứa một dải phim được cuộn trên một lõi và được giữ trong một hộp bảo vệ. Hộp vi phim đòi hỏi phải có thiết bị chuyên đọc (được gọi là máy đọc hoặc máy đọc-in). Thông thường phần đầu của cuộn phim được để tự do để nối vào thiết bị đọc. Những thông số về độ dài, chiều rộng và tỷ lệ thu nhỏ là tương tự như của cuộn vi phim.
c - Băng casset vi phim
Mã c cho biết tài liệu là một băng casset vi phim trông tương tự như băng casset âm thanh. Nó chứa một dải phim được cuộn trên hai lõi và được giữ trong một hộp bảo vệ. Hộp vi phim đòi hỏi phải có thiết bị chuyên đọc (được gọi là máy đọc hoặc máy đọc-in). Vì hai đầu của dải phim được gắn lên lõi quay, nên cuộn băng vi phim không cần nối vào vào thiết bị đọc. Độ dài của phim thường là 100 feets (khoảng 30m) hoặc ngắn hơn. Chiều rộng của phim là 16 mm và tỷ lệ thu nhỏ là tương tự như của cuộn vi phim và hộp vi phim.
d - Cuộn vi phim
Mã d cho biết tài liệu là một cuộn vi phim chứa một dải vi phim được cuộn và giữ trong một hộp. Cuộn vi phim đòi hỏi phải nối phim một cách thủ công vào thiết bị chuyên đọc. Độ dài của phim thường là 100 feets (khoảng 30m) hoặc ngắn hơn. Đối với vi ảnh tạo ra bằng cách chụp những tài liệu văn bản hoặc đồ hoạ, chiều rộng thông dụng của phim là 35 mm và 16 mm, và tỷ lệ thu nhỏ thường là 10:1 đến khoảng 20:1. Phim 16 mm với tỷ lệ thu nhỏ hiệu lực 24:1 hoặc 48:1 thường được sử dụng cho các vi phim tạo ra bằng máy tính, (COM = Computer Output Microfilm).
e - Vi phiếu
Mã e cho biết tài liệu là một vi phiếu. Vi phiếu là một tấm phim chứa nhiều vi ảnh được sắp xếp theo các dãy và có dòng tiêu đề chứa các thông tin bằng văn bản ở mức độ to đủ đọc mà không cần phóng đại. Cách bố trí theo dãy phụ thuộc vào tỷ lệ thu nhỏ.
Vi phiếu được chia thành 5 loại theo tỷ lệ thu nhỏ: tỷ lệ thu nhỏ thấp (tỷ lệ đến 15:1), tỷ lệ thông thường (lớn hơn 15:1 đến 30:1), tỷ lệ thu nhỏ cao (tỷ lệ lớn hơn 30:1 đến 60:1), tỷ lệ thu nhỏ rất cao (tỷ lệ lớn hơn 60:1 đến 90:1) và tỷ lê thu nhỏ siêu cao (tỷ lệ thu nhỏ lớn hơn 90:1).
Những vi phiếu thông thường được tạo ra bằng cách chụp ảnh các tài liệu văn bản hoặc đồ hoạ với mức thu nhỏ 24:1. Những vi phiếu như vậy có kích thước 105 mm x 148 mm (khoảng 4 inch x 6 inch) và có ô sắp xếp để chứa được 98 vi ảnh từ các trang tài liệu có kích thước không lớn hơn 11 inch chiều cao và  8 1/2 inch chiều rộng. Vùng tiêu đề có độ rộng của một hàng và  hàng ảnh đầu tiên.
Những vi phiếu tạo ra từ máy tính (COM microfiche) được tạo ra bằng cách ghi lại những dữ liệu tạo ra bằng máy tính với tỷ lệ thu nhỏ 48:1 trên tấm vi phiếu 105 mm chiều cao x 148 mm chiều rộng. Những vi phiếu như vậy thường có cách sắp xếp 15 hàng và 18 cột, chứa được 270 vi ảnh. Vùng tiêu đề có độ rộng một hàng và có thể tìm thấy ở trên hàng vi ảnh đầu tiên.
Những vi phiếu có tỷ lệ thu nhỏ siêu cao được gọi là siêu vi phiếu. Tỷ lệ thu nhỏ và cách thức sắp xếp không được quy thành chuẩn và biến động theo cách áp dụng và phương pháp tạo siêu vi phiếu.
f - Casset vi phiếu
Mã f cho biết tài liệu là một hộp casset vi phiếu.
g - Tấm mờ vi hình
Mã g cho biết tài liệu là một tấm mờ vi hình - một tấm mờ chứa nhiều vi ảnh được xếp thành hàng hai chiều. Tấm mờ vi hình giống như vi phiếu. Kích thước thông thường là 3x5 inch hoặc 6x9 inch. Tỷ lệ thu nhỏ thông thường là 24:1 hoặc 20:1. Tấm mờ vi hình thường có thông tin chỉ dẫn bằng văn bản với kích thước đủ lớn để đọc mà không phải phóng đại.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh tài liệu đặc biệt cho vi hình là không xác định được.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên phù hợp với kiểu tài liệu vi hình. Một số loại tài liệu vi hình dạng sau sử dụng mã z:
- chip vi hình (microchip) - Một tấm vi phim có kích thước rất nhỏ;
- Vi điểm (microdot) - Một mẩu phim vi hình với tỷ lệ thu nhỏ siêu cao;
- Cuộn vi hình (microform roll) - Một cuộn của các phim có độ rộng không bình thường.
 

02  Không xác định

Vị trí này không được xác định; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

03  Khía cạnh âm bản/dương bản

Mã chữ cái một ký tự cho biết khía cạnh âm bản/dương bản của vi hình. Đặc trưng này cũng được tham chiếu cho chiều phân cực. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Dương bản
Mã a cho biết đây là một vi hình dương bản, trong đó các đường kẻ và ký tự có màu tối trên nền sáng. Các tấm mờ vi hình thường được gán mã này.
b - Âm bản
Mã b cho biết đây là một vi hình âm bản, trong đó các đường kẻ và ký tự có màu sáng trên nền tối.
m - Chiều phân cực hỗn hợp
Mã m cho biết đây là một vi hình có phân cực hỗn hợp, thí dụ vi hình có cả vi ảnh dương bản và âm bản.
u - Không biết
Mã u cho biết đây độ phân cực của vi hình là không biết. (Một số vi hình âm bản màu có thể được xem như dương bản nếu màu của nguyên bản là không được biết).
 

04  Kích thước

Mã chữ cái một ký tự cho biết kích thước của vi hình. Kích thước này không phải là kích thước của vi ảnh trên tài liệu vi hình. Thí dụ, ảnh 16 mm ghi trên vi phim 35 mm được mã hoá với mã f (35 mm). Chỉ có những kích thước thông dụng nhất được gán mã. Chỉ sử dụng những mã trùng hợp một cách chính xác với kích thước của tài liệu vi hình. Nếu mã không trùng hợp chính xác với kích thước của vi hình thì sử dụng mã z. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a, d, f, g, h - 8mm, và v.v..
Mã a, d, f, g, h cho biết chiều rộng của vi phim tính theo milimet (mm)
l, m, o - 3x5 inch hoặc 8x13 cm, và v.v..
Mã l, m, o cho biết chiều cao của vi phiếu hoặc tấm mờ vi hình tính theo inch hoặc milimet (mm). Kích thước thứ nhất là chiều cao, còn kích thước thứ hai là chiều rộng. Vi phiếu với kích thước chuẩn (105 mm x 148 mm) được gán mã m.
p - 3 1/4 x 7 3/8 inch hoặc 9 x 19 cm
Mã p cho biết chiều cao và chiều rộng của tấm thẻ mở sáng tính theo inch hoặc centimet (cm).
u - Không biết
Mã u cho biết kích thước của vi hình là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên phù hợp với kích thước của vi hình.
 

05  Dải tỷ lệ thu nhỏ

Mã chữ cái một ký tự cho biết dải tỷ lệ thu nhỏ của đối với vi hình. Tỷ lệ thu nhỏ đặc thù được nhập vào vị trí trường 007/06 - 08. Đối với vi phim không thuộc loại tạo ra bằng máy tính (COM) và tấm mờ vi hình, các mã ab là những mã thường được sử dụng nhất. Đối với vi phiếu hoặc vi phim tạo ra từ máy tính, tỷ lệ thu nhỏ thực chất là sự tỷ lệ phóng đại và tham chiếu đến tỷ lệ phóng đại cần thiết để tạo ra ảnh có thể đọc được. Hầu hết các vi hình tạo ra từ máy tính (COM) được tạo ra với tỷ lệ thu nhỏ 024 - 048 (Mac b và c), nhưng cũng có vi phiếu tạo ra từ máy tính có tỷ lệ cao hơn (thí 072). Các mã từ b đến e được sử dụng cho những loại vi hình khác (như vi phiếu, siêu vi phiếu). Hầu hết các vi phiếu thường gặp là có độ thu nhỏ thông thường (mã b).
Thông tin về tỷ lệ thu nhỏ thường được ghi ngay trên tài liệu vi hình. Nếu không có thông tin này, người xử lý phải biết được kích thước của nguyên bản và kích thước của ảnh trên vi hình để tính và chọn mã cho vị trí 007/05. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Tỷ lệ thu nhỏ thấp
Mã a cho biết tỷ lệ thu nhỏ là thấp, nhỏ hơn 16:1 (đến 016).
b - Thu nhỏ bình thường
Mã b cho biết đây là tỷ lệ thu nhỏ thông thường với tỷ lệ từ 16:1 đến 30:1 (tỷ lệ 016-030).
c - Tỷ lệ thu nhỏ cao
Mã c cho biết đây là tỷ lệ thu nhỏ cao, với tỷ lệ từ 31:1 đến 60:1 (tỷ lệ 031-060).
d - Tỷ lệ thu nhỏ rất cao
Mã d cho biết đây là tỷ lệ thu nhỏ rất cao, với tỷ lệ từ 61:1 đến 90:1 (tỷ lệ 061-090).
e - Tỷ lệ thu nhỏ siêu cao
Mã e cho biết đây là tỷ lệ thu nhỏ siêu cao, với tỷ lệ trên 90:1 (trên 090).
u - Không biết
Mã u cho biết tỷ lệ thu nhỏ là không được biết.
v - Tỷ lệ thu nhỏ khác nhau
Mã v được sử dụng khi không phải tất cả các phần của vi hình có cùng một tỷ lệ thu nhỏ. (Thí dụ, nội dung của hai cuốn sách được chụp trên vi phim; kích thước của sách khác nhau, do đó một cuốn có thể được chụp ở tỷ lệ thu nhỏ 14:1 còn cuốn kia ở tỷ lệ 18:1).
 

06 - 08  Tỷ lệ thu nhỏ

Những vị trí ký tự này chứa một con số chỉ thị tỷ lệ thu nhỏ của vi hình. Mã cho biết dải tỷ lệ thu nhỏ được nhập vào vị trí ký tự 007/05. Nói chung, tỷ lệ thu nhỏ đặc thù được ghi lại khi tỷ lệ thu nhỏ là siêu cao (mã e ở vị trí 007/05). Nếu tỷ lệ thu nhỏ không phải là siêu cao, việc ghi lại tỷ lệ thu nhỏ là ít có ý nghĩa hơn. Giá trị nhập vào những vị trí này là 3 chữ số, được căn phải với số 0 ở đầu (thí dụ 015, 048). Dấu gạch ngang được sử dụng cho những vị trí số khi không biết tỷ lệ thu nhỏ (thí dụ 30-, 1-- hoặc ---).  Ba ký tự lấp đầy (|||) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
 

09  Màu sắc của vi ảnh

Mã chữ cái một ký tự cho biết màu sắc của vi ảnh trên vi hình. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
b - Đen trắng
Mã b cho biết ảnh trên vi hình là loại đen-trắng (thông thường là đen và trong suốt). Những ảnh được tạo ra với một màu khác màu đen, thí dụ xanh-trắng (xanh-trong suốt), cũng được gán mã này. Mã b luôn luôn được áp dụng cho tấm mờ vi hình.
c - Nhiều màu
Mã c cho biết phim trên vi hình có nhiều hơn một màu.
m - Hỗn hợp
Mã m cho biết vi hình có sự phối hợp của các vi ảnh một màu và vi ảnh nhiều màu.
u - Không biết
Mã u cho biết màu của vi ảnh trên vi hình là không được biết.
z - Khác
Mã z cho không có mã nào ở trên phù hợp với màu sắc của vi ảnh trên vi hình.
 

10  Nhũ tương của nền phim

Mã chữ cái một ký tự cho biết kiểu nhũ tương của nền phim. Từ nhũ tương được sử dụng để chỉ lớp vật liệu nhạy sáng phủ trên nền của vi hình. Việc bảo quản và sử dụng đúng cách vi hình đòi hỏi sự xác định loại nhũ tương mà vi hình sử dụng. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Hợp chất halogen với bạc
Mã a cho biết lớp nhũ tương là hợp chất của bạc với halogen. Các vi hình phủ bạc halogen thường có màu đen-trắng (đen-trong suốt).
b - Diazo
Mã b cho biết đây là vi hình diazo. Lớp nhủ tương được tạo rừ lớp hợp chất nhạy sáng của muối diaznium. Khi phản ứng với thuốc tráng sẽ tạo ra ảnh màu. Màu của ảnh được xác định bởi thành phần của chất diaznium và thuộc tráng sử dụng trong quá trình xử lý. Vi hình có thể có màu đen, tím hoặc màu khác.
c - Bọt nước
Mã c cho biết đây là lớp nhũ tương dạng bọt (vesicular emulsion). Thành phần nhạy sáng được hoà tan trong lớp chất dẻo. Khi phơi sáng, thành phần nhạy sáng này tạo ra những bọt quang (bóng nước) bên trong lớp chất dẻo. Những bọt này tạo ra những ảnh chưa hoạt hoá. Những ảnh này trở nên nhìn thấy được và được cố định khi xấy nóng lớp chất dẻo rồi để cho nguội đi. Phim bọt nước thường có màu xanh. Chúng thường có độ tương phản không cao trừ khi xem bằng máy đọc vi hình chuyên dụng.
m - Nhũ tương hỗn hợp
Mã m cho biết vi hình chứa lớp nhũ tương hỗn hợp. Thí dụ, vi phim có thể có một đoạn chứa một loại nhũ tương, đoạn kia chứa loại nhũ tương khác.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu vi hình không có lớp nhũ tương. Thí dụ tấm mờ vi hình không có nhũ tương, do đó được gán mã n.
u - Không biết
Mã u cho biết loại lớp nhũ tương trên vi hình là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào ở trên phù hợp cho lớp nhũ tương của vi hình.
 

11  Thế hệ phiên bản

Mã chữ cái một ký tự cho biết khía cạnh thế hệ (mức độ gốc) của vi hình. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Thế hệ một
Mã a cho biết đây là thế hệ một (bản chủ). Thế hệ vi hình một là bản phim gốc chụp từ máy chụp ảnh hoặc từ máy tính điện tử. Mã a được sử dụng cho mọi loại phim vi hình gốc được tạo ra từ tài liệu lưu trữ phù hợp với các chuẩn lưu trữ hoặc các chuẩn ISO tương ứng về tạo bản lưu trữ.
b - Phiên bản chủ để in
Mã b cho biết đây là phiên bản của bản thế hệ một (bản chủ) dùng để in. Phiên bản chủ để in là  bất cứ thế hệ bản vi hình nào được sử dụng để sản xuất bản sao vi hình khác. Mã b được sử dụng cho mọi loại bản phim vi hình chủ không phải loại được chế tạo, sản xuất, bảo quản phù hợp với những chuẩn lưu trữ.
c - Phiên bản phục vụ
Mã c cho biết đây là phiên bản để phục vụ. Phiên bản phục vụ là một bản sao vi hình được sao ra (tạo ra) từ một bản vi hình khác với mục đích chủ yếu là phục vụ tấm mờ vi hình luôn được áp mã c mà không để sản xuất vi hình khác.
m - Thế hệ phiên bản hỗn hợp
Mã m cho biết bản sao của vi hình là hỗn hợp của các dạng phiên bản phim khác nhau.
u - Không biết
Mã u cho biết khía cạnh thế hệ của phiên bản là không được biết.
 

12  Nền của phim

Mã chữ cái một ký tự cho biết nền của phim. Phim có nền an toàn là loại phim không cháy, đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn nền phim an toàn. Trên một số phim, có cụm từ "nền an toàn" hoặc có một tam giác đều được in ở mép của vi hình. Một số vi phim được các nước sản xuất có thể có dùng chữ không phải tiếng Anh. Các loại vi hình bọt nước (vesicular) và diazo luôn luôn là phim có nền an toàn cũng như phim bạc halogen được sản xuất tại Hoa Kỳ từ khoảng năm 1951. Phim có nền nitrate là phim dễ cháy, không đáp ứng được các yêu cầu về phim an toàn. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Nền an toàn, không xác định
Mã a cho biết loại phim có nền an toàn loại phim không xác định được.
c - Nền an toàn, loại axetat không xác định
Mã c cho đây là loại phim có nền axetat an toàn, nhưng loại chính xác của phim không xác định được.
d - Nền an toàn, loại điaxetat
Mã d cho biết đây là loại phim nền xênlulô điaxetat. Được tạo ra từ trước Đại chiến thế giới lần thứ nhất để làm phim gia đình, phim có nền điaxetat đắt hơn và khó lường hơn phim nền nitrat và không được chấp nhận để sản xuất phim 35 mm chuyên nghiệp. Nền phim điaxetat đôi khi được sử dụng để chụp vi hình các tài liệu.
i - Loại nền nitrat
Mã i cho biết đây là loại phim nitrate xenlulô. Nền nitrate xenlulô được sử dụng để sản xuất phim 35 mm (và một số phim 17,5cm) đến trước năm 1951. Phim nền nitrat xenlulô đã không còn được sản xuất nữa. Phim nitrat xenlulô đôi khi cũng được sử dụng để chụp vi hình tài liệu.
m - Nền hỗn hợp (nitrat và an toàn)
Mã m cho biết đây là loại phim hỗn hợp nền nitrat và nền an toàn. Việc sử dụng nền hỗn hợp, gắn cùng nhau, có thể gặp ở vi hình sản xuất từ trước những năm 1950.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết vi hình không có nền phim. Những tài liệu như vậy chủ yếu là những vi hình trên các nền phản xạ mà không phải là nền trong suốt. Tấm vi hình mờ (có thể còn được gọi là vi thẻ (microcard)) hoặc vi bản in là thí dụ về vi hình không được tạo trên nền phim và được gán mã n.
p - Nền an toàn, polyester
Mã p cho biết nền phim được chế tạo từ nhựa tổng hợp (như estar). Trong những năm 1980, đây là loại nền phim phổ biến nhất dùng để chụp vi hình tài liệu gốc.
r - Nền an toàn, hỗn hợp
Mã r cho có các loại phim có nền an toàn khác nhau được gắn với nhau, nhưng không phải là phim nitrat.
t - Nền an toàn, triaxetat
Mã t cho biết đây là loại phim nền xenlulô triaxetat. Xenlulô triaxetat là hợp chất đa axetal có độ bắt lửa thấp, chậm cháy. Từ năm 1951, phim triaxetat đã được các nhà chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư sử dụng để làm phim. Nó cũng đôi khi được sử dụng để chụp vi phim các tài liệu.
u - Không biết
Mã u cho biết loại nền phim là không được xác định.
z - Khác
Mã z cho biết không có mã nào ở trên phù hợp với nền phim
 

Thí dụ

007   hd#bgc---cuuu
          [Tài liệu là vi hình (007/00), là cuộn vi phim (01); là phim âm bản (03); kích thước rộng 70 mm (04); có dải tỷ lệ thu nhỏ cao (05); là phim màu (09); Nhũ tương của nền phim (10), thế hệ (11) và nền phim là không được biết]
 
007   he#bmb024baca
          [Tài liệu là vi hình (007/00); (nguyên bản là là một bản in trên giấy, được chụp vi hình để sản xuất vi phiếu), được tạo làm vi phiếu (01); là âm bản (03); kích thước 4x6 inch (04); tỷ lệ thu nhỏ bình thường (05) 24:1 (06-08); là đơn sắc (09); lớp nhũ tương là bạc halogen (10); phiên bản phục vụ (11); trên nền phim an toàn (12)]  
 
007   hd#afa014bcaa
          [Tài liệu là vi hình (007/00) (là báo, được chụp để thu nhỏ); xuất bản ở dạng cuộn vi  phim (01); là phim dương bản (03); kích thước 35 mm (04); có tỷ lệ thu nhỏ thấp (05), mức 14:1 (06-08); đơn sắc (09); có nhũ tương dạng  bọt (10); là bản phục vụ (11); trên nền phim an toàn (12)]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Trường 007 đối với loại tài liệu là vi hình có độ dài 13 ký tự được xác định theo vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007/02              Khía cạnh nguyên bản và phiên bản [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]
Quy định này trở thành lỗi thời từ năm 1997. Các mã được xác định là: f (Bản sao chép), o (Nguyên bản), r (Phiên bản) và u (Không biết)
007/12              Nền của phim
b                 Nền Không an toàn [Lỗi thời]
Mã b được xác định là lỗi thời từ năm 1991 khi vị trí 007/12 cho vi hình được làm cho giống như vị trí 007/12 (nền của phim) cho loại tài liệu phim và mã i (nền nitrat) được quy định.

007   ĐỒ HOẠ KHÔNG CHIẾU (L)

ĐỊNH NGHIÃ VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi vị trí trường 007/00 chứa mã k, nó chứa thông tin mã hoá đặc biệt về đặc trưng vật lý của tài liệu đồ hoạ không chiếu.
 

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

k - Đồ hoạ không chiếu
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại của tài liệu là đồ hoạ không chiếu. Đồ hoạ không chiếu là sự trình bày ở dạng ảnh hai chiều, thông thường là trên tấm không trong suốt (như bản in, ảnh chụp, bản vẽ,..) hoặc trong suốt và không có ý định chiếu lên để xem (như ảnh âm bản). Ký tự lấp đầy (|)  không được sử dụng ở vị trí này.
 

01  Vị trí định danh tài liệu đặc biệt

Mã chữ cái một ký tự cho biết đây là định danh tài liệu đặc thù dành cho đồ hoạ không chiếu hình. Định danh tài liệu đặc thù này mô tả một lớp tài liệu (thông thường là lớp đối tượng vật lý) của đối tượng mô tả (thí dụ, ảnh). Ký tự lấp đầy (|) có thể được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này. 
c - Tranh cắt dán
Mã c cho biết tài liệu là tranh cắt dán. Tác phẩm được tạo ra bởi việc gắn kết các vật liệu khác nhau (giấy, gỗ, báo, vải,.. ) lên một bề mặt nào đó.
d - Bản vẽ đồ hoạ
Mã d cho biết tài liệu là bản vẽ. Đây là việc trình bày bằng ảnh (không phải dạng in hoặc tranh vẽ) được thực hiện bằng bút chì, bút mực, phấn hoặc các công cụ vẽ khác, thể hiện trên giấy hoặc các vật mang tương tự khác.
e - Tranh hội hoạ
Mã e cho biết tài liệu là một tranh hội hoạ. Tranh hội hoạ được định nghĩa là việc trình bày hình ảnh tạo ra bằng cách đưa các loại phẩm màu lên bề mặt.
f - Tranh in cơ học
Mã f cho biết tài liệu là một tranh cơ học. Tranh in cơ học lại được định nghĩa là bức ảnh tạo ra bằng việc mô phỏng lại bức ảnh khác thông qua sử dụng kỹ thuật chụp ảnh chuyển hình ảnh đó lên một bề mặt in. Tù đó, việc lấy được ảnh của một tài liệu một bức tranh hoặc bản photo Xerox của bản in được coi như là tranh in cơ học. Những việc tạo lại phiên bản nghệ thuật, bưu ảnh, áp phíc và các ảnh in để nghiên cứu được xếp vào loại này.
g - Âm bản
Mã g cho biết tài liệu là một âm bản. Đó là một mẩu phim, một tấm kính hoặc vật liệu khác trên đó xuất hiện ảnh âm bản, nghĩa là có kiểu sáng ngược lại với ảnh dương bản, tấm phim đèn chiếu, tấm trong, và được sử dụng để tạo ra dương bản. Phim âm bản không bao gồm ảnh âm bản, ảnh có sự kết hợp giữa âm bản và dương bản, ảnh in bằng tia sáng mặt trời, đó chỉ là những kỹ thuật để tạo ảnh mà thôi.
h - ảnh in
Mã h cho biết tài liệu là một ảnh in. ảnh in có hình ảnh dương bản, được tạo ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp  lên bề mạt nhạy sáng bởi tác dụng của ánh sáng hoặc năng lượng chiếu xạ. Thuật ngữ ảnh in (photoprint), khác với thuật ngữ ảnh chụp (photograph), được sử dụng ở đây để thể hiện chính xác hơn ý nghĩa; ảnh chụp về mặt kỹ thuật bao quát cả ảnh in và ảnh âm bản. ảnh x quang và ảnh mờ được xếp vào nhóm này.
i - Hình ảnh
Mã i cho biết đây là hình ảnh. Hình ảnh được định nghĩa là sự trình bày hai chiều nhìn được bằng mắt thường và thường được đặt trên một nền không trong. Thuật ngữ này được sử dụng khi định danh đặc trưng hơn cho tài liệu không xác định được hoặc không mong muốn xác định.
j - Bản in
Mã j cho biết tài liệu là một bản in, trên đó có thiết kế hoặc hình ảnh được chuyển từ một mặt được trạm khắc, khối gỗ, bản khắc đá, hoặc vật mang khác. Nói chung có 4 loại bản in: bản in phẳng, bản in nổi, in khắc đá, in nến.
l - Bản vẽ kỹ thuật
Mã l cho biết tài liệu là một bản vẽ kỹ thuật, được định nghĩa như một mặt cắt, chi tiết, biểu đồ, mặt tiền, mặt bằng làm việc, v.v.. được tạo ra để sử dụng trong chế tạo hoặc hoạt động kỹ thuật khác...
n - Biểu đồ
Mã n cho biết tài liệu là một sơ đồ. Sơ đồ được định nghĩa là một tấm mờ thể hiện dữ liệu ở dạng đồ hoạ hoặc bảng, thí dụ như biểu đồ trên tường.
o - Thẻ chớp nhoáng
Mã o cho biết tài liệu là một thẻ chớp nhoáng. Thẻ chớp nhoáng là loại thẻ hoặc một tấm mờ trên đó có in chữ, số hoặc ảnh được thiết kế để hiện hình nhanh. Các thẻ hoạt động cũng được xếp vào nhóm này.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh vật liệu đặc biệt của tài liệu đồ hoạ không chiếu là không được xác định.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên phù hợp với tài liệu đồ hoạ không chiếu. Những loại tài liệu này có thể là ở dạng hỗn hợp, là sự kết hợp của các kỹ thuật vẽ tự do và in và không một kỹ thuật nào chiếm phần vượt trội.
 

02  Không xác định

Vị trí ký tự này không xác đinh. Nó chứa khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

03  Màu sắc

Mã chữ cái một ký tự cho biết màu sắc của của tài liệu đồ hoạ không chiếu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Một màu
Mã a cho biết ảnh được in hoặc được hiện với một mầu khác màu đen. Mã được sử dụng cho các tác phẩm đơn sắc. Nó không được sử dụng cho các vật liệu nhiếp ảnh.
b - Đen trắng
Mã b cho biết ảnh được in hoặc được hiện với mầu đen-trắng. Mã được sử dụng cho các tác phẩm nhiếp ảnh đen trắng.
c - Nhiều mầu
Mã c cho biết ảnh được in hoặc được hiện với nhiều hơn một mầu. Mã này được sử dụng cho các ảnh màu.
h - Tô màu thủ công
Mã h cho biết ảnh được in hoặc được xử lý bằng quá trình tráng ảnh được tô màu bằng tay (thủ công). Mã h hiếm khi được sử dụng với tài liệu nhìn thương mại vì chúng không được sản xuất bằng phương pháp tô màu thủ công.
m - Hỗn hợp
Mã m cho biết tác phẩm hoặc sưu tập là một sự phối hợp của một màu, đen trắng, nhiều màu, tô màu thủ công hoặc ảnh khác.
u - Không biết
Mã u cho biết đặc trưng màu sắc của ảnh là không biết.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên phù hợp với đặc trưng màu sắc của tài liệu đồ hoạ không chiếu. Thí dụ mã z được sử dụng cho ảnh được nhuộm, tô màu (các tài liệu nhiếp ảnh nhuộm màu).
 

04  Vật liệu nền chính

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu sử dụng cho vật mang chính (vật mang nền trên đó ảnh được vẽ hoặc được cho hiện ra) của tài liệu đồ hoạ không chiếu hình. Thông tin này được sử dụng trong việc xử lý và bảo quản tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Vải bạt
Mã a cho biết vật liệu nền chính là vải bạt.
b - Bảng Bristol
Mã b cho biết vật liệu nền chính là bảng bristol, một loại bảng mỏng, nhẵn, được sử dụng cho hoạ sỹ và các tác giả.
c - Bảng cáctông/Bảng minh hoạ
Mã c cho biết vật liệu nền chính là bảng cáctông/bảng minh hoạ.
d - Kính
Mã d cho biết vật liệu nền chính là kính.
e - Tổng hợp
Mã e cho biết vật liệu nền chủ yếu là vật liệu tổng hợp (chất dẻo, vinyl, ...). Mã e được sử dụng cho mọi loại vật liệu tổng hợp trừ loại tạo ra từ vải được dệt.
f - Da
Mã f cho biết vật liệu nền chính là da súc vật. Nó bao gồm da, giấy da, giấy da mịn.
g - Vải
Mã g cho biết vật liệu nền chính là vải. Mã được sử dụng cho mọi loại vải được sản xuất từ các sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp, trừ vải bạt. Vật liệu tổng hợp được tạo ra từ việc liên kết lại những loại vải cũng được coi là vải.
h - Kim loại
Mã h cho biết vật liệu nền chủ yếu là kim loại.
m - Sưu tập hỗn hợp
Mã m cho biết vật liệu nền chủ yếu là khác nhau cho những tài liệu khác nhau trong sưu tập. Nói chung, mã được sử dụng cho những nhóm đồ hoạ không chiếu hình trên các loại vật mang khác nhau.
o - Giấy
Mã o cho biết vật liệu nền chủ yếu là bất cứ loại giấy nào từ xenlulô .
p - Thạch cao
Mã p cho biết vật liệu nền chủ yếu là thạch cao. Hỗn hợp của các vật liệu rắn khác với thạch cao cũng được coi là thạch cao.
q - Bảng cứng
Mã q cho biết vật liệu nền chính là bảng cứng.
r - Sứ
Mã r cho biết vật liệu nền chính là sứ. Mã r chỉ sử dụng cho vật liệu sứ từ đất sét. Những vật liệu tổng hợp tương tự sứ được áp mã e.
s - Đá
Mã s cho biết vật liệu nền chính là đá.
t - Gỗ
Mã t cho biết vật liệu nền chính là gỗ. Vật liệu nền chính tạo từ hạt hoặc sợi gỗ (gỗ ép) có thể không được coi là gỗ. Bảng nhỏ được coi là gỗ.
u - Không biết
Mã u cho biết vật liệu nền chính là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên phù hợp với vật liệu nền chính của tài liệu.
 

05    Vật liệu nền phụ

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu sử dụng cho vật mang phụ của tài liệu đồ hoạ không chiếu. Vật mang phụ là những vật liệu (khác với loại tấm lót bảo tàng thông thường) mà vật mang chủ yếu được gắn lên đó. Vị trí này chỉ mã hoá khi khung hoặc miếng lót có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, thông tin, lưu trữ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
# - Không có vật liệu nền phụ
Mã # (khoảng trống) cho biết tài liệu đồ hoạ không chiếu không có vật mang nền phụ.
a - Vải bạt
Mã a cho biết vật liệu của vật mang phụ là vải bạt.
b - Bảng Bristol
Mã b cho biết vật liệu của vật mang phụ là bảng bristol, một loại bảng mỏng, nhẵn, được sử dụng cho hoạ sỹ và các tác giả.
c - Bảng cáctông/Bảng minh hoạ
Mã c cho biết vật liệu của vật mang phụ là bảng cáctông/bảng minh hoạ.
d - Kính
Mã d cho biết vật liệu của vật mang phụ là kính.
e - Tổng hợp
Mã e cho biết vật liệu của vật mang phụ là vật liệu tổng hợp (chất dẻo, vinyl, ...). Mã e được sử dụng cho mọi loại vật liệu tổng hợp trừ loại tạo ra từ vải được dệt.
f - Da
Mã f cho biết vật liệu của vật mang phụ là da súc vật. Nó bao gồm da, giấy da, giấy da mịn.
g - Vải
Mã g cho biết vật liệu của vật mang phụ là vải. Mã được sử dụng cho mọi loại vải được sản xuất từ các sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp, trừ vải bạt. Vật liệu tổng hợp được tạo ra từ việc liên kết lại những loại vải cũng được coi là vải.
h - Kim loại
Mã h cho biết vật liệu của vật mang phụ là kim loại.
m - Sưu tập hỗn hợp
Mã m cho biết vật liệu của vật mang phụ là khác nhau cho những tài liệu khác nhau trong sưu tập. Nói chung, mã được sử dụng cho những nhóm đồ hoạ không chiếu trên các loại vật mang khác nhau.
o - Giấy
Mã o cho biết vật liệu của vật mang phụ là bất cứ loại giấy nào từ xenlulô .
p - Thạch cao
Mã p cho biết vật liệu của vật mang phụ là thạch cao. Hỗn hợp của các vật liệu rắn khác với thạch cao cũng được coi là thạch cao.
q - Bảng cứng
Mã q cho biết vật liệu của vật mang phụ là bảng cứng.
r - Sứ
Mã r cho biết vật liệu của vật mang phụ là sứ. Mã r chỉ sử dụng cho vật liệu sứ từ đất sét. Những vật liệu tổng hợp tương tự sứ được áp mã e.
s - Đá
Mã s cho biết vật liệu của vật mang phụ là đá.
t - Gỗ
Mã t cho biết vật liệu của vật mang phụ là gỗ. Vật liệu phụ dựa trên hạt hoặc sợi gỗ (gỗ ép) có thể được hoặc không được coi là gỗ. Bảng nhỏ được coi là gỗ.
u - Không biết
Mã u cho biết vật liệu của vật mang phụ là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không mã nào ở trên phù hợp với vật liệu của vật mang thứ yếu của tài liệu.
 

Thí dụ

007   kh#coo
          [Tài liệu là một đồ hoạ không chiếu (007/00), ảnh (01) màu (03), được in trên nền giấy (04), và được dán lên trên giấy (05).]
 
007   kl#ao#
          [Tài liệu là một đồ hoạ không chiếu (007/00), bản vẽ kỹ thuật (01), một màu (03), được in trên nền giấy (04), và không có vật mang phụ (05).]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Trường 007 cho loại tài liệu đồ hoạ không chiếu dài 6 ký tự, được xác định theo vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007/02       Khía cạnh nguyên bản đối với bản sao [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]
Định nghĩa này được xác định là lỗi thời từ năm 1997. Những mã được xác định là f (Bản sao chép), o (Nguyên bản), r (Phiên bản) và u (Không biết).
 

007   PHIM ĐIỆN ẢNH (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi trường 007/00 chứa mã m, thì nó chứa các thông tin mã hóa đặc thù về đặc trưng vật lý của phim .

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

m - Phim điện ảnh
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là phim điện ảnh. Phim điện ảnh được định nghĩa là một chuỗi các hình ảnh tĩnh trên phim, có hoặc không có âm thanh, có thể được chiếu tuần tự rất nhanh để tạo hiệu ứng quang chuyển động. Ký tự lấp đầy (|) không được phép sử dụng ở vị trí này.
 

01  Định danh tài liệu đặc thù

Mã một ký tự chữ cái chỉ định danh tài liệu đặc thù của phim. Định danh tài liệu đặc thù mô tả loại đặc biệt của tài liệu (thông thường là loại đối tượng vật lý), thí dụ: cuộn phim. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
c - Hộp phim
Mã c cho biết tài liệu là phim được để trong hộp, có hai đầu được nối lại với nhau tạo thành một vòng phim, khi phát lại thì không cần tua lại.
f - Casset phim
Mã f cho biết tài liệu là phim trong băng casset quay và tua lại được từ cuộn này sang cuộn khác.
r - Cuộn phim
Mã r cho biết tài liệu là cuộn phim mới được thiết kế để dùng với máy chiếu phim có ống cuộn phim chủ động của mình. Loại phim này bao gồm phim có rãnh âm thanh kèm theo hình ảnh nhưng trên thực tế thì không xuất hiện.
u - Không xác định
Mã u cho biết tài liệu đặc thù của phim không được xác định rõ.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với loại phim.
 

02  Không xác định

Vị trí ký tự này không xác định, nó chứa khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

03  Màu sắc

Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc điểm màu của phim. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
b - Đen trắng
Mã b cho biết ảnh được in hoặc chiếu ở dạng đen trắng.
c - Nhiều màu
Mã c cho biết phim được in hoặc chụp có nhiều hơn một màu. Mã c được dùng cho quá trình chụp ảnh màu.
h - Tô màu thủ công
Mã h cho biết phim được sản xuất bằng quy trình chụp hoặc in ảnh là được tô màu thủ công. Mã h ít khi được dùng cho phim thương mại vì đây không phải là loại phim màu thủ công điển hình.
m - Màu hỗn hợp
Mã m cho biết tài liệu hoặc tập hợp là sự kết hợp của các ảnh màu đen trắng, nhiều màu, màu thủ công, và/hoặc các hình ảnh khác.
n - Không áp dụng
Mã u cho biết đặc trưng màu sắc không được áp dụng vì tài liệu không có hình ảnh. Thí dụ, mã này được dùng khi tài liệu có trong tay là phim chỉ có rãnh âm thanh để dành cho các hình ảnh nhưng hiện không có.
u - Không biết
Mã u cho biết đặc trưng màu của phim là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào ở trên phù hợp với đặc tính màu (tông màu, nhuộm…).
 

04  Khổ mẫu trình bày phim

Mã ký tự một chữ cái chỉ hình thức trình bày phim. Các thuật ngữ cho biết tài liệu là màn ảnh rộng thường là Techniscope, Todd-AO, Super-Panavision,... Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
a - Khung âm thanh chuẩn (khung hình thu nhỏ)
Mã a cho biết phim có khung âm thanh chuẩn (khung hình thu nhỏ). Nó được sử dụng cho các dạng màn ảnh không phải màn ảnh rộng, thí dụ như đối với các phim có rãnh âm thanh chuẩn 35 mm., 16 mm., và trên 8 mm. Mã a có thể được sử dụng ngay cả cho phim câm mà trong đó khoảng trống để chèn rãnh âm, nghĩa là ở đó khuôn hình ảnh câm được cắt để tạo ra khoảng trống cho rãnh âm thanh.
b - Không biến dạng (màn ảnh rộng)
Mã b được dùng cho những dạng phim màn ảnh rộng mà để có hiệu ứng màn ảnh rộng không cần sử dụng kỹ thuật nén quang học hoặc kỹ thuật chiếu đặc biệt. Xử lý màn ảnh rộng không biến dạng chủ yếu dùng cho phim cỡ 35 mm. và cỡ rộng hơn ở đó hình ảnh trên phim là tự nhiên (không phải nén quang) và có chiều cao khung hình thấp hơn, nó được mở rộng bằng cách chiếu lên màn ảnh rộng nhờ sử dụng thấu kính thường và kính có độ mở thích hợp để tạo ra tỷ lệ thích hợp.
c - ảnh ba chiều (3D)
Mã c được dùng cho phim có hiệu ứng 3 chiều thông qua sử dụng 2 máy chiếu để lồng 2 hình ảnh của phim lên màn ảnh (thường là màn ảnh rộng). Nó thường được dùng với phim 35 mm. Những kính phân cực được người xem đeo vào sẽ giúp họ tạo ra cảm giác về chiều sâu và kích thước.
d - Biến dạng (màn ảnh rộng)
Mã d dùng cho phim có hiệu ứng màn ảnh rộng nhờ sử dụng hình ảnh nén quang hoặc ép ngang. Nó được mở rộng cho đến đúng tỷ lệ nhờ việc chiếu lên màn ảnh rộng có sử dụng thấu kính đặc biệt có sự phóng đại theo chiều ngang lớn hơn chiều dọc. Loại phim này đã được giới thiệu và chấp nhận dùng cho phim thương mại vào năm 1953 dưới cái tên Cinemascope, tiếp theo là Techniscope (1963), Naturama, Panavision,... Mã cũng được dùng cho phim 16 mm có sử dụng cùng kỹ thuật này.
e - Hình thức màn ảnh rộng khác
Mã e được dùng cho một vài hình thức màn ảnh rộng khác không áp dụng được với các mã khác. Những dạng này bao gồm Cinerama, Viterama, Circarama và những dạng khác có hiệu ứng màn ảnh rộng nhờ chiếu cùng một lúc các bản in riêng biệt lên màn ảnh rất rộng, đôi khi màn ảnh được thiết kế cong để sử dụng nhiều máy chiếu tạo nên phim bằng một loạt các hình ảnh liền nhau.
f - Khung hình phim câm chuẩn (khung hình đầy đủ)
Mã f được dùng cho phim 35 mm, trên đó kích thước hình ảnh xấp xỉ bằng chiều rộng của khoảng cách giữa các lỗ của khuôn phim. Đây là dạng chuẩn của phim câm từ khoảng năm 1899 cho đến những năm cuối của thập kỷ 1920 khi phim có âm thanh được giới thiệu và khung hình phim bị giảm để tạo chỗ cho rãnh âm.
u - Không biết
Mã u cho biết dạng trình bày của phim là không biết.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với hình thức trình bày phim. Thí dụ như dạng phim Imax 70 mm., không phải hình chữ nhật, vòng180 độ, dạng sử dụng hạn chế này không được chuẩn. Về mặt kỹ thuật Imax không được coi là dạng màn ảnh rộng vì không có tỷ lệ phóng phù hợp nhưng nó vẫn đạt được hiệu ứng màn ảnh rộng.
 

05  Âm thanh liền với vật mang hay tách riêng

Mã chữ cái một ký tự cho biết hoặc âm thanh có trong tài liệu hoặc âm thanh được tách riêng khỏi tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có mã ở vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)
Mã khoảng trống (#) cho biết âm thanh không xuất hiện.
a - Âm thanh liền với vật mang
Mã a cho biết âm thanh có trong tài liệu. Mã a luôn luôn được dùng khi mã hoá rãnh âm riêng biệt là một phần vật lý của phim (thí dụ, dải từ tính trên lề nền phim).
b - Âm thanh tách riêng với vật mang
Mã b cho biết âm thanh ở trên một vật mang riêng, được thiết kế để kèm theo hình ảnh (thí dụ băng casset ).
u - Không biết
Mã u cho biết không biết sự có mặt hay vắng mặt của âm thanh trong tài liệu là không được biết.
 

06  Vật mang âm thanh

Mã chữ cái một ký tự cho biết vật mang đặc thù được dùng để ghi âm thanh của tài liệu không phụ thuộc âm thanh đó có sẵn trong tài liệu hoặc dưới dạng tài liệu kèm theo. Nó cũng cho biết dạng phương tiện phát lại âm thanh được quy định cho tài liệu. Vị trí ký tự này được sử dụng cùng với thông tin mã hoá trong trường 007/05 (Âm thanh liền với vật mang hay tách riêng ) và 007/07 (Kích thước). Các phương tiện mang âm thanh điển hình là: 1) Rãnh quang và/hoặc từ tính trên cuộn phim to hoặc được đặt trong casset hoặc trong hộp; 2) Băng âm thanh hoặc băng hình cuộn hoặc được giữ trong casset hoặc trong hộp; và 3) Đĩa hình hoặc đĩa tiếng. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)
Mã khoảng trống (#) cho biết không có âm thanh (thí dụ tài liệu là phim câm)
a - Rãnh âm thanh quang học trên phim
Mã a cho biết âm thanh đi cùng với phim được ghi trên rãnh quang là một phần của phim. Âm quang học là quá trình xử lý được sử dụng phổ biến nhất đối với phim 16 và 35 mm.
b - Rãnh âm thanh từ tính trên phim
Mã b cho biết âm thanh đi cùng với phim ghi hình được ghi trên rãnh từ là một phần của phim. Phim 70 mm. thường có các rãnh âm thanh từ.
c - Băng ghi âm từ tính trong hộp
Mã c cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được ghi trên hộp băng ghi âm từ tính.
d - Đĩa
Mã d cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được ghi trên đĩa âm thanh. Đĩa âm thanh bao gồm các đĩa ghi âm vinyl 7, 10 và 12 inch và các đĩa compact 4 3/4 inch.
e - Băng ghi âm từ tính trong cuộn
Mã e cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được ghi trên cuộn băng ghi âm từ tính.
f - Băng ghi âm từ tính trong băng casset
Mã f cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được ghi trên băng casset của băng ghi âm từ tính.
g - Rãnh âm thanh quang học và từ tính trên phim
Mã g cho biết âm thanh đi cùng với phim được ghi trên cả rãnh từ và quang.
h - Băng hình
Mã h cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được coi như một phần của băng hình. Băng ghi hình thông thường không dùng chỉ để ghi âm thanh.
i - Đĩa hình
Mã i cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu được coi như một phần của đĩa hình. Đĩa hình thông thường không dùng chỉ để ghi âm thanh. Cần phân biệt giữa đĩa hình (thí dụ, đĩa hình 12 inch quét laze ghi thông tin video) và đĩa nén chỉ dùng ghi âm thanh (thí dụ, đĩa nghe nén 4 3/4 inch). Công nghệ ghi hình về mặt vật lý hoặc thông tin âm trên các hệ đĩa số hoá là giống nhau.
u - Không biết
Mã u cho biết vật mang âm thanh là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào ở trên phù hợp với vật mang âm thanh.
 
 

07  Kích thước

Mã chữ cái một ký tự  cho biết chiều rộng của phim. Chỉ có những mã thật sự trùng hợp với kích thước của tài liệu ghi trong mô tả vật lý thì mới được sử dụng. Nếu không có mã thích hợp chính xác, thì sử dụng mã z. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - 8mm chuẩn
Mã a cho biết chiều rộng của phim là 8mm chuẩn. Những phim được gọi là Mauer 8mm, cũng được ghi bằng mã a.
b - Trên 8mm/ 8mm đơn
Mã b cho biết chiều rộng của phim trên 8mm. Loại phim 8mm đơn của Nhật tương đương với loại phim trên 8mm.
c - 9,5mm
Mã c cho biết chiều rộng của phim là 9,5mm.
d - 16mm
Mã d cho biết chiều rộng của phim là 16mm.
e - 28mm
Mã e cho biết chiều rộng của phim là 28mm.
f - 35mm
Mã f cho biết chiều rộng của phim là 35mm.
g - 70mm
Mã g cho biết chiều rộng của phim là 70mm.
u - Không biết
Mã u cho biết không biết kích thước.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác ở trên phù hợp với kích thước của phim.
 

08  Cấu hình của các kênh phát lại

Mã chữ cái một ký tự cho biết cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh của phim. Phần tử dữ liệu này được mã hoá dựa trên chỉ dẫn rõ ràng về việc phát lại. Các mã này không dùng cho cấu hình của các kênh thu trừ khi các kênh này có thể phát lại. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
k - Hỗn hợp
Mã k cho biết có hơn một cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh của một bộ phim. Thí dụ một phim có cả các rãnh từ âm thanh nổi và rãnh quang một kênh.
m - Một kênh
Mã m cho biết phần âm thanh của phim được cấu hình để phát lại trên một kênh.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh của phim không được áp dụng bởi vì đó là phim câm hoặc không có tiếng. Nó cũng được sử dụng khi mô tả tài liệu có âm thanh tách riêng (007/05 chứa mã b). Cấu hình của các kênh phát lại cho rãnh âm thanh riêng biệt có thể được mô tả ở một phần khác của trường 007 nói về việc ghi âm trong tài liệu kèm theo (thí dụ, âm thanh của băng casset).
q - Bốn kênh, nhiều kênh, hoặc kênh vòng
Mã q cho biết phần âm thanh của phim được cấu hình để phát lại hoặc trên hai kênh trở lên. Sử dụng mã này cho các rãnh âm kênh vòng (surround) Dolby và các kỹ thuật đa kênh khác.
s - Âm thanh nổi
Mã s cho biết phần âm thanh của phim được cấu hình để phát lại trên hai kênh riêng biệt. Sử dụng mã này khi vật mang không phải là một kênh và khi không thể xác định chắc chắn được nguồn phát lại nhiều kênh.
u - Không biết
Mã u cho biết không biết cấu hình của các kênh phát lại.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với cấu hình của các kênh phát lại.
 

09  Các thành phần sản xuất phim

Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng tài liệu phim là một phần của phim hoàn chỉnh, là một thành phần sản xuất ban đầu của phim, hoặc là một đoạn sau khi phim đã sản xuất. Tài liệu mô tả ở vị trí ký tự này không giới thiệu một tác phẩm hoàn chỉnh (có nghĩa là một bộ phim hoàn chỉnh). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Bản chưa thành phẩm
Mã a cho biết bản in chưa thành phẩm liên quan đến bản in của cảnh quay nguyên bản được biên tập kỹ lưỡng để cho ra phiên bản cuối cùng.
b - Đã cắt xén
Mã b cho biết đây là sự cắt xén. Đó là những đoạn của cảnh quay còn lại sau khi các phần chọn lọc đã đưa vào trong bản in chưa thành phẩm.
c - Loại bỏ
Mã c cho biết đây là phần bỏ ra ngoài. Phần này là các cảnh quay bị loại bỏ sau khi biên tập phim.
d - Bản in nháp
Mã d cho biết đây là bản in nháp, là bản in dương bản đầu tiên của cảnh quay phim của ngày hôm trước từ phòng tráng phim; còn được gọi là bản in hàng ngày.
e - Rãnh phối âm
Mã e cho biết đây là rãnh phối âm, là các rãnh âm riêng biệt được tổ hợp lại để sản xuất thành rãnh âm thanh cuối cùng của phim. Các rãnh phối âm có thể bao gồm nhạc, tiếng động và các rãnh hội thoại.
f - Băng nhan đề/dải nhan đề
Mã f cho biết đây là băng nhan đề/ dải nhan đề, là những đầu đề hoặc nhan đề được in riêng với phim tương ứng.
g - Cuộn phim sản xuất
Mã g cho biết đây là cuộn phim sản xuất, là thuật ngữ chung chỉ các đoạn khác nhau của các đoạn dựng phim (phim thường được cuộn trên các lõi) trước khi nó được cắt và tập hợp lại thành cuộn.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải là các yếu tố dựng phim.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với yếu tố dựng phim.
 

10  Khía cạnh dương bản/âm bản

Mã chữ cải một ký tự cho biết tài liệu hoặc là phim âm bản hoặc là phim dương bản. Khía cạnh phim âm bản/dương bản có liên quan đến dạng nhũ tương dùng làm nền phim. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Dương bản
Mã a cho biết đây là phim mà màu và/hoặc giá trị tông màu của nó giống các đối tượng gốc.
b - Âm bản
Mã b cho biết đây là phim có hình ảnh âm bản. Đối với phim đen trắng, tông màu đối ngược với đối tượng gốc. Đối với phim màu, sự phối màu bổ sung cho đối tượng gốc (thí dụ màu đỏ sẽ có màu xanh lá cây trong phim âm bản).
n - Không áp dụng
Mã n cho biết phim không có khía cạnh dương bản/âm bản.
u - Không biết
Mã u cho biết khía cạnh dương bản/âm bản của phim là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với khía cạnh dương bản/âm bản của tài liệu.
 

11  Thế hệ

Mã chữ cái một ký tự cho biết cấp thế hệ của phim. Khái niệm Thế hệ giới thiệu quá trình làm ảnh cần thiết để tạo dựng, sao và bảo quản tài liệu phim điện ảnh. Thế hệ cho biết mức độ từ tài liệu gốc (thí dụ phim âm bản hoặc băng hình gốc trong camera) đến tài liệu đang xử lý. Tài liệu được tạo ra lần lượt từ bản gốc có thể là tài liệu thế hệ thứ hai, ba, tư,...(thí dụ, âm bản gốc đến dương bản gốc, đến bản sao âm bản, đến bản in tham khảo). Dữ liệu về thế hệ được dùng để đánh giá chất lượng của các bản sao, ra các quyết định về bảo quản, và nhận dạng tài liệu là để kiểm tra hoặc cho nghiên cứu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
d - Bản sao
Mã d cho biết đây là bản sao, thường là âm bản và được gọi là một “dupe neg” và là một phiên bản của phim gốc hoặc rãnh âm gốc. Bản sao âm bản sao được sản xuất từ dương bản gốc, mà dương bản gốc này lại được tạo ra từ bản âm bản đầu tiên. Bản sao chí ít là thế hệ thứ ba của bản gốc. Âm bản sao có thể được xử lý đặc biệt hoặc để có được các đặc điểm mà không có trong hình ảnh gốc, như kỹ xảo đặc biệt, hoặc để bảo vệ và mở rộng phim âm bản gốc đã được dựng như khi âm bản sao được xử lý đặc biệt để in ấn cùng một lúc từ các phòng tráng phim khác nhau.
e - Bản gốc
Mã e cho biết đây là bản gốc, thường là dương bản và được xem là bản gốc dương bản. Đó là một bản in dương bản được đặc biệt tạo ra từ phim âm bản thế hệ trước đó và được dùng để làm ra bản sao âm bản không dùng để chiếu. Bản gốc thường được coi là tài liệu thế hệ thứ hai.
o - Nguyên bản
Mã o cho biết đây là nguyên bản, thường là âm bản. Nó là phim được phơi sáng trong máy quay phim và do đó chất lượng tốt hơn những sản phẩm và thế hệ tiếp sau. Khi nói về những phim cũ, nguyên bản gần như lúc nào cũng là âm bản. Tuy nhiên, nguyên bản cũng có thể là dương bản.
r - Bản in tham khảo/bản sao để duyệt
Mã r cho biết đây là bản in tham khảo (ref print), về mặt kỹ thuật nó được xác định như bản phát hành được sự phê chuẩn của giám đốc và người sản xuất phim. Bản in tham khảo cũng có thể được lưu giữ như một bản in tham chiếu dùng để đánh giá chất lượng các bản in sau đó. Trong lưu trữ phim, thuật ngữ này dùng để chỉ phim để các nhà nghiên cứu xem. Nó không phải là tài liệu nguyên bản, bản gốc hoặc bản sao.
u - Không biết
Mã u cho biết thế hệ của phim là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào ở trên phù hợp với thế hệ của phim.
 

12  Nền phim

Mã chữ cái một ký tự cho biết nền của phim. Nền phim an toàn là nền tương đối khó cháy phù hợp với quy định của tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về nền phim. Trong một số phim, từ phim an toàn được xuất hiện trên lề phim. Phim nền nitrat là nền phim dễ cháy, không phù hợp với quy định của ISO về nền phim an toàn. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Nền an toàn, không xác định
Mã a cho biết đây là nền phim an toàn mà dạng của nó không được xác định.
c - Nền an toàn, không xác định rõ axetat
Mã c cho biết đây là phim nền an toàn axetat, nhưng chính xác là dạng gì thì không xác định được rõ, có nghĩa là không biết rõ dạng điaxetat hay triaxetat.
d - Nền an toàn, điaxetat
Mã d cho biết đây là phim nền điaxetat xenlulô. Được tạo ra từ trước Đại chiến Thế giới Thứ nhất cho sản xuất phim gia đình, nền điaxetat không ổn định và đắt hơn nền nitrat và vì vậy không được chấp nhận trong sản xuất phim chuyên nghiệp 35 mm.
i - Nền nitrat
Mã i cho biết đây là phim nền nitrat xenlulô. Cho biết đến năm 1957, nền hoặc vật mang nitrat xenlulô được dùng trong việc sản xuất phim 35 mm (và một số phim 17,5 mm). Nền phim nitrat không còn được sản xuất nữa.
m - Nền hỗn hợp (an toàn và nitrat)
Mã m cho biết đây là phim có sự phối hợp nền an toàn và nền nitrat. Sử dụng nền hỗn hợp là xu hướng chung vào đầu những năm 1950 khi các cảnh quay trên nền nitrat được nối với nền phim an toàn để phim có chi phí thấp. Để phát hành được như vậy, phải có 50 % phim có các cảnh lưu trên nền phim nitrat.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không có nền phim, thí dụ phim giấy.
p - Nền an toàn, polyeste
Mã p cho biết nền phim làm bằng nhựa tổng hợp (thí dụ, este).
r - Nền an toàn, hỗn hợp
Mã r cho biết các phim có nền an toàn hỗn hợp được nối cùng với nhau, nhưng không phải phim nitrat.
t - Nền an toàn, triaxetat
Mã t cho biết nền phim là triaxetat xenlulô. Triaxetat xenlulô là hỗn hợp nhiều axetal có đặc tính là ít có khả năng cháy và cháy chậm. Từ năm 1951, triaxetat được sử dụng cho phim chuyên nghiệp cũng như phim nghiệp dư.
u - Không biết
Mã u cho biết nền phim là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với nền phim.
 

13  Công nghệ tinh chỉnh màu

Mã chữ cái một ký tự cho biết cụ thể hơn đặc điểm tạo màu của phim điện ảnh. Nếu phần màu của phim có màu từ nhiều quá trình tạo màu thì mã của quá trình màu trội hơn sẽ được sử dụng. Việc xử lý màu bổ sung được mô tả trong trường 500 (Phụ chú chung). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Màu ba lớp
Mã a cho biết phim có ba lớp nhũ tương màu: màu lục lam, đỏ tươi và vàng. Mỗi một lớp đều nhạy với màu chủ yếu của nó. Vào đầu những năm 1950, phim màu được sản xuất với ba lớp màu, và cũng được gọi là phim nhiều lớp. Quá trình xử lý màu này cũng được gọi là ba lớp tích hợp.
b - Hai màu, dải đơn
Mã b cho biết hệ màu mà trong đó dải đơn phim được phơi ánh sáng từng cặp hình ảnh bằng phương pháp lăng kính tách chùm. Một ảnh trong các cặp hình ảnh được đưa ra qua bộ lọc đỏ và một ảnh qua bộ lọc xanh. Âm bản tạo thành được dùng để sản xuất bản in bao gồm hai dải kết nối với nhau, và sau này trong lịch sử gia công màu, là bản in nhuộm hai màu. Công nghệ này được gọi là công nghệ Red and Green Technicolor, một quá trình đặc biệt của hãng Technicolor và được dùng nhiều vào thời gian 1922-1923, sau đó được dùng cho phim hoạt hình đến năm 1936.
c - Hai màu không xác định
Mã c cho biết hệ tái tạo màu không được xác định cụ thể, trong đó phổ nhìn thấy có thể tách thành từng vùng xanh và đỏ hoặc các thành vùng đỏ và xanh lục để ghi và biểu thị màu. Mặc dầu được sử dụng rộng rãi trong xử lý phim màu thời kỳ đầu, nhưng sự không có khả năng nội tại của hai thành phần màu để tái tạo dải màu thích hợp đã làm cho nó đã bị lỗi thời khi công nghệ xử lý ba màu trở nên dễ dàng và khá rẻ.
d - Ba màu không xác định
Mã d cho biết hệ tái tạo màu không được nhận dạng rõ ràng, trong đó phổ nhìn thấy phân chia thành ba phần, thông thường là đỏ, xanh lục và xanh, với mục đích để ghi và biểu thị màu.
e - Màu ba dải
Mã e cho biết đây là hệ màu mà trong đó ba âm bản màu riêng biệt được sản xuất trên phim đen trắng. Màu ba dải thường được dùng đồng nghĩa với  thương hiệu Technicolor. Trong hệ ba thành phần Technicolor, ánh sáng phản chiếu từ vật chủ được truyền qua thấu kính đơn tới lăng kính của camera chuyên dụng. Một phần của ánh sáng sẽ xuyên qua lăng kính và kính lọc màu xanh lục để tạo bản màu xanh lục. Phần còn lại của ánh sáng bị phản xạ từ lăng kính và được hấp thụ bởi phim âm bản để tạo ra bản màu xanh và màu đỏ. Mỗi một âm bản sẽ được rửa để tạo ra âm bản mới, tương tự như là các âm bản đen và trắng.
f - Màu hai dải
Mã f cho biết đây là hệ màu mà trong đó hai dải phim, một là để ghi ánh sáng đỏ và một là để ghi ánh sáng xanh, đồng thời chạy qua camera và được phơi sáng qua nền của mặt trước phim. Hai dải phim âm bản được dùng để tạo ra bản in trong dải phim bản sao gốc ( dải phim cùng với nhũ tương trên cả hai mặt của nền phim) cùng với các hình ảnh được nhuộm màu đỏ trên một mặt và hình ảnh được nhuộm màu xanh hoặc nhuộm màu trên một mặt khác. Mặc dù đã được sử dụng rộng rãi trong xử lý phim màu ngay từ thời kỳ đầu, nhưng sự bất lực của hai thành phần để tái tạo phổ màu rõ ràng đã làm cho các hệ như vậy bị lỗi thời khi công nghệ ba màu trở nên dễ dàng hơn. Quá trình hai màu đã được sử dụng khoảng từ năm 1920 đến năm 1950, trong số đó có các công ty: Cinecolor, Magnacolor, và Multicolor.
g - Màu đỏ
Mã g cho biết đây là trong công nghệ màu Cinecolor, sự ghi tách màu của ánh sáng xanh lục-lam, khi in thành màu đỏ. Trong công nghệ màu Super Cinecolor, sự ghi tách màu của ánh sáng xanh lục sẽ in thành màu đỏ tươi (được gọi là màu đỏ Cinecolor). Trong công nghệ hai màu Technicolor, sự ghi tách màu của ánh sáng xanh lục sẽ được in thành màu đỏ.
h - Màu xanh và xanh lục
Mã h cho biết trong quá trình xử lý màu của Cinecolor và Super Cinecolor, các dải phim màu xanh được ghi tách màu của ánh sáng đỏ khi in thành bản màu xanh-xanh lục (được gọi là “bản màu xanh” Cinecolor). Trong quá trình hai màu của Technicolor, dải màu xanh là bản ghi tách màu của ánh sáng đỏ-đỏ tươi khi in thành màu xanh lục.
i - Màu xanh lục lam
Mã i cho biết ghi tách màu của ánh sáng đỏ khi in thành màu lục lam.
j - Màu đỏ tươi
Mã j cho biết đây là bản ghi tách màu của ánh sáng xanh lục khi in thành màu đỏ tươi.
k - Màu vàng
Mã k cho biết đây là bản ghi tách màu của ánh sáng xanh khi in thành màu vàng.
l - SEN 2
Mã l cho biết đây là âm bản được phơi sáng hai lần kế tiếp (SEN2). SEN2 là phương pháp chụp ảnh màu của phim mà trong đó hai ảnh âm bản tách màu được ghi trên cùng một dải phim bằng cách chụp mỗi khung hình hai lần kế tiếp qua kính lọc đỏ và xanh. Âm bản sẽ được in quang ngay sau đó bằng cách dùng kỹ xảo ảnh nhảy. Quá trình chỉ được sử dụng trong chụp ảnh phim hoạt hình và phim búp bê, trong đó có thể kiểm soát được sự chuyển dịch của từng khung hình. Quá trình chiếu sáng liên tục đã bị lỗi thời bởi sự xuất hiện của phim âm bản ba lớp màu (đa màu).
m - SEN 3
Mã m cho biết đây là âm bản phơi sáng hai lần kế tiếp (SEN3). SEN3 là phương pháp làm phim màu trong đó ba hình ảnh âm bản tách màu được ghi trên cùng một dải của phim bằng cách chụp mỗi ảnh ba lần kế tiếp qua kính lọc đỏ, xanh và xanh lục. Âm bản có được sẽ được in quang ngay sau đó bằng kỹ xảo ảnh nhảy. Quá trình chỉ được sử dụng trong chụp ảnh phim hoạt hình và phim búp bê, trong đó có thể kiểm soát được sự chuyển động của từng hình ảnh. Công nghệ chiếu sáng liên tục ít được sử dụng sau khi có sự xuất hiện của phim âm bản ba lớp màu (đa màu).
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải phim màu.
p - Tông màu nâu đỏ
Mã p cho biết đây là tông màu nâu đỏ, kết quả của sự đổi màu ảnh đen trắng trên hợp chất bạc sang nâu đỏ (màu nâu nhạt thành màu nâu sẫm) bằng hợp chất chứa kim loại. Màu nâu đỏ là tông màu được sử dụng phổ biến nhất và được dùng trong các bản in đen trắng của phim cho các cảnh đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả về hình ảnh hoặc gây ấn tượng mạnh mẽ.
q - Tông màu khác
Mã q cho biết màu được tạo ra bằng phương pháp biến đổi màu hoá học, thí dụ như uranium thì tạo màu đỏ hoặc tăng độ sáng của bản in tông màu khác với màu nhuộm ở chỗ các đoạn trắng của phim vẫn được giữ nguyên màu. Chỉ có ảnh trên hợp chất bạc của phim dương bản mới bắt màu.
r - Màu nhuộm
Mã r cho biết đây là màu nhuộm. Ngay từ thời kỳ đầu của việc nhuộm phim, màu nhuộm đã được tạo ra bằng cách ngâm phim trong chậu thuốc nhuộm hóa học có được màu trội hơn lên. Sau đó vật liệu thô được nhuộm thành mười một màu: màu hoa đào, màu xanh của ánh trăng, màu hổ phách của lửa,.... Phim có thể nhuộm toàn bộ hoặc một phần. Nhuộm màu được sử dụng phổ biến cho đến khi xuất hiện âm thanh.
s - Phủ màu và tô màu
Mã s cho biết màu được bổ sung cho phim bằng cách dùng nền phủ màu hoặc nhũ tương có tông màu.
t - Màu khuôn
Mã t cho biết màu được bổ sung bằng cách dùng khuôn tô màu, mỗi khuôn cho một màu. Tô màu bằng màu tô dùng thay thế cho việc tô màu thủ công của những thời kỳ ban đầu của công nghệ phim.
u - Không biết
Mã u cho biết loại tinh chỉnh mùa là không được biết.
v - Màu thủ công
Mã v cho biết ảnh chụp được tô màu bằng tay. Mã này được dùng khi nào mã h (Màu thủ công) xuất hiện trong trường 007/03 (Màu).
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với đặc tính tinh chỉnh màu sắc, thí dụ như khi không có một màu nào nổi bật.
 

14  Loại phim hoặc in màu

Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng phim màu hoặc in màu của tài liệu được mô tả. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
a - In đổi màu
Mã a cho biết bản in màu phim được làm bằng cách chuyển hai hay nhiều ảnh nhuộm màu khác nhau lên một dải đơn của phim trắng. Quá trình chuyển màu chỉ dùng để sản xuất bản in. Các bản in chuyển màu hấp phụ được tạo ra từ các bản quay gốc của phim (hoặc là phim nhiều lớp hoặc phim nhiều dải). Quá trình này chỉ được dùng bởi công ty Technicolor từ năm 1928 đến 1975. Sáng chế đã được bán cho Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và từ năm 1980 quá trình này chỉ được dùng ở Trung Quốc.
b - Phim ba lớp màu
Mã b cho biết đây là loại phim với ba lớp màu của nhũ tương: màu lục lam, màu đỏ tươi và màu vàng. Mỗi lớp màu đều rất nhạy với màu chính của nó. Từ đầu những năm 1950, hầu hết các phim màu đều được quay và in bằng dạng màu này. Nó còn được gọi là phim nhiều lớp.
c - Phim lớp ba màu, màu nhạt
Mã c cho biết đây là loại phim với ba lớp màu của nhũ tương: màu lục lam, màu đỏ tươi và màu vàng. Mỗi lớp màu đều nhạy với màu chính của nó và được ổn định để giảm màu sắc tới mức có thể. Nó được sử dụng từ năm 1983.
d - Phim hai mặt
Mã d cho biết đây là bản in phim màu có nhũ tương ở cả hai mặt. Thường thì một mặt được nhuộm đỏ còn mặt kia thì được nhuộm hoặc tông màu xanh.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải là phim màu.
u - Không biết
Mã u cho biết loại phim màu là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp loại phim màu.
 

15  Các giai đoạn hư hỏng

Mã chữ cái một ký tự cho biết mức độ hư hỏng của phim. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Không biểu hiện
Mã a cho biết không có biểu hiện hư hỏng hiện diện ở trên phim nitrat hay phim không phải nitrat.
b,c,d,e,f,g,h - (Các mã cho phim nitrat)
Các mã từ b - h dùng để ghi lại tình trạng hư hỏng của phim nền nitrat. Các mã này được sắp xếp theo mức độ trầm trọng của tình trạng hư hỏng. Nếu phim có nhiều hơn một đặc trưng thì ghi mã chỉ tình trạng nguy hiểm nhất.
k,l,m - (Các mã cho phim không nitrat)
Các mã từ k-m được dùng để ghi sự hư hỏng của phim không phải nitrat (thí dụ phim an toàn,...). Các mã được sắp xếp theo mức độ trầm trọng của tình trạng hư hỏng. Nếu một phim có nhiều hơn một đặc trưng thì ghi mã chỉ tình trạng nguy hiểm nhất.
 

16  Độ hoàn thiện

Mã chữ cái một ký tự cho biết tài liệu đang được biên mục đã được coi là hoàn thiện hay chưa. Ký tự lấp đầy (|) được dùng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
c - Hoàn thiện
Mã c cho biết tài liệu được biên mục đã được coi là hoàn thiện.
i - Chưa hoàn thiện
Mã i cho biết tài liệu được biên mục được coi là chưa hoàn thiện.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết độ hoàn thiện không được áp dụng cho loại phim, thí dụ, như phim gia đình, cảnh phim chưa được cắt xén, cảnh phim rời và trong một số trường hợp là tài liệu không xác định, ...
u - Không biết
Mã u cho biết mức độ hoàn thiện của phim là không được biết.
 

17-22  Thời gian kiểm tra phim

Các vị trí ký tự này cho biết thời gian kiểm tra phim gần nhất. Thời gian kiểm tra phim có thể là ngày phim được biên mục hoặc là ngày phim được chiếu. Thời gian kiểm tra phim được ghi theo mẫu có sáu con số thế kỷ/năm/tháng, có nghĩa là theo mẫu yyyymm. Phần nào của thời gian không biết thì nhập thay bằng dấu nối. Nếu thời gian hoàn toàn không biết thì nhập sáu dấu nối. Sáu ký tự lấp đầy (||||||) được dùng khi không có mã ở phần tử dữ liệu này.
 
007/17-22           199312
         [Tháng 12 năm 1993]
 
007/17-22           1987--
         [Kiểm tra năm 1987, tháng không biết]
 

Thí dụ

007   mr#caaadmnartauac198606
[Tài liệu là phim (007/00); trên cuộn (01); phim màu (03); rãnh âm thanh chuẩn (04); trên cùng vật mang (05); rãnh quang (06); 16mm. (07); một kênh âm thanh (08); không áp dụng các đoạn dựng phim (09); nhũ tương dương bản (10); bản in tham khảo/bản sao để duyệt (11); nền phim an toàn (triaxetat) (12); phim 3 lớp màu (13); loại phim màu không biết (14); không xuất hiện sự hư hỏng (15); phim hoàn thiện (16); và phim được kiểm tra vào tháng 6 năm 1986 (17/22).]
 
007   mr#bf##fnnartnnai19851
 [Tài liệu là phim (007/00); trên cuộn (01); phim đen trắng (03); cỡ phim câm chuẩn (04); không âm thanh (05-06); 35 mm. (07); không áp dụng loại âm thanh và các công đoạn dựng phim (08-09); nhũ tương dương bản (10); bản in tham khảo (11); nền phim an toàn (triaxetat) (12); không áp dụng loại màu và loại phim màu (13-14); không xuất hiện sự hư hỏng (15); phim không hoàn thiện (16); và phim được kiểm tra vào tháng 12 năm 1985 (17/22).]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là phim, trường 007 thường xác định cho nó 23 vị trí ký tự. Tám vị trí đầu (007/00-07) luôn luôn được sử dụng. Cơ quan có thể chọn bổ sung vào các vị trí mã từ 007/07 đến 007/22. Vì việc xác định các mã trong trường 007 dựa vào vị trí ký tự của chúng, khi mã hóa bất kỳ một vị trí ký tự sau vị trí trường 007/07, yêu cầu mỗi một vị trí ký tự có một mã hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007- Phim [xác định lại, 1981; nâng cấp, 1985]
Vào năm 1981, trường 007 (Tư liệu nhìn) được xác định lại về cấu trúc hiện hành của nó và được đổi tên. Xem mục Định danh nội dung của trường 007 (Mô tả vật lý trường có độ dài cố định-Thông tin chung) về vị trí và cấu trúc của các yếu tố trước và sau khi cấu trúc lại.
Vào năm 1985, trường 007 được tăng thêm độ dài để phù hợp với dữ liệu mã hoá từ trường 009 (Mô tả vật lý trường có độ dài cố định đối với tài liệu lưu trữ ) và đã bị lỗi thời. Xem phần lịch sử định danh nội dung của 00X (Các trường kiểm soát- Thông tin chung) về mối quan hệ giữa các phần tử dữ liệu trong hai trường.
007/02     Khía cạnh nguyên bản và phiên bản của bản gốc [Lỗi thời] [chỉ có trong USMARC]
Xác định này bị lỗi thời năm 1997. Các mã đã được xác định: f (Bản sao chép), o (Nguyên bản), r (Phiên bản) và u (Không biết).
007/04     Hình thức trình bày phim
n        Không áp dụng [Lỗi thời, 1983]
e       Loại khác [Lỗi thời, 1980]
Mã e hiện nay được xác định vào năm 1981.
007/06     Phương tiện mang âm thanh
g       Loại khác [Lỗi thời, 1980]
Mã g hiện nay được xác định vào năm 1985.
007/09 Thành phần sản xuất phim
h        Loại khác [Lỗi thời, 1988]
007/17-22 Thời gian kiểm tra phim [chỉ có trong  CAN/MARC]
Trước khi xác định vị trí ký tự này, thời gian kiểm tra phim được mã hoá ở trường 009/16-19 cho tư liệu nhìn (Thời gian kiểm tra phim).

007   BỘ TÀI LIỆU (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi trường 007/00 chứa mã o, thì nó sẽ chứa thông tin mã hoá đặc thù nhận dạng tài liệu về mặt vật lý như một bộ tài liệu.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

o - Bộ tài liệu
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là bộ tài liệu. Bộ tài liệu được định nghĩa như một tập hợp các thành phần khác nhau được phát hành như một đơn vị tài liệu, chủ yếu cho mục đích dạy học. Không một thành phần nào được coi là thành phần nổi trội hơn của tài liệu. Thí dụ các bộ tài liệu hỗn hợp là một tập tài liệu nghiên cứu giảng dạy xã hội học lớp 12 (sách, sách bài tập, sách hướng dẫn, phạm vi hoạt động,...), hoặc các bộ tài liệu về thực nghiệm giáo dục (phương pháp thực nghiệm, đáp án, hướng dẫn chấm điểm, bảng điểm, hướng dẫn thao tác,...). Ký tự lấp đầy (|) không được sử dụng ở vị trí này.
 

01  Định danh tài liệu đặc thù

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù mô tả các đặc trưng (thông thường là loại đối tượng vật lý) thuộc về tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh tài liệu đặc thù của bộ tài liệu là không được xác định.
 

Thí dụ

007   ou
         [Đối tượng là bộ tài liệu hỗn hợp (007/00)]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là bộ hỗn hợp, trường 007 có hai vị trí ký tự.
 
 

007   BẢN NHẠC CÓ CHÚ GIẢI (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi trường 007/00 chứa mã q, thì nó sẽ chứa thông tin mã hoá đặc thù nhận dạng tài liệu về mặt vật lý như một bản nhạc có chú giải.
 

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00 Loại tài liệu

q - Bản nhạc có chú giải
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là bản nhạc có chú giải. Bản nhạc có chú giải được định nghĩa là tác phẩm nhạc không trình diễn, thể hiện bằng đồ hoạ, cả hai đã được in ấn và số hoá. Nó bao gồm tổng phổ và/hoặc bè, thể hiện dạng biểu đồ, hướng dẫn trình bày, các nhạc cụ cho hợp xướng, bản tấu nhạc, hình ảnh hoặc hình vẽ bàn phím, lời bài hát,... hoặc phương thức thể hiện bốn hợp phần của âm nhạc: cao độ, trường độ, âm sắc, và âm lượng. Bản nhạc có chú giải thường là phương tiện thông báo cho người biểu diễn biết được cách thể hiện theo các nốt nhạc được ghi ở trong đó. Ký tự lấp đầy không được sử dụng ở vị trí này.
 

01 Định danh tài liệu đặc thù

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù mô tả các đặc trưng của tài liệu (thông thường là loại đối tượng vật lý). Ký tự lấp đầy được sử dụng khi không có ý định mã hoá ở vị trí này.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh tài liệu đặc thù đối với bản nhạc có chú giải không được xác định rõ.
 

Thí dụ

007   qu
         [Tài liệu là bản nhạc có chú giải (007/00)]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là bản nhạc có chú giải, trường 007 có hai vị trí ký tự.
 
 

007   ẢNH VIỄN THÁM (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi trường 007/00 chứa mã r, thì nó sẽ chứa thông tin mã hoá đặc thù về đặc trưng vật lý của hình ảnh viễn thám.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

r - ảnh viễn thám
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là ảnh viễn thám. ảnh viễn thám được xác định là hình ảnh được tạo nên bởi thiết bị ghi mà nó không có sự tiếp xúc vật lý hoặc gần với đối tượng nghiên cứu. Đó có thể là bản đồ hoặc hình ảnh khác thu được qua thiết bị viễn thám khác nhau như ống đếm nhấp nháy, từ kế, trọng lực kế, địa chấn kế, máy thu siêu âm dưới nước, hệ thống rađa, máy thu tần số vô tuyến, máy laze, máy tính, máy ảnh. Khi hình ảnh có thông tin thư mục hoặc bản đồ được cập nhật, thì nó sẽ được quy chiếu về bản đồ viễn thám. Ký tự lấp đầy không được sử dụng ở vị trí này.
 

01  Định danh tài liệu đặc thù

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù của hình ảnh viễn thám. Định danh tài liệu đặc thù mô tả các đặc trưng (thông thường là loại đối tượng vật lý) thuộc về tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí ký tự này.
u - Không rõ
Mã u được dùng để chỉ định danh tài liệu đặc thù hình ảnh viễn thám không được xác định rõ.
 

02  Không xác định

Vị trí ký tự này không được xác định; nó chứa một khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

03  Độ cao của máy dò

Mã chữ cái một ký tự cho biết vị trí đặt của máy dò so với Trái đất. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Trên bề mặt
Mã a cho biết hình ảnh viễn thám được chụp từ thiết bị đặt ở trên bề mặt của một vật thể, thường là hành tinh hoặc vệ tinh.
b - Trên không
Mã b cho biết hình ảnh viễn thám được chụp từ thiết bị đặt ở phía trên bề mặt của một vật thể, thông thường là trên khí quyển, máy bay, khí cầu, hoặc một số thiết bị trên không khác.
c - Trong vũ trụ
Mã c cho biết hình ảnh viễn thám được chụp từ thiết bị đặt trong không gian vũ trụ. Các máy dò trong vũ trụ thường đặt ở lớp ngoài cùng khí quyển (thường là trong quỹ đạo) và xa hơn.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết độ cao của máy dò không áp dụng cho ảnh viễn thám.
u - Không biết
Mã u cho biết độ cao của máy dò mà từ đó hình ảnh được chụp là không được biết.         
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với độ cao máy dò.
 

04  Tư thế của máy dò

Mã chữ cái một ký tự cho biết góc độ chung của thiết bị mà từ đó hình ảnh viễn thám được chụp. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Hơi xiên
Mã a cho biết góc độ chụp của thiết bị viễn thám gần song song với bề mặt được chụp, không phải vuông góc.
b - Xiên nhiều
Mã b cho biết góc độ chụp của thiết bị viễn thám gần đường vuông góc hơn.
c - Thẳng đứng
Mã c cho biết góc độ của thiết bị viễn thám thẳng đứng với bề mặt được chụp.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết không áp dụng góc độ của thiết bị viễn thám, thông thường vì tư thế của thiết bị không làm ảnh hưởng đến hình ảnh.
u - Không biết
Mã u cho biết góc độ của thiết bị viễn thám là không được biết.
 

05  Độ mây che phủ

Mã chữ cái một ký tự cho biết lượng mây che phủ xuất hiện khi hình ảnh viễn thám được chụp. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.   
0 - 0 - 9 %
 Mã 0 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 0 và 9%.
1 - 10 - 19 %
 Mã 1 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 10 và 19%.
2 - 20 - 29 %
 Mã 2 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 20 và 29%.
3 - 30 - 39 %
 Mã 3 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 30 và 39%.
4 - 40 - 49 %
 Mã 4 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 40 và 49%.
5 - 50 - 59 %
 Mã 5 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 50 và 59%.
6 - 60 - 69 %
 Mã 6 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 60 và 69%.
7 - 70 - 79 %
 Mã 7 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 70 và 79%.
8 - 80 - 89 %
 Mã 8 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 80 và 89%.
9 - 90 - 100 %
 Mã 9 cho biết độ mây che phủ xuất hiện khi chụp ảnh là giữa 90 và 100%.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết lượng mây che phủ không áp dụng đối với hình ảnh.
u - Không biết
Mã u cho biết lượng mây che phủ là không được biết.
 

06  Loại kết cấu làm nền

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại kết cấu làm nền dùng làm nền đặt thiết bị viễn thám. Đối với mục đích của phần tử dữ liệu này, từ “nền” dùng để chỉ bất kỳ loại kết cấu nào dùng để làm nền, không phải chỉ riêng bề mặt phẳng. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Khí cầu
Mã a cho biết nền của thiết bị viễn thám là khí cầu hoặc là nền tương tự khí cầu.     
b - Máy bay tầm thấp
Mã b cho biết nền của thiết bị viễn thám là máy bay có động cơ, bay ở tầm thấp (dưới 29500 fit (8962 m)).
c - Máy bay tầm trung
Mã c cho biết nền của thiết bị viễn thám là máy bay có động cơ, bay ở tầm trung (giữa 29 500 ft. (8 962 m.) và 49 000 ft. (14 810 m.)).
d - Máy bay tầm cao
Mã d cho biết nền của thiết bị viễn thám là máy bay có động cơ, bay ở tầm cao (trên 49 000 ft. (14 810 m.)).
e - Tàu vũ trụ có người lái
Mã e chỉ nền của thiết bị viễn thám là tàu vũ trụ có người lái.
f - Tàu vũ trụ không người lái
Mã f cho biết nền của thiết bị viễn thám là tàu vũ trụ không người lái.
g - Thiết bị viễn thám trên mặt đất
Mã g cho biết thiết bị viễn thám được đặt trên mặt đất.
h - Thiết bị viễn thám trên mặt nước
Mã h cho biết thiết bị viễn thám được đặt trên bề mặt của một vật thể nổi trên mặt nước (thí dụ như tàu thuỷ hoặc sàn nổi)
i - Thiết bị viễn thám ở dưới nước
Mã i cho biết nền thiết bị viễn thám được đặt trên một thiết bị chìm ở dưới bề mặt  nước (thí dụ như tàu lặn hoặc sàn lặn).
n - Không áp dụng
Mã n cho biết vị trí ký tự này không áp dụng cho tài liệu đang được mô tả.
u - Không biết
Mã u cho biết dạng cấu trúc nền tạo ra ảnh viễn thám không xác định được.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp cho dạng kết cấu nền của thiết bị viễn thám.
 

07  Dạng sử dụng nền

Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng sử dụng chủ yếu của nền đã được ghi rõ ở 007/06 (Dạng cấu trúc nền). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Khí tượng học
Mã a cho biết việc sử dụng chủ yếu của nền là để tạo các ảnh viễn thám về các điều kiện và biến cố khí tượng học.
b - Quan sát bề mặt
Mã b cho biết việc sử dụng chủ yếu của nền là để tạo các ảnh viễn thám của bề mặt hành tinh, mặt trăng,...(kể cả Trái đất).
c - Quan sát không gian
Mã c cho biết việc sử dụng chủ yếu của nền là để tạo các ảnh viễn thám của vũ trụ.
m - Sử dụng hỗn hợp
Mã m cho biết nền tạo ra ảnh viễn thám được thiết kế để sử dụng cho nhiều mục đích (có nghĩa, sử dụng bao trùm hai hoặc nhiều các mã khác).
n - Không áp dụng
Mã n cho biết sự nhận dạng loại sử dụng nền không được áp dụng.
u - Không biết
Mã u cho biết dạng sử dụng nền là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với dạng sử dụng nền.
 

08  Loại máy dò

Mã chữ cái một ký tự cho biết cách thức ghi của thiết bị viễn thám, đặc biệt là liệu máy dò có tham gia vào việc tạo ra tín hiệu truyền mà nó đo hay không. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Chủ động
Mã a cho biết thiết bị viễn thám có máy dò để đo cường độ của tín hiệu phản xạ của tín hiệu mà chính nó phát đến mục tiêu ở xa.
b - Bị động
Mã b cho biết thiết bị viễn thám có máy dò để đo cường độ tín hiệu (thí dụ như bức xạ) phát ra từ mục tiêu ở xa mà không có sự kích thích của máy dò.
u - Không biết
Mã u cho biết sự tham gia của thiết bị viễn thám trong việc tạo ra tín hiệu mà nó đo là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với cách ghi của máy dò.
 

09 - 10 Dạng dữ liệu

Mã chữ cái hai ký tự cho biết các đặc trưng quang phổ, âm học hoặc từ tính của dữ liệu thu được bằng thiết bị tạo ảnh viễn thám. Nó có thể được sử dụng để chỉ cả bước sóng của bức xạ đo được và dạng máy dò sử dụng để đo nó. Mục này hướng dẫn áp dụng một số mã dạng tài liệu. Hầu hết các mã khác không cần phải giải thích thêm. Hai ký tự lấp đầy (||) được sử dụng khi không có ý nghĩa mã hoá phần tử dữ liệu này.
mm - Tổ hợp các dạng dữ liệu khác nhau
Mã mm được sử dụng khi có nhiều hơn một dạng dữ liệu được áp dụng cho  ảnh viễn thám.
nn - Không áp dụng
Mã nn cho biết dạng dữ liệu không áp dụng cho ảnh viễn thám đang được mô tả.
pa - Sonar -  - Độ sâu nước
Mã pa cho biết dạng dữ liệu âm học của ảnh viễn thám đối với độ sâu nước là sonar. Mã này cũng được sử dụng cho các ảnh tiếng vọng.
pb - Sonar -  - ảnh địa hình đáy, quét bề mặt
Mã pb cho biết dạng dữ liệu âm học của hình ảnh viễn thám được chụp bằng cách quét bề mặt. Chụp ảnh quét bề mặt bao gồm cả dữ liệu theo hướng cận bề mặt và cận đáy.
pc - Sonar -  - Địa hình đáy, cận bề mặt
Mã pc cho biết dạng dữ liệu âm học của hình ảnh viễn thám là gần bề mặt.
pd - Sonar -  - Địa hình đáy, cận đáy
Mã pd cho biết dạng dữ liệu âm học của hình ảnh viễn thám là gần đáy (thí dụ chụp cách đáy từ 10-150 m. (33-494 ft)).
sa - Từ trường
Mã sa cho biết từ trường là dạng dữ liệu của ảnh viễn thám, bao gồm lệch, giảm cường độ và dị thường của trường.
uu - Không biết
Mã uu cho biết dạng dữ liệu của ảnh viễn thám là không biết.
zz - Dạng khác
Mã zz cho biết không một mã nào khác phù hợp (thí dụ tia x) với dạng dữ liệu.
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là hình ảnh viễn thám, trường 007 có 11 vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007/01       Định danh tài liệu đặc thù
Mã # (không có dạng rõ ràng) đã lỗi thời năm 1998.

007   TÀI LIỆU GHI ÂM (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi trường 007/00 chứa mã s, thì nó sẽ chứa thông tin mã hoá đặc thù về đặc trưng vật lý của tài liệu ghi âm.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

s - Tài liệu ghi âm
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là bản ghi âm. Tài liệu ghi âm được định nghĩa là đĩa, băng, phim, ống trụ hoặc bản ghi mà trên đó sự giao động âm thanh được ghi lại để có thể sao lại được âm thanh, và các cuộn giấy mà trên đó các nốt nhạc của một tác phẩm nhạc được biểu thị bằng các lỗ trên giấy và từ đó âm thanh có thể được tạo ra bằng cơ học. Ký tự lấp đầy (|) không được sử dụng ở vị trí này.
 

01  Định danh tài liệu đặc thù

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù của bản ghi âm. Định danh tài liệu đặc thù mô tả các loại đặc trưng (thông thường là loại đối tượng vật lý) thuộc về tài liệu (thí dụ, ống trụ). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
d - Đĩa tiếng
Mã d cho biết tài liệu là đĩa tiếng (đĩa hát). Đĩa tiếng là vật thể hình tròn mỏng có đường kính biến đổi (thí dụ, 7 inch, 10 inch, 12 inch) và trên đó sóng âm thanh được ghi lại như sự biến điệu hoặc xung điệu, được in thành rãnh hoặc in lõm. Đĩa nghe compact thường có đường kính 4 3/4 inch.
e - ống trụ ghi âm
Mã e cho biết tài liệu là ống trụ, là vật hình trụ mà trong đó sóng âm thanh được in rãnh hoặc in lõm theo rãnh tròn liên tục. Các ống trụ được sản xuất hàng loạt làm bằng chất dẻo. Các ống trụ trước đây được làm bằng thiếc hoặc sáp.
g - Hộp băng
Mã g cho biết tài liệu là hộp băng-hộp đựng một băng âm thanh, chạy thành vòng liên tục.
i - Phim có rãnh âm thanh
Mã i cho biết tài liệu là phim có rãnh âm thanh. Đây là bản ghi phần âm thanh trong phim nhưng không có cảnh quay kèm theo. Ghi chú: Mã i cũng được sử dụng khi không biết phim có rãnh âm thanh có mục đích sử dụng cho phim ảnh không.
q - Cuộn giấy
Mã g cho biết tài liệu là cuộn giấy, thí dụ piano tự động hay organ tự động, trên đó các nốt nhạc của tác phẩm nhạc được biểu thị bằng các lỗ trên giấy và từ đó âm thanh có thể được tạo ra bằng cơ học.
s - Băng casset âm thanh
Mã s cho biết tài liệu là băng casset. Casset là hộp lưu giữ băng ghi âm, khổ hẹp,  thường là 1/8 inch, và được cuộn trên hai cuộn, một cuộn nhả băng ra còn cuộn kia thì thu băng lại.
t - Cuộn băng ghi âm
Mã d cho biết tài liệu là cuộn băng ghi âm. Nó có thể được thiết kế theo kiểu cuộn mở hoặc kiểu cuộn băng sang băng. Đó là những hệ thống tải băng ghi âm với cuộn chứa băng và cuộn thu băng được lắp riêng biệi.
u - Không rõ
Mã u cho biết định danh tài liệu đặc thù về bản ghi âm không được xác định rõ.
w - Bản ghi dây kim loại
Mã w cho biết tài liệu là bản ghi âm dây kim loại. Đó là dây thép tròn mà trên đó sóng âm thanh được ghi lại bằng từ tính.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với bản ghi âm.
 

02  Không xác định

Vị trí ký tự này không xác định; nó chứa khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy(|).
 

03  Tốc độ

Mã chữ cái một ký tự cho biết tốc độ phát lại của tài liệu ghi âm. Tốc độ phụ thuộc vào dạng tài liệu mà nó đi kèm; hoặc là đĩa (007/01 mã d), ống trụ (007/01 mã e, hoặc là băng (007/01) mã g, s hoặc t). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a, b, c, d, e - 16 đến 8 vòng/phút (đĩa)
Mã a, b, c, d, e cho biết tốc độ quay tròn của đĩa âm thanh tính theo vòng/phút đã được giới thiệu bởi mã đặc thù. Tốc độ thường liên quan đến đường kính của đĩa (thí dụ đĩa có đường kính 10 inch thì tốc độ phát lại là 78 vòng/phút, đĩa 7 inch tốc độ phát lại là 45 vòng/phút, đĩa 12 inch tốc độ phát lại là 33 1/3 vòng /phút). Tốc độ phát lại hoàn toàn không đi liên quan đến cỡ đĩa.
f - 1,4 m./giây (đĩa)
Mã f cho biết tốc độ của đĩa là 1,4 m./giây. Tốc độ này là quãng đường mà cơ chế quay của đĩa chuyển động được trên một giây, và không phải số vòng quay của đĩa. Nó thường thể hiện tốc độ của đĩa compact (đĩa CD).
h - i - 120 hoặc 160 vòng/phút (ống trụ)
Mã h hoặc i cho biết tốc độ quay tròn của ống trụ ghi âm là tương ứng với hoặc 120 hoặc 160 vòng/phút.
k - 15/16 inch/giây (băng)
Mã k cho biết tốc độ băng là 15/16 inch/giây. Thí dụ, tốc độ thường có ở băng casset mini một rãnh ghi trong các máy ghi âm nhỏ xách tay.
l - 1 7/8 inch/giây
Mã l cho biết tốc độ băng là 1 7/8 inch/giây. Thí dụ, tốc độ này có ở băng casset chuẩn.
m - 3 3/4 inch/giây
Mã m cho biết tốc độ băng là 3 3/4 inch/giây. Thí dụ, tốc độ này có ở máy ghi âm 2 cuộn băng, hộp ghi âm hoặc băng casset không thông dụng thương phẩm hoặc không chuyên nghiệp.
o - 7 1/2 inch/giây
Mã o cho biết tốc độ băng là 7 1/2 inch/giây. Thí dụ, tốc độ này xẩy ra ở máy có cơ chế băng-sang-băng, băng truyền hình không chuyên dụng.
p - 15 inch/giây
Mã p cho biết tốc độ băng là 15 inch/giây. Thí dụ, tốc độ này có ở băng truyền hình, băng máy băng-sang-băng, máy không chuyên dụng.
r - 30 inch/giây
Mã r cho biết tốc độ băng là 30 inch/giây. Thí dụ, tốc độ này có ở băng truyền hình, máy băng-sang-băng, nhưng ít khi được sử dụng.
u - Không biết
Mã u cho biết tốc độ là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với tốc độ của băng.
 

04   Cấu hình của các kênh phát lại

Mã chữ cái một ký tự cho biết cấu hình của các kênh phát lại của tài liệu bản ghi âm. Các mã cho một kênh, âm thanh nổi, bốn kênh, và cấu hình khác của các kênh phát lại được mã hoá trên cơ sở có chỉ định rõ về kênh phát lại. Các mã này không dùng cho cấu hình của các kênh thu, trừ khi tất cả các kênh đều dự kiến cho phát lại. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
m - Một kênh
Mã m cho biết bản ghi âm được cấu hình để phát lại trên một kênh.
q - Bốn kênh
Mã q cho biết bản ghi âm được cấu hình để phát lại trên bốn kênh khác nhau.
s - Âm thanh nổi
Mã s cho biết bản ghi âm được cấu hình để phát lại trên hai kênh khác nhau.
u - Không biết
Mã u cho biết không biết về cấu hình của kênh phát lại.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với cấu hình của kênh phát lại.
 

05  Độ rộng/độ sâu rãnh âm thanh

Mã chữ cái một ký tự cho biết chiều rộng của rãnh ghi âm của đĩa hoặc độ sâu của rãnh âm thanh ổ đĩa. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
m - Rãnh nhỏ/mỏng
Mã m cho biết đây là đĩa rãnh nhỏ hoặc là ống trụ mảnh. Đĩa được sản xuất để chạy với tốc độ 16, 33 1/3 và 45 vòng/phút thường là loại rãnh nhỏ. ống trụ ghi âm chạy với tốc độ 160 vòng/phút (200 rãnh/inch) thì thường được chế tạo với rãnh mảnh.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không chứa rãnh. Nó được sử dụng cho băng và đĩa nghe compact.
s - Rãnh to/rãnh chuẩn
Mã s cho biết rãnh to hoặc rãnh chuẩn. Đĩa sản xuất để chạy 78 vòng/phút thường là rãnh to. Các ống trụ chạy 120 vòng/phút (100 rãnh/inch) thường là loại rãnh chuẩn.
u - Không biết
Mã u cho biết chiều rộng/độ sâu rãnh âm thanh là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với chiều rộng và độ sâu rãnh âm thanh.
 

06  Kích thước

Mã chữ cái một ký tự cho biết đường kính của cuộn băng hoặc đĩa, hoặc kích thước của băng casset, hộp băng, hoặc ống trụ. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a, b, c, e, f, g - 3 inch,...v.v..
Các mã a, b, c, e, f, g cho biết đường kính của cuộn băng, đĩa hoặc ống trụ ứng với một trong các mã đã xác định.
j - 3 7/8 x 2 1/2 inch
Mã j cho biết chiều cao và chiều rộng của băng casset là 3 7/8 x 2 1/2 inch. Đây là mã sử dụng cho băng casset compact chuẩn.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết vị trí này không áp dụng vì tài liệu ghi âm không phải là cuộn băng, đĩa, băng casset, hộp băng hoặc ống trụ ghi âm.
o - 1/4 x 3 7/8 inch
Mã o cho biết chiều rộng và chiều cao của hộp băng là 5 1/4 x 3 7/8 inch. Đây là mã sử dụng cho hộp băng ghi âm chuẩn.
s - 3/4 x 4 inch
Mã s cho biết kích thước ống trụ là 2 3/4 inch (đường kính) x 4 inch (chiều dài).
u - Không biết
Mã u cho biết kích cỡ của tài liệu là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết mặc dù tài liệu là cuộn băng hở , đĩa, băng casset, hộp băng, hoặc ống trụ nhưng không một mã nào ở trên là phù hợp.
 

07  Chiều rộng băng ghi âm

Mã chữ cái một ký tự cho biết chiều rộng của băng ghi âm. Băng casset là mã l, hộp băng là mã m, và cuộn băng hàm chứa mã m. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
l - 1/8 inch
Mã l cho biết chiều rộng của băng ghi âm là 1/8 inch. Hầu hết các băng casset dùng băng ghi âm 1/8 inch.
m - 1/4 inch
Mã m cho biết chiều rộng của băng ghi âm là 1/4 inch. Một số cuộn băng chuyên nghiệp và băng thương phẩm, không chuyên nghiệp, và hộp băng 8 rãnh sử dụng băng ghi âm 1/4 inch.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải băng hoặc không bao gồm băng ghi âm. Thí dụ, mã n được sử dụng khi tài liệu là đĩa.
o - 1/2 inch
Mã o cho biết chiều rộng của băng ghi âm là 1/2 inch. Các phòng thu băng thường dùng băng ghi âm 1/2 inch Một số hộp băng 8 rãnh được tạo ra trên băng ghi âm 1/2 inch.
p - 1 inch
Mã p cho biết chiều rộng của băng ghi âm là 1 inch. Các phòng thu băng hay dùng băng ghi âm 1 inch. Một số hộp băng 8 rãnh được chế tạo trên băng ghi âm 1 inch.
u - Không biết
Mã u cho biết chiều rộng của băng ghi âm là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với chiều rộng của băng ghi âm.
 

08  Cấu hình băng ghi âm       

Mã chữ cái một ký tự cho biết số rãnh trên băng ghi âm. Băng casset là mã c, hộp băng là mã d. Không có số rãnh của cuộn băng ghi âm. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Một rãnh
Mã a cho biết cấu hình của băng ghi âm là một hoặc rãnh đơn.
b - Hai rãnh
Mã b cho biết cấu hình của băng ghi âm là hai rãnh. Cấu hình hai rãnh cho phép hai rãnh (kênh) cùng ghi âm trên một băng ghi âm. Nó có thể được sử dụng cho băng casset ghi mono hai hướng và ghi âm thanh nổi (stereo) theo một hướng.
c - Bốn rãnh
Mã c cho biết cấu hình của băng ghi âm là bốn rãnh. Cấu hình bốn rãnh cho phép 4 rãnh (kênh) cùng ghi trên 1 băng ghi âm. Nó có thể được sử dụng cùng với băng casset chuẩn cho phép ghi âm thanh nổi (stereo) theo hai hướng và cùng ghi 4 kênh theo một hướng.
d - 8 rãnh
Mã d cho biết cấu hình của băng ghi âm là 8 rãnh. Cấu hình 8 rãnh được dùng để ghi âm 4 kênh, một kênh, âm thanh nổi. Hộp băng thương phẩm có 8 rãnh, cho 4 cặp ghi âm thanh nổi (hai rãnh).
e - 12 rãnh
Mã e cho biết cấu hình của băng ghi âm là 12 rãnh. Cấu hình 12 rãnh được dùng trong phòng ghi âm chuyên nghiệp cho phép kiểm soát riêng biệt các rãnh khác nhau, sau đó trộn để đưa ra bản ghi âm thanh nổi hoặc 4 kênh.
f - 16 rãnh
Mã f cho biết cấu hình của băng ghi âm là 16 rãnh. Cấu hình 16 rãnh được dùng trong phòng ghi âm chuyên nghiệp cho phép kiểm soát riêng biệt các rãnh khác nhau, sau đó trộn để đưa ra bản ghi âm thanh nổi hoặc 4 kênh.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải là băng ghi âm hoặc không bao gồm băng ghi âm. Thí dụ, mã n được sử dụng khi tài liệu là đĩa.
u - Không biết
Mã u cho biết cấu hình của băng ghi âm là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với cấu hình của băng ghi âm.
 

09  Loại đĩa, ống trụ hoặc băng ghi âm

Mã một ký tự chữ cái cho biết dạng đĩa, ống trụ hoặc băng ghi âm. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Băng gốc
Mã a cho biết tài liệu là băng gốc. Băng gốc là băng sản xuất hoàn thiện sau cùng, là bản trộn âm cuối cùng bao gồm quá trình xử lý đặc biệt như cân bằng, nén âm, định pha và tổng hợp âm. Băng gốc dùng để tạo ra đĩa gốc hoặc băng sao gốc.
b - Băng gốc sao lại
Mã b cho biết tài liệu là băng gốc sao lại, băng tiếng được sản xuất từ băng gốc. Băng gốc sao lại được phát trên máy quay băng để tạo ra băng tiếng cho casset, hộp băng, hoặc cuộn băng.
d - Đĩa gốc (âm bản)
Mã d cho biết tài liệu là đĩa gốc âm bản. Trong công nghệ sản xuất đĩa thời kỳ đầu, đĩa thường được nén từ đĩa gốc bọc kim loại, hoặc gọi là đĩa khuôn. Từ khi ghi âm thương mại phát triển, đĩa gốc được sử dụng và tiếp tục để từ đó có thể tạo ra các đĩa mẹ, từ đó các khuôn kim loại bền vững và có thể sử dụng lâu dài.
i - Bản ghi nhanh (ghi tại chỗ)
Mã i cho biết đây là bản ghi nguyên bản của sự kiện âm thanh hoặc biểu diễn âm nhạc với mục đích có thể phát lại trực tiếp mà không cần phải xử lý thêm nữa. Trong thời kỳ đầu của công nghệ ghi âm, mỗi một buổi biểu diễn đôi khi được ghi đồng thời trên vài ống trụ ghi âm hoặc vài đĩa. Tất cả các cuộc ghi âm này đều bắt buộc phải ghi tại chỗ.
m - Sản xuất hàng loạt
Mã m cho biết tài liệu là đĩa được sản xuất hàng loạt. Đa số các đĩa thương mại đều được sản xuất hàng loạt. Các đĩa sản xuất hàng loạt được nén theo phương pháp cơ học để phân phối, hoặc là cho thương mại hoặc là cho tư nhân; cũng như vậy, các băng thương mại được tạo ra từ băng gốc sao để phân phối thương mại hoặc tư nhân. Các đĩa hoặc băng ghi âm được phát hành dưới dạng in hạn chế hoặc phát hành hạn chế để phân phối cho tư nhân cũng được mã hoá bằng mã này.
Các băng ghi âm và ống trụ ghi âm, đĩa sản xuất hàng loạt thường bao gồm tên của công ty phát hành, số phát hành, và thông tin thư mục trên nhãn in hoặc trên hộp chứa băng, đĩa hoặc ống trụ.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải đĩa, ống trụ hoặc băng ghi âm.
r - Đĩa mẹ (dương bản)
Mã r cho biết tài liệu là bản sao chính xác của đĩa nguyên bản được ép ghi từ đĩa gốc. Từ đĩa mẹ kim loại có thể tạo ra khuôn kim loại âm bản để ép ra đĩa cho phát hành. Từ một đĩa mẹ có thể tạo ra một số khuôn kim loại.
s - Khuôn đĩa (âm bản)
Mã s cho biết đây là tấm kim loại âm bản, được sản xuất từ đĩa mẹ bằng kỹ thuật mạ điện. Từ khuôn này có thể ép được 500 dến 750 đĩa.
t - ép thử
Mã t cho biết đây là đĩa ép thử qua đó tạo ra một đĩa hoàn chỉnh hoặc một số đĩa ép rất hạn chế. Nó được tạo ra để nghe thử trước khi quyết định có sản xuất tiếp bằng ép hay không.
u - Không biết
Mã u cho biết dạng đĩa, ống trụ, ổ đĩa hoặc băng ghi âm là không biết. Mã này cũng được sử dụng khi không xác định được tài liệu có phải là bản ghi âm tại chỗ hoặc bản được sản xuất hàng loạt hay không.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với dạng đĩa, ổ đĩa hoặc băng ghi âm.
 

10  Loại vật liệu

Mã chữ cái một ký tự cho biết loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất đĩa và ống trụ (cả đĩa ghi tại chỗ và đĩa sản xuất hàng loạt). Hầu hết đĩa sản xuất hàng loạt hiện nay được làm bằng nhựa vinyl. Trước đây đĩa làm bằng sáp, nhôm, axetat, hoặc sen lắc. Đĩa nghe compact (đĩa CD) làm bằng polycacbonat có phủ một lớp bề mặt phản xạ (thường bằng nhôm). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Sơn phủ
Mã a cho biết đĩa hoặc ống trụ được làm bằng vật liệu sơn phủ.
i - Kim loại
Mã i cho biết đĩa hoặc ống trụ được làm bằng kim loại. Những ống trụ ghi âm thời kỳ đầu được làm bằng kim loại (lá thiếc).
m - Kim loại và chất dẻo
Mã m cho biết đĩa hoặc ống trụ được làm bằng kim loại và chất dẻo. Phần kim loại của những đĩa như vậy thường là lớp mỏng được tráng trên nền chất dẻo.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải là đĩa hoặc ống trụ.
p - Chất dẻo
Mã p cho biết đĩa hoặc ống trụ được làm bằng chất dẻo. Hầu hết các đĩa thương mại đương đại hoặc đĩa sản xuất hàng loạt có tốc độ 16, 33 1/3 và 45 vòng/phút được làm bằng chất dẻo.
s - Sen lắc
Mã s cho biết đĩa hoặc ống trụ được làm bằng sen lắc. Hầu hết các đĩa thương mại hoặc đĩa sản xuất hàng loạt có tốc độ 78 vòng/phút được làm bằng sen lắc.
w - Sáp
Mã w cho biết đĩa hoặc ống trụ được làm bằng sáp. Hầu hết các ổ đĩa ghi nhanh được làm bằng sáp.
u - Không biết
Mã u cho biết không biết loại vật liệu dùng trong sản xuất đĩa hoặc ống trụ.
 

11  Loại cắt rãnh

Mã chữ cái một ký tự cho biết kiểu cắt các rãnh ghi âm trên đĩa. Việc sử dụng yếu tố này chủ yếu là để nhận dạng các đĩa chứa loại rãnh theo chiều sâu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
h - Cắt theo chiều sâu
Mã h cho biết đây là loại cắt thẳng đứng, mà không có thông tin ghi theo chiều ngang khi tạo lại âm thanh. Tất cả các loại ống trụ và một số đĩa đời cũ có cách cắt này.
l - Cắt ngang hoặc tổ hợp
Mã l cho biết đường cắt chứa thông tin theo chiều ngang để tạo lại âm thanh. Những loại đĩa như vậy cũng có thể có các thành phần theo chiều thẳng đứng tham gia tạo âm thanh. Hầu hết các đĩa hiện đại (có nghĩa là các đĩa 4 kênh và đĩa gần âm thanh nổi) chứa cả hai thông tin chiều ngang và chiều thẳng đứng và được mã hoá là l. Các đĩa hát mono thường chỉ chứa thông tin theo chiều ngang.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không phải là đĩa hoặc ống trụ. Các đĩa nghe compact được gán mã n vì chúng chứa các lỗ chứ không phải là rãnh cắt.
u - Không biết
Mã u cho biết loại cắt rãnh là không được biết.
 

12  Đặc điểm phát lại âm thanh

Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc điểm phát lại của bản ghi âm. Đặc điểm chạy lại bao gồm thiết bị đặc biệt hoặc sự hiệu chỉnh cần thiết để tạo lại âm đúng yêu cầu. Mã này không sử dụng để chỉ các quá trình đặc biệt được sử dụng trong khi ghi âm trừ khi các quá trình này cần áp dụng trong khi phát lại. Các mã này chỉ được sử dụng nếu tài liệu trong tay có thông tin rõ ràng về đặc điểm phát lại. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Chuẩn NAB
Mã a cho biết chuẩn của Hiệp hội các tổ chức Phát thanh Quốc gia (NAB) được sử dụng để sao chép lại bản ghi âm và bộ điều chỉnh của NAB cần phải có để tạo lại âm thanh.
b - Chuẩn CCIR
Mã b cho biết chuẩn của Uỷ ban Cố vấn Phát thanh (CCIR) được sử dụng để sao chép lại bản ghi âm và bộ điều chỉnh  của CCIR là cần thiết để tạo lại âm thanh.
c - Mã hoá Dolby - B
Mã c cho biết mã hoá Dolby-B, được sử dụng cho băng ghi âm, cần có bộ giải mã Dolby-B. Nó ghi rõ trên bản ghi âm thương mại bằng ký hiệu D kép (không có chỉ dẫn mã hoá Dolby-C). Nếu Dolby được sử dụng cho băng ghi âm mà không có chỉ dẫn khác, thì có thể sử dụng mã của Dolby-B. Cho dù có mặt ký hiệu D-kép hoặc “Dolby” ở đĩa ghi âm, thì mã này cũng không bao giờ được sử dụng cho các đĩa thương mại.
d - Mã hoá dbx
Mã d cho biết tài liệu được mã hoá dbx. Mã này được sử dụng cho đĩa hoặc băng ghi âm mà trên nhãn hoặc bao gói ghi rõ yêu cầu giải mã dbx. Nếu tài liệu mô tả chỉ rõ dbx được sử dụng trong khi ghi âm nhưng nó có thể sử dụng thiết bị phát lại thông thường, thì không sử dụng mã này.
e - Ghi âm kỹ thuật số
Mã e cho biết tài liệu là đĩa hoặc băng, đòi hỏi thiết bị phát lại là loại kỹ thuật số, như đĩa compact Phillips/Sony hoặc băng ghi âm biến điệu mã xung Sony. Mã e không được sử dụng khi có thông tin là có sử dụng thiết bị số hoá khi ghi âm, nhưng thiết bị phát lại tương tự cũng được sử dụng. Không có những loại đĩa ghi âm thương mại như vậy trước năm 1982, và cũng không có các đĩa hoặc băng ghi âm tương tự đòi hỏi mã e.
f - Mã hoá Dolby - A
Mã f cho biết tài liệu đòi hỏi thiết bị chạy lại là Dolby-A. Nó chỉ sử dụng cho băng gốc hoặc các băng ghi âm khác mà có chỉ dẫn rõ ràng rằng việc ghi âm Dolby-A chuyên nghiệp được sử dụng, và yêu cầu phải giải mã Dolby-A. Mã hoá Dolby-A không bao giờ được sử dụng cho đĩa hoặc băng thương phẩm. (Băng ghi tại chỗ có nhãn hiệu là “Dolby” không có chỉ dẫn khác thì thường là Dolby-B, băng ghi âm casset đặc biệt).
g - Mã hoá Dolby - C
Mã g cho biết tài liệu đòi hỏi thiết bị phát lại phải là Dolby-C. Nó được sử dụng cho băng ghi âm mà trên nhãn hoặc bao gói chỉ rõ là phải sử dụng thiết bị Dolby-C. Biểu tượng “Dolby” hoặc D kép mà không có sự giải thích đặc biệt thì thường là chỉ Dolby-B.
h - Mã hoá CX
Mã h cho biết tài liệu đòi hỏi thiết bị phát lại phải hỗ trợ mã hoá CX. Nó được sử dụng cho bản ghi âm có biểu tượng hoặc nhãn gán CX. Những bản ghi âm như thế có thể được dán nhãn tương thích với thiết bị phát lại thông dụng. Cho đến năm 1981, không có bản ghi âm CX được xuất bản.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không có đặc điểm phát lại .
u - Không biết
Mã u cho biết đặc điểm phát lại của tài liệu là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với đặc điểm phát lại của tài liệu.
 

13  Kỹ thuật thu và lưu trữ

Mã chữ cái một ký tự cho biết âm thanh được thu và bảo quản như thế nào. Các tài liệu ghi âm thu lại cũng được mã hoá như kỹ thuật bảo quản và thu âm gốc, cho dù việc thu lại như vậy có thể có sử dụng kỹ thuật khác. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - Thu âm âm học, lưu trữ trực tiếp
Mã a cho biết đây là kỹ thuật thu âm thường (không dùng điện) và lưu trữ trực tiếp âm thanh: thông thường việc ghi âm sử dụng đĩa hoặc ống trụ, thu âm sử dụng loa và màng rung và ghi trực tiếp lên mặt đĩa gốc. Hầu hết dạng ghi âm được sử dụng từ trước 1927/29 trước khi mà thiết bị ghi âm điện tử được chế tạo.
b - Lưu trữ trực tiếp, không âm học
Mã b cho biết đây là kỹ thuật lưu trữ trực tiếp (nhưng không phải là thu âm thường) không có âm thanh: thu âm sử dụng thiết bị điện tử và lưu trực tiếp lên bề mặt đĩa gốc. Tất cả những bản ghi âm dùng bằng thiết bị điện tử và micrôphôn trước khi có kỹ thuật ghi âm từ tính sau năm những năm 1940 dùng bảo quản trực tiếp. Các bản ghi âm thương mại có ghi “Trực tiếp lên đĩa” hoặc một vài câu tương tự thì cũng dùng kỹ thuật này.
d - Lưu trữ bằng kỹ thuật số
Mã d cho biết đây là kỹ thuật lưu trữ bằng kỹ thuật số: các bản ghi âm được thu bằng kỹ thuật điện tử và lưu trữ sử dụng kỹ thuật số. Những bản ghi âm như vậy thường được nhận dạng bằng cụm từ “ghi âm kỹ thuật số” hoặc bằng cụm từ tương tự như vậy trên nhãn hoặc trên bao bì. “Tái tạo bản âm gốc số hoá” hoặc “Trộn âm số hoá” không có nghĩa là bảo quản gốc bằng kỹ thuật số. Ghi chú: Không được nhầm lẫn giữa bảo quản số hoá và phát lại số hoá. Yêu cầu về phát lại số hoá thì phải ghi ở 007/12 (Đặc điểm phát lại).
e - Lưu trữ điện tương tự
Mã e cho biết đây là kỹ thuật lưu trữ tương tự (analog): bản ghi âm được thu bằng kỹ thuật điện và được bảo quản bằng xung và điều biến trên bề mặt từ tính. Hầu hết các bản ghi âm sản xuất cuối những năm 1940 và đầu những năm 1980 là được ghi bằng kỹ thuật tương tự.
u - Không biết
Mã u cho biết kỹ thuật thu và lưu trữ là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với kỹ thuật thu và lưu trữ.
 

Thí dụ       

007   st#osncmcmnnne
          [Tài liệu là bản ghi âm (007/00); được phát hành như 1 cuộn băng ghi âm (01); có tốc độ 7 1/2 inch/giây (03); bằng âm thanh nổi (04); được cuộn bằng (cuộn có đường kính 7inch) (06); trên băng rộng 1/4 inch.; là băng 4 rãnh; được sản xuất hàng loạt (09); và lưu trữ bằng kỹ thuật tương tự (13).]
 
007   sd#bsmennmplud
          [Tài liệu là bản ghi âm (007/00); được phát hành như đĩa âm thanh (01); với tốc độ 33 1/3 vòng/phút (03); âm thanh nổi (04); có rãnh nhỏ (05); đĩa 12 inch (06); được sản xuất hàng loạt (09); bằng chất dẻo (10); rãnh ngang; không biết đặc điểm phát lại (12); và lưu trữ và thu âm bằng kỹ thuật số (13).]
 
007   ss#lsnjlcnnnuu
          [Tài liệu là bản ghi âm (007/00); được phát hành như băng casset (01); tốc độ 1 7/8 inch/giây (03); âm thanh nổi (04); không có rãnh (05); kích thước 3 7/8 x 2 1/2 inch (06); chiều rộng băng là 1/8 inch (07); 4 rãnh (08); không biết các đặc điểm phát lại (12); kỹ thuật lưu trữ và thu âm cũng không biết (13).]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là bản ghi âm, trường 007 chứa 14 vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007                    Bản ghi âm [xác định lại, 1981]
Vào năm 1981, trường 007 (Tư liệu nhìn) được xác định lại thành cấu trúc hiện tại của nó và được đổi tên. Xem thêm mục Định danh nội dung của 007 (Mô tả vật lý trường có độ dài cố định-Thông tin chung) về vị trí và cấu trúc của các yếu tố trước và sau khi cấu trúc lại.
007/01       Định danh tài liệu đặc thù
c                 ống trụ  [Lỗi thời]
f                  Phim có rãnh âm [Lỗi thời]
i                  Cuộn (phim)          [Lỗi thời]
Năm 1981 các mã được thay đổi thành các mã tương ứng là e, i và q.
 
007/02 Khía cạnh nguyên gốc và phiên bản [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]
Định nghĩa này bị lỗi thời năm 1997. Các mã đã xác định là: f (Bản sao), o (Bản gốc), r (Phiên bản) và u (Không biết)
 
007/04 Cấu hình của các kênh phát lại
a                 Âm học [Lỗi thời]
f                  Một kênh (Số hoá) [Lỗi thời]
g                 Bốn kênh (Số hoá) [Lỗi thời]
j                  Âm thanh nổi (Số hoá) [Lỗi thời]
k                 Khác (Số hoá) [Lỗi thời]
o                 Khác (Điện tử) [Lỗi thời]
Năm 1987 vị trí 007/04 được xác định lại để chỉ mã hoá cấu hình đặc trưng các kênh phát lại trong khi vị trí 007/13 (Kỹ thuật lưu trữ và thu âm) được xác định để mã hoá việc âm thanh được lưu trữ và thu như thế nào. Các mã này được xác định là lỗi thời và thông tin bổ sung “điện tử” được loại khỏi các mã m, q và s ở vị trí 007/04.
 
007/07       Chiều rộng băng ghi âm
a                 1/4 inch [Lỗi thời]
b                 1/2 inch [Lỗi thời]
c                 1 inch [Lỗi thời]
Năm 1981, các mã được thay đổi tương ứng thành các mã m, o và p.
 
007/10       Loại vật liệu
m               ống trụ đúc-sản xuất hàng loạt [Lỗi thời]
Mã này được xác định là lỗi thời năm 1981 khi đặc trưng này được nhập vào mã p (Chất dẻo). Mã m hiện thời được xác định vào năm 1986.
 
007/13 Kỹ thuật lưu trữ và thu âm
Năm 1987, trước khi xác định vị trí ký tự này, thông tin lưu trữ và thu âm được chứa ở vị trí 007/04 (Loại âm thanh) cùng với cấu hình. Khi vị trí 007/13 được xác định, thì vị trí 007/04 được xác định lại thành Cấu hình của các kênh phát lại. Cũng xem thông tin về vị trí 007/04 ở trên.

007   VĂN BẢN (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi trường 007/00 chứa mã t, thì nó chứa thông tin mã hoá đặc thù xác định tài liệu là văn bản.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

t - Văn bản
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là văn bản, được xác định là tài liệu in hoặc bản thảo có thể đọc được bằng mắt thường (thí dụ như sách, sách mỏng, sách in một mặt). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không ý định mã hoá vị trí này.
 

01  Định danh tài liệu đặc thù

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù mô tả lớp tài liệu đặc biệt (thông thường là lớp đối tượng vật lý) thuộc về tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - In thường
Mã a cho biết tài liệu là văn bản in, đọc được bằng mắt thường.
b - In cỡ chữ lớn
Mã b cho biết tài liệu là văn bản in cỡ chữ lớn. Văn bản in cỡ lớn là in quá khổ để dùng cho người khiếm thị.
c - Chữ Braille
Mã c cho biết tài liệu là văn bản bằng chữ Braille. Văn bản chữ Braille là các chữ nổi được tạo bởi các chấm nổi trong các ô sáu nốt; chữ Braille dùng cho người khiếm thị.
d - Tờ rời
Mã d cho biết tài liệu là văn bản tờ rời.
u - Không xác định
Mã u cho biết định danh tài liệu đặc thù của văn bản không xác định được.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với loại văn bản.
 

Thí dụ

007   ta
         [Tài liệu là văn bản in thường]
 
007   tb
         [Tài liệu là văn bản in cỡ chữ lớn]
 
007   td
         [Tài liệu là văn bản tờ rời được kẹp cùng nhau]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là văn bản, trường 007 sẽ có 2 vị trí ký tự.
 

007   TÀI LIỆU GHI HÌNH (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi trường 007/00 chứa mã v, thì nó chứa thông tin mã hoá đặc thù về đặc trưng vật lý của tài liệu ghi hình.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00 Loại tài liệu

v - Tài liệu ghi hình
Mã chữ cái một ký tự cho biết loại tài liệu là băng ghi hình, được xác định là băng trong đó ghi lại các hình ảnh nhìn thấy được, thường chuyển động và kèm theo âm thanh. Nó được dùng để phát lại trên máy thu hình hoặc màn hình video. Ký tự lấp đầy (|) không được sử dụng ở vị trí này.
 

01 Định danh tài liệu đặc thù

Mã chữ cái một ký tự cho biết định danh tài liệu đặc thù của băng ghi hình. Định danh tài liệu đặc thù mô tả lớp đặc biệt của tài liệu (thông thường là loại đối tượng vật lý) thuộc về tài liệu (thí dụ, đĩa hình). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
c - Hộp băng hình
Mã c cho biết tài liệu là hộp băng hình. Hộp băng hình là bản ghi hình trên băng được để trong hộp và có hai đầu được nối với nhau tạo thành một vòng liên tục.
d - Đĩa hình
Mã d cho biết tài liệu là đĩa hình. Đĩa hình là đĩa phẳng bằng chất dẻo hoặc vật liệu khác trên đó ghi lại tín hiệu hình ảnh, có hoặc không có âm thanh. Các hệ thống đĩa hình khác nhau đã được phát triển (thí dụ: đĩa từ tính, điện dung, quang-laze,...).
f - Băng hình
Mã f cho biết tài liệu là băng hình. Băng hình là bản ghi hình trên băng đặt trong casset và chạy từ cuộn này sang cuộn kia.
r - Cuộn video
Mã r cho biết tài liệu là cuộn video. Cuộn video là bản ghi hình trên dải băng được quấn vào cuộn và để chiếu được từng cuộn nhờ thiết bị phát lại (pick-up).
u - Không rõ
Mã u cho biết định danh tài liệu đặc thù của tài liệu ghi hình không xác định được.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với tài liệu ghi hình.
           

02 Không xác định

Vị trí ký tự này không xác định; nó chứa khoảng trống (#) hoặc ký tự lấp đầy (|).
 

03 Màu sắc

Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc điểm màu của tài liệu ghi hình. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.     
a - Một màu
Mã a không sử dụng với tài liệu ghi hình.
b - Đen trắng
Mã b cho biết hình ảnh trong tài liệu ghi hình có màu đen và trắng.
c - Nhiều màu
Mã c cho biết tài liệu ghi hình có nhiều hơn một màu.
m - Màu hỗn hợp
Mã m cho biết tác phẩm hoặc tuyển tập là tổ hợp màu sắc giữa đen và trắng và hoặc các hình ảnh khác.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết tài liệu không có hình ảnh. Thí dụ, nó được sử dụng khi tài liệu có trong tay là tài liệu ghi hình chỉ có âm thanh.
u - Không biết
Mã u cho biết đặc điểm màu của tài liệu là không được biết.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp (thí dụ, sắc màu, màu nhuộm, tông màu,...) với đặc điểm màu của tài liệu.
 

04  Dạng ghi hình

Mã chữ cái một ký tự cho biết dạng ghi hình của băng hình hoặc đĩa hình. Nếu biểu ghi thư mục của tài liệu ghi hình mô tả các dạng khác nhau, thí dụ, băng hình Beta và VHS, thì trường 007 sẽ lặp lại để ghi từng loại một. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.    
a - Beta (1/2 inch, băng hình)
Mã a được sử dụng cho hệ video gia đình được giới thiệu vào năm 1975 bởi hãng Sony cho các băng ghi hình gia đình và chạy lại trên băng hình 1/2 inch. Nó được phân biệt bởi cỡ của băng casset, khả năng kỹ thuật và lắp băng U-load của nó. Dạng này còn được gọi là Betamax.
b - VHS (1/2 inch, băng hình)
Mã b được sử dụng cho hệ video gia đình được giới thiệu vào năm 1977 bởi Công ty Japan Victor Corporation (JVC) Nhật Bản cho các băng ghi hình gia đình và chạy lại trên băng hình 1/2 inch Nó khác biệt bởi cỡ của băng casset, khả năng kỹ thuật và lắp băng M-load của nó. VHS có nghĩa là Hệ video gia đình “Video Home System”.
c - U - matic (3/4 inch, băng hình)
Mã c được sử dụng cho một dạng video với thương hiệu Sony có cách lắp băng hình chữ U. Nó là chuẩn trên toàn thế giới về băng hình 3/4 inch và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và truyền hình. Giống như hai dạng video gia đình 1/2 inch, nó dùng hệ ghi quét xoắn. Nó còn được gọi là chuẩn dạng U.
d - EIAJ (1/2 inch, cuộn video)
Mã d được sử dụng cho hệ băng hình quét xoắn chuẩn 1/2 inch hai cuộn được đặt tên theo tên của Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Nhật Bản (Electronics Industrics Association of Japan)- tổ chức xác lập chuẩn cho các máy ghi hình được sản xuất từ năm 1969. Được mệnh danh là “người mở đường đầu tiên”.
e - Dạng C (1 inch, cuộn video)
Mã e cho biết loại tài liệu ghi hình là dạng C. Hệ ghi băng hình 1 inch này dùng một đầu video và băng chạy 9,61 inch/giây. Hệ dạng B dùng 2 đầu và chạy 9,65 inch/giây; Dạng A là hệ đã bị lỗi thời. Dạng B vẫn còn được sử dụng ở Hoa Kỳ và ở nước ngoài (từ 1982), nhưng dạng C loại 1 inch là loại được sử dụng rộng rãi nhất như một chuẩn truyền hình ở Hoa Kỳ và các nước ngoài. Công nghệ và thiết bị dạng C được sản xuất bởi hãng Sony, RCA, và các hãng khác.
f - Thiết bị phát thu bốn tín hiệu (1 inch, hoặc 2 inch, cuộn video)
Mã f cho biết hệ ghi hình bốn tín hiệu. Trái với hệ quét xoắn sử dụng một đầu, hệ ghi hình này sử dụng bốn đầu ghi hình. Thường được gọi là hệ Quad, nó được phát triển bởi Ampex vào giữa những năm 1950. Nó cung cấp màu và độ phân giải chất lượng cao hơn  quét xoắn. Dạng phát thu bốn tín hiệu vẫn được coi là chuẩn truyền hình cho đến gần đây cho đến khi mà hệ quét xoắn rẻ tiền hơn thay thế nó. Khi mô tả cuộn video 2 inch mà không có bốn kênh thì sử dụng mã z (khác).
g - Đĩa hình quang laze (phản chiếu)
Mã g cho biết hệ ghi hình quang laze. Đây là hệ thống ghi hình không sử dụng các rãnh sâu làm băng đĩa chất dẻo tròn phẳng, thường đường kính 12 inch, cùng với bề mặt giống như gương trên cả hai cạnh mà trên đó thông tin hình được ghi lại. Đĩa được đọc (chạy lại) bằng tia laze yếu. Tia này ghi nhận dữ liệu hiện xuất hiện bề mặt của đĩa như các hố hoặc vết lõm nhỏ có độ dài biến động. Hệ đĩa quang này được sử dụng trong dân sự từ năm 1978 và hiện nay được sử dụng trong các ứng dụng gia đình và công nghiệp.
h - Đĩa hình CED (đĩa điện dung)
Mã h cho biết đây là hệ ghi hình CED. Hệ này dựa trên đĩa chất dẻo, thường đường kính 12 inch, trên đó thông tin được ghi lại như những cái hố sâu ở dưới đáy rãnh. Thông tin nhìn này được đọc bằng dạng kim rãnh của kim máy hát điện tử nó sẽ chuyển các dao động của điện dung thành các tín hiệu nghe nhìn. Đĩa CED được đặt trong hộp bảo vệ. Năm 1984, nhà sản xuất các thiết bị nghe nhìn dạng CED, RCA, đã quyết định ngừng sản xuất các thiết bị nghe nhìn “RCA Se-lectavision”.
i - Betacam (1/2 inch, băng hình)
Mã i cho biết dạng ghi hình là Betacam, một dạng tương tự chuyên nghiệp dùng thành phần mã hoá được ghi trên băng oxit 1/2 inch, đặt trong casset.
j - Betacam SP (1/2 inch, băng hình)
Mã j cho biết dạng ghi hình là Betacam SP, một dạng tương tự chuyên nghiệp dùng thành phần mã hoá được ghi trên băng kim loại 1/2 inch, đặt trong casset. Nó được thiết kế để đạt cấp độ ghi cao hơn dạng Betacam thường và cải thiện chất lượng hình, cung cấp tỷ số tín hiệu/tạp âm tốt hơn. Có hai rãnh video tương tự cùng với hai rãnh âm thanh FM (chất lượng CD).
k - Super VHS (1/2 inch, băng hình)
Mã k cho biết đây là dạng Super VHS. Lúc đầu nó được thiết kế cho thị trường tiêu thụ để ghi các tín hiệu tương tự dùng quét xoắn trên băng oxit sắt 1/2 inch, đặt trong băng casset chuẩn. Sau này, nó đã được chấp nhận trong công nghiệp truyền hình và hiện nay đã được coi như một dạng thu chuyên nghiệp. Các máy dạng Super-VHS ghi với độ phân dải 400 dòng quét ngang và có thể chạy lại các băng hình được ghi trên các máy VHS thường. Super VHS đòi hỏi băng cấp cao và màn hình độ phân giải cao cùng với các đầu vào video Y/C (chói/mang màu) riêng rẽ. Super VHS-C là dạng video cũng như vậy nhưng sử dụng băng casset mini compact đặc biệt (thường được dùng cùng với máy quay video cầm tay). Các băng casset mini này có thể dùng cho máy ghi âm VHS thông thường bằng bộ gá casset đặc biệt, trong đó băng casset mini được gài vào.
m -  M - II (1/2 inch, băng hình)
Mã m cho biết đây là dạng ghi hình là M-II, là một dạng tương tự chuyên nghiệp dùng băng kim loại 1/2 inch, đặt trong casset. Nó được phát triển bởi hãng Panasonic như dạng thay thế cho dạng Betacam được phát triển bởi hãng Sony.
o - D - 2 (3/4 inch, băng hình)
Mã o cho biết đây là dạng ghi hình D-2, một dạng ghi hình kỹ thuật số chuyên nghiệp dùng mã hỗn hợp trên băng kim loại đặc biệt 3/4 inch, đặt trong băng casset. Việc ghi băng kỹ thuật số cho phép truyền tín hiệu đa thế hệ (sao chép hoặc lồng tiếng) mà không suy giảm tín hiệu. Ghi hình kép (đúp) cũng có hiệu quả như bản gốc. ở đây có bốn kênh âm thanh PCM có thể điều chỉnh được, cung cấp một giải âm động với cường độ âm thanh hơn 90 db (đesiben). Ngoài ra, nó còn có các rãnh riêng biệt cho ghi thời gian và tín hiệu âm tần tương tự.
p - 8 mm
Mã p cho biết đây là dạng 8 mm. Đây là dạng dùng cho các camera/máy ghi hình (máy quay video xách tay) sử dụng băng kim loại đặc biệt 8 mm, đặt trong casset mi ni, ở thị trường tiêu thụ. Chất lượng của hình có thể so sánh được với VHS chuẩn. Chất lượng âm thanh tốt hơn các dạng mini tương tự.
q - 8 mm - Độ phân giải cao
Mã q cho biết đây là dạng ghi hình 8 mm, có độ phân giải cao hơn băng chuẩn 8mm. Nó là dạng thương mại sử dụng loại băng 8 mm phủ hạt kim loại hoặc phủ kim loại băng bay hơi đặt trong casset mini.
u - Không biết
Mã u cho biết dạng tài liệu ghi hình là không biết.
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với dạng ghi hình.
 

05  Âm thanh liền với vật mang hay tách riêng

Mã chữ cái một ký tự cho biết âm thanh hoặc ở trên cùng tài liệu hoặc tách riêng với tài liệu (thí dụ, ở trong tài liệu kèm theo). Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)
Mã khoảng trống (#) cho biết không có âm thanh (thí dụ tài liệu ghi hình câm)
a - Âm thanh liền với vật mang
Mã a cho biết âm thanh được ghi ngay trên tài liệu, bất luận có hay không.
b - Âm thanh tách riêng với vật mang
Mã b cho biết âm thanh lưu trên vật mang riêng biệt, được thiết kế để kèm theo hình ảnh.
u - Không biết
Mã u cho biết không biết có hay không có âm thanh trong tài liệu.
 

06  Phương tiện mang âm thanh

Mã chữ cái một ký tự cho biết vật mang đặc thù được dùng để chứa âm thanh của một tài liệu không phụ thuộc âm thanh hoặc được ghi trong tài liệu hoặc là dưới dạng tài liệu kèm theo. Nó cũng chỉ dạng thiết bị phát lại âm thanh mà tài liệu yêu cầu. Vị trí ký tự này sử dụng cùng với thông tin được mã hoá ở 007/05 (Âm thanh đi liền với vật mang hoặc tách riêng) và 007/07 (Kích thước). Nói chung, các vật mang âm thanh là: 1) rãnh từ trong casset hoặc trong hộp; 2) băng hình hoặc băng nghe được cuộn trong cuộn hoặc trong casset hoặc trong hộp; và 3) đĩa tiếng hoặc đĩa hình. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
# - Không có âm thanh (câm)
Mã # cho biết tài liệu không có âm thanh (thí dụ tài liệu ghi hình câm)
a - Rãnh âm thanh quang học trên phim
Mã a cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên rãnh quang là một phần của phim. Loại này hiếm khi thấy xuất hiện.
b - Rãnh âm thanh từ trên phim
Mã b cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên rãnh từ là một phần của phim. Loại này hiếm khi thấy xuất hiện.
c - Băng nghe từ tính trong hộp
Mã c cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên hộp băng nghe từ tính.
d - Đĩa tiếng
Mã d cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên đĩa tiếng. Đĩa tiếng có thể là các đĩa hát vinyl 7, 10 và 12 inch và các đĩa compact 4 3/4 inch.
e - Băng nghe từ tính trong cuộn
Mã e cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên cuộn của băng nghe từ tính.
f - Băng nghe từ tính trong băng casset
Mã f cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên băng casset của băng nghe từ tính.
g - Rãnh âm thanh quang và từ trong phim
Mã g cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được ghi trên cả hai rãnh từ và quang trong phim. Loại này hiếm khi thấy xuất hiện.
h - Băng hình
Mã h cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được coi như một phần của băng hình. Băng ghi hình thông thường ít được sử dụng chỉ để ghi âm.
i - Đĩa hình
Mã i cho biết âm thanh đi cùng với tài liệu ghi hình được coi như một phần của đĩa hình. Đĩa hình thường ít khi dùng chỉ để ghi âm. Cần phân biệt giữa đĩa hình (thí dụ, đĩa hình quang laze ghi hình) và đĩa compact chỉ dùng để ghi âm thanh (thí dụ, đĩa nghe compact 4 3/4 inch). Công nghệ để ghi hình hoặc thông tin âm thanh trên các hệ đĩa số hoá là giống nhau.
u - Không biết
Mã u cho biết phương tiện mang âm không được biết .
z - Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với phương tiện mang âm.
 

07  Kích thước

Mã chữ cái một ký tự cho biết chiều rộng của tài liệu ghi hình. Đối với tài liệu ghi hình, chỉ có những mã đúng bằng với kích thước của tài liệu đã ghi trong mô tả vật lý thì mới được sử dụng. Nếu không có mã thật thích hợp, thì sử dụng mã z. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
a - 8mm
Mã a cho biết chiều rộng của băng hình là 8 mm.
m - 1/4 inch
Mã m cho biết chiều rộng của băng hình là 1/4 inch.
o - 1/2 inch
Mã o cho biết chiều rộng của băng hình là 1/2 inch.
p - 1 inch
Mã p cho biết chiều rộng của băng hình là 1 inch.
q - 2 inch
Mã q cho biết chiều rộng của băng hình là 2 inch.
r - 3/4 inch
Mã r cho biết chiều rộng của băng hình là 3/4 inch.
u -  Không biết
Mã u cho biết chiều rộng của băng hình là không được biết.
z -  Khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với kích cỡ của băng. Mã z được sử dụng cho đĩa hình vì chưa có các giá trị mã chuẩn của các đĩa hình.
 

08  Cấu hình của các kênh phát lại

Mã chữ cái một ký tự cho biết cấu hình của các kênh phát lại của phần âm thanh của tài liệu ghi hình. Phần tử dữ liệu này được mã hoá dựa trên nhưng thông tin rõ ràng về việc phát lại. Các mã này không dùng cho cấu hình của các kênh thu trừ khi các kênh này cũng có thể phát lại. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
k - Hỗn hợp
Mã k cho biết có hơn một cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh trên cùng một bản ghi hình. Thí dụ một băng có cả các rãnh âm thanh nổi và thường
m - Một kênh (Mono)
Mã m cho biết phần âm thanh của tài liệu ghi hình được cấu hình để phát lại trên một kênh.
n - Không áp dụng
Mã n cho biết cấu hình của các kênh phát lại của phần âm thanh của tài liệu ghi hình không được áp dụng vì là bản ghi câm hoặc không có âm thanh. Nó cũng được sử dụng khi mô tả tài liệu có phần âm thanh tách riêng (007/05 chứa mã b). Cấu hình của các kênh phát lại cho rãnh âm thanh riêng biệt có thể được mô tả ở phần khác của trường 007 nói về việc ghi âm trong tài liệu kèm theo (thí dụ, âm thanh trong băng casset).
q - Bốn kênh, nhiều kênh, hoặc kênh âm thanh vòng
Mã q cho biết phần âm thanh của tài liệu ghi hình được cấu hình để phát lại trên hai kênh trở lên. Sử dụng mã này cho các rãnh âm kênh âm thanh vòng Dolby và các kỹ thuật đa kênh khác.
s - Âm thanh nổi
Mã s cho biết phần âm thanh của tài liệu ghi hình được cấu hình để phát lại trên hai kênh riêng biệt. Sử dụng mã s khi vật mang không phải một kênh và nó không thể xác định chắc chắn có sử dụng nguồn phát lại đa kênh không.
u - Không biết
Mã u cho biết cấu hình của các kênh phát lại phần âm thanh của tài liệu ghi hình là không được biết.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với cấu hình của các kênh phát lại.

Thí dụ

007   vf#caahos
          [Tài liệu là bản ghi hình (007/00); trên băng casset (/01); hình màu (/03); có dạng Beta (/04); có âm thanh đi liền với phưng tiện mang (/05); trên băng hình (/06); chiều rộng của băng là 1/2 inch (/07); có âm thanh nổi (/08).]
 
007   vf#ccahrm
          [Tài liệu là bản ghi hình (007/00); trên băng casset (/01); hình màu (/03); có dạng U-matic (/04); có âm thanh đi liền với phưng tiện mang (/05); trên băng hình (/06); chiều rộng của băng là 3/4 inch (/07); có âm thanh một kênh (mono) (/08).]
 
007   vd#cgaizs
          [Tài liệu là bản ghi hình (007/00); trên đĩa hình (/01); hình màu (/03); hệ quang laze (/04); âm thanh đi liền với phưng tiện mang (/05); trên đĩa hình (/06); chiều rộng và kích thước khác so với ghi trên băng hình (/07); có âm thanh nổi (/08).]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu là bản ghi hình, trường 007 có 9 vị trí ký tự.
 

LỊCH SỬ ĐỊNH DANH NỘI DUNG

007-Tài liệu ghi hình [xác định lại, 1981]
Vào năm 1981, trường 007 (Tư liệu nhìn) được xác định thành cấu trúc hiện tại của nó và được đổi tên. Xem mục Định danh nội dung của 007 (Mô tả vật lý trường có độ dài cố định-Thông tin chung) về vị trí và cấu trúc của các yếu tố trước và sau khi cấu trúc lại.
007/01- Định danh tài liệu đặc thù
#                 Không áp dụng hoặc không có ý định gán mã [Lỗi thời, 1980]
n                 Không áp dụng [Lỗi thời, 1981]
 
007/02 Khía cạnh nguyên bản và phiên bản [Lỗi thời] [Chỉ có trong USMARC]
Định nghĩa này bị lỗi thời năm 1997. Các mã đã xác định: f (Bản sao chép), o (Nguyên bản ), r (Phiên bản) và u (Không biết)
007/04              Dạng ghi hình
#                 Không áp dụng hoặc không có ý định gán mã [Lỗi thời, 1980]
n                 Không áp dụng [Lỗi thời, 1981]
 
007/06              Phương tiện mang âm thanh
g                 Khác [Lỗi thời, 1980]
Mã g hiện nay được xác định từ năm 1985.
 
007/07       Kích thước
n                 1/4 inch [Lỗi thời, 1981]
m               1/4 inch [Mới, 1981]
 

007   TÀI LIỆU KHÔNG XÁC ĐỊNH DẠNG (L)

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI TRƯỜNG

Khi trường 007/00 chứa mã z, thì thông tin mã hoá đặc thù về đặc trưng vật lý liên quan đến loại tài liệu không được xác định rõ ràng.

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DANH NỘI DUNG

Vị trí ký tự

00  Loại tài liệu

z - Tài liệu không xác định dạng
Mã chữ cái một ký tự  cho biết loại tài liệu là không được xác định rõ ràng, có nghĩa là tài liệu không được nhận dạng bằng một trong các giá trị mã 007 khác hoặc các hình thức vật lý đa dạng của nó không được xác định rõ ràng (thí dụ chẳng hạn, khi một tài liệu trong tay là một tập hợp chứa các dạng tài liệu khác nhau và cơ quan lựa chọn không đưa vào các trường 007 riêng biệt cho các thành phần khác nhau). Không sử dụng ký tự lấp đầy (|) ở vị trí này.
 

01 Định danh tài liệu đặc thù

Mã chữ cái một ký tự cho biết đặc trưng vật lý tài liệu đặc thù của loại tài liệu là không xác định. Định danh tài liệu đặc thù mô tả các loại đặc biệt của tài liệu (thông thường là loại đối tượng vật lý) thuộc về tài liệu. Ký tự lấp đầy (|) được sử dụng khi không có ý định mã hoá vị trí này.
m - Nhiều dạng hình thức vật lý
Mã m cho biết tài liệu bao gồm nhiều hình thức vật lý.
u - Không rõ
Mã u cho biết hình thức vật lý của tài liệu không được xác định.
z - Loại khác
Mã z cho biết không một mã nào khác phù hợp với hình thức vật lý.
 

Thí dụ

007   zz
          [Tài liệu là bản tổng phổ âm nhạc]
 
007   zz
          [Tài liệu là mô hình]
 
007   zm
          [Tài liệu là một tập hợp chứa nhiều dạng tài liệu khác nhau và không có các trường 007 riêng biệt đầu ra cho các thành phần khác nhau.]
 

QUY ƯỚC NHẬP DỮ LIỆU

Độ dài trường - Đối với loại tài liệu không nêu, trường 007 thường xác định cho nó 2 vị trí ký tự.
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá thế nào về website thư viện tỉnh Sơn La?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay6,588
  • Tháng hiện tại152,057
  • Tổng lượt truy cập14,841,688
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây