global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

JÊN ERƠ

Chủ nhật - 28/11/2021 22:06 802 0
        thanh Nữ nhà văn Charlotte Bronte (1816 - 1855) là một tên tuổi lớn trong văn học hiện thực nước Anh thế kỷ 19. Bà lớn lên và sáng tác vào giai đoạn cực kỳ sôi nổi, khi mà cuộc đấu tranh giai cấp giữa thợ thuyền và tư sản Anh đạt đến đỉnh cao. Tiểu thuyết của Charlotte Bronte thường xoay quanh số phận của những người phụ nữ phản kháng lại chế độ tư sản tàn khốc và bất công bằng tất cả tâm hồn “nổi loạn” của mình. Đặc biệt, tình cảm như trào ra đầu ngòi bút mỗi khi bà viết về số phận hẩm hiu của “những người nhỏ bé” mà “Jên Erơ” chính là câu chuyện chứa đựng rất nhiều tâm huyết của Charlotte Bronte. Với mong muốn giới thiệu đến bạn đọc câu chuyện vô cùng cảm động và sâu sắc này, năm 2010 Nhà xuất bản Văn học đã phát hành cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Jên Erơ”.
          Jên Erơ - nhân vật chính của tác phẩm, chịu đủ mọi bất hạnh, cay đắng vì nghèo khó. Mồ côi bố mẹ, trong tay không có một chút của cải nào, Jên được một người cậu ruột mang về nuôi. Cậu chết, Jên phải ở với mợ nhưng những ngày tháng ấy lại là chuỗi ngày đau khổ, bị hắt hủi và ngược đãi, bị trêu đùa, hành hạ của những người em ngỗ nghịch và độc ác. Trong gia đình ấy, hành động để tự bảo vệ mình có thể bị tống giam vào một căn phòng tối, bỏ mặc cho đói và khát. Nhưng tâm hồn bé bỏng của cô gái lên mười ấy đã nảy sinh tinh thần phản kháng mãnh liệt, ý thức sống độc lập, không chịu luồn cúi như một người “nô lệ nổi loạn” chống lại sự áp bức của những người xung quanh. Qua từng trang sách, chúng ta được chứng kiến Jên lớn lên, vượt qua khó khăn sóng gió của cuộc đời một cách kiên cường “Khi nào bị đánh đòn một cách vô lý ta cần phải chống cự lại thật táo bạo vào”. Jên đã chinh phục cảm tình của bạn đọc bằng bản chất ngoan cường, tinh thần phản kháng và ý chí độc lập, đây cũng chính là nét tâm lý cơ bản trong tác phẩm “Jên Erơ”.
         Sau khi Jên đến làm cô giáo dạy trẻ ở lâu đài Thornơfin, cô gặp được một nửa của đời mình, tưởng rằng hạnh phúc đã mỉm cười thế nhưng cô phải rời xa tình yêu ấy bởi cá tính không muốn bị ràng buộc. Jên kiên quyết từ chối mọi thứ quà tặng quý giá của người yêu, cô luôn tự nhắc rằng mình là một cô gái nghèo và không muốn thay đổi địa vị vì trở thành người yêu của một kẻ giàu sang: “tôi là một con người tự do, với một ý chí tự chủ”. Dù yêu nhau tha thiết nhưng hiểu rằng không đến được với Rôchextơ, Jên quyết định bỏ ra đi. Quyết định này khiến bạn đọc không khỏi xúc động và khâm phục trước sự mạnh mẽ, quyết đoán, kiêu hãnh và lòng tự trọng của một cô gái bé nhỏ như Jên. Ẩn chứa bên trong vẻ bề ngoài giản dị, mộc mạc ấy là một tinh thần không thể khuất phục, một trí tuệ sắc sảo và một lòng can đảm phi thường. Liệu trong phần cuối của tác phẩm, khi đã đi qua mọi đau khổ và nước mắt, thăng trầm, tan hợp và những bi kịch Jên có được hạnh phúc hay không? Hãy đến với “Jên Erơ” để tìm kiếm câu trả lời để rồi chìm đắm trong sự lãng mạn, dịu dàng của câu chuyện, hay nhấn nhá để tận hưởng cái xao động mong manh và tinh tế, để nhấm nháp cảm xúc trong trẻo, thanh khiết như đang thưởng thức một ly rượu ngọt, để cùng yêu, cùng say với từng trang viết. Charlotte Bronte thực sự tài tình khi thổi đến cho chúng ta ngọn gió về nghị lực vươn lên mọi khó khăn để tìm hạnh phúc cho mình, tạo nên tiểu thuyết “Jên Erơ” với một sức sống mạnh mẽ.
           Mời bạn đọc đến với Thư viện tỉnh Sơn La để tìm đọc cuốn sách bổ ích này!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn biết website thư viện tỉnh Sơn La từ nguồn nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay5,019
  • Tháng hiện tại135,540
  • Tổng lượt truy cập14,825,171
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây