NGÀY BÁC TRỞ VỀ (1941 - 1969)
Thư Viện Tỉnh Sơn La
2023-05-18T05:37:29-04:00
2023-05-18T05:37:29-04:00
https://thuviensonla.com.vn/Gioi-thieu-sach/ngay-bac-tro-ve-1941-1969-1328.html
https://thuviensonla.com.vn/uploads/news/2023_05/image-20230518163607-1.jpeg
Thư viện tỉnh Sơn La - Thư viện điện tử số trực tuyến
https://thuviensonla.com.vn/uploads/logo.png
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang và những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; bằng cuộc sống thanh cao, giản dị, trong sáng và đạo đức cách mạng mẫu mực của một người cộng sản, Người đã nêu tấm gương sáng cho toàn thể cán bộ, nhân dân và để lại cho chúng ta một di sản quý báu về tư tưởng và đạo đức của một người cách mạng trong thời đại mới. Nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890 - 19/5/2023), Thư viện tỉnh Sơn La trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách Ngày Bác trở về (1941 - 1969) do Phan Tuyết sưu tầm, tuyển chọn, Nhà xuất bản Dân Trí phát hành năm 2018.
Sau khi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935), trả lời nhà văn I. Êrenbua khi được hỏi cảm nghĩ về mùa xuân này, Nguyễn Ái Quốc nói: “Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc tôi”. Với một khả năng thấy trước, tiên đoán khoa học của bậc kỳ tài về tình hình thế giới và trong nước đang từng bước có những chuyển biến mau lẹ, Người thấy phải sớm về nước để tranh thủ và chớp thời cơ lãnh đạo toàn dân vùng lên giải phóng. Mùa xuân năm 1941 thực sự là một mùa xuân kỳ diệu, đó là mùa xuân lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc đã trở về đất nước, vượt qua mốc 108 biên giới Việt Nam - Trung Quốc, về đến Pác Bó (xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng), một nơi “bí mật” có “hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui”. Người quyết định chọn Pác Bó làm điểm “đứng chân” xây dựng căn cứ địa trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước có nhiều diễn biến mới. Bác về nước đúng vào mùa Xuân, mùa tươi đẹp nhất của đất trời, mùa của trăm hoa đua nở. Bước chân đầu tiên về đất mẹ của Người được nhà thơ Chế Lan Viên diễn tả lại bằng những câu thơ đầy xúc động: “...Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai...”. Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cả thiên nhiên đất trời như reo vui: “...Ôi sáng xuân nay, Xuân 41/ Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/ Bác về…Im lặng. Con chim hót/ Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...” (Thơ Tố Hữu).
Xuyên suốt hơn 200 trang sách, cuốn sách Ngày Bác trở về (1941 - 1969) tập hợp những câu chuyện kể về cuộc đời sự nghiệp cách mạng vẻ vang và những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc Việt Nam như: Đường về Pác Bó; Bác Hồ đóng vai thầy mo; Những ngày ở Pác Bó; Những ngày đầu Bác ở Tân Trào; Tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội; Bác ở chiến khu Việt Bắc; Nghĩa nặng tình sâu; Bác thăm trận địa; Những bông hoa trong vườn Bác; Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền... giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống thanh cao, giản dị, trong sáng và đạo đức cách mạng mẫu mực của một người cộng sản, người đã nêu tấm gương cho toàn thể cán bộ, nhân dân và để lại cho chúng ta di sản quý báu về tư tưởng và đạo đức cách mạng trong thời đại mới.
trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!