global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

TRUYỆN CỔ DÂN TỘC DAO TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Chủ nhật - 28/11/2021 21:58 3.348 0
     Cũng như các dân tộc thiểu số khác, dân tộc Dao có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Dao với các đề tài như: Đấu tranh với thiên nhiên, lao động sản xuất, quan hệ xã hội và gia đình.... thể hiện ước vọng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và khả năng nhận thức về tự nhiên và xã hội của người Dao. Mặc dù sống phân tán và trải qua nhiều cuộc thiên di trong lịch sử nhưng người Dao vẫn duy trì được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, nhất là kho tàng văn học.
     Quá trình nghiên cứu về dân tộc Dao đã cho ra đời rất nhiều công trình có giá trị về phong tục, tập quán, tín ngưỡng…của đồng bào Dao, song chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về truyện cổ dân tộc Dao từ  góc nhìn văn hóa cho đến khi tác phẩm “Truyện cổ dân tộc Dao từ góc nhìn văn hóa” của nhóm tác giả Trần Thị Ngọc Anh, Ngô Phương Thảo ra đời năm 2019. Đây là công trình đã làm nổi bật được dấu ấn văn hóa ở những tác phẩm truyện cổ cũng như tầm quan trọng của văn học cổ trong việc phản ánh đời sống văn hóa truyền thống của người Dao. Truyện cổ dân tộc Dao còn là nơi lưu giữ tương đối nhiều giá trị tinh thần cốt lõi và bản sắc độc đáo của dân tộc, chính vì lẽ đó Chuyên khảo “Truyện cổ dân tộc Dao từ góc nhìn văn hóa” sẽ giúp người đọc hiểu thêm về nguồn gốc, nếp sống và những phong tục tập quán độc đáo của người Dao; cung cấp tư liệu có ý nghĩa phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Dao trong đời sống các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay.
 
20211129 084322

     Một tác phẩm chuyên khảo tưởng chừng như hàn lâm, khó hiểu nhưng lại dễ dàng dẫn dắt người đọc khám phá cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số một cách tự nhiên. Những chủ đề dễ khơi gợi trí tò mò của độc giả như: Đời sống tâm linh, phong tục cưới hỏi, lễ hội… đều được tái hiện một cách mềm mại, sinh động qua những câu chuyện cổ, mỗi câu chuyện lại gắn với nét đẹp phong tục tập quán khác nhau tạo nên một bức tranh đa sắc màu trong không gian văn hóa Dao. Khai thác mảng văn học cổ truyền dân tộc Dao một cách hệ thống và làm nổi bật nét độc đáo của văn hóa Dao, các tác giả còn thể hiện sự cảm kích, trân trọng những triết lý sống, nhân sinh quan đầy tính nhân văn: “…Đồng bào Dao đặt niềm tin rất lớn và cuộc sống. Dù gặp khó khăn nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua, người Dao không khuất phục thiên nhiên… Những thế hệ người Dao được sinh ra sau sẽ tiếp nối thế hệ trước đấu tranh chống lại sự cuồng nộ của thiên nhiên”.
     Học giả người Nga - Likhachốp đã nói: “Trong khi kiếm tìm những đặc điểm của nền văn hoá, trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu sự trả lời ở văn học và chữ viết. Văn học “nói” thay cho văn hoá dân tộc giống như con người “nói” thay cho tất cả những gì trong trời đất. Vì vậy, những biến động, những thay đổi, tiến triển trong đời sống văn hoá dân tộc cũng sẽ kéo theo sự chuyển đổi, phát triển của lịch sử văn học dân tộc.” Với ý nghĩa đó, nhóm tác giả đã đưa ra được mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa và văn học trong quá trình nghiên cứu về truyện cổ dân tộc Dao - một bộ phận quan trọng tạo nên nét vẽ sinh động, hoàn chỉnh của bức tranh văn hóa Dao. Những nghiên cứu kết hợp với nhiều kiến thức thực tiễn của các tác giả đã minh chứng được sự cần thiết phải quan tâm khai thác và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Dao mà trong đó truyện cổ dân tộc Dao là một phần không thể thiếu của di sản.
     Trong bối cảnh hội nhập đa phương hiện nay, văn hóa Việt Nam có cơ hội để thế giới biết đến nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiều giá trị văn hóa nhất là văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số bị mai một, mờ nhạt. Những đóng góp mang tính phát hiện cùng với những giải pháp bảo tồn di sản văn hóa được đề cập trong cuốn “Truyện cổ dân tộc Dao nhìn từ góc nhìn văn hóa” sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng định hướng, đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Dao cũng như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác cùng sinh sống trên dải đất Việt Nam mến yêu.
     Sách đang được phục vụ tại Kho Địa chí, Thư viện tỉnh Sơn La, mong muốn được đón bạn đọc gần xa đến tìm hiểu, tham khảo.Trân trọng giới thiệu!
 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá thế nào về website thư viện tỉnh Sơn La?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay3,203
  • Tháng hiện tại135,667
  • Tổng lượt truy cập14,825,298
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây