global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

Điện Biên Phủ - Một góc nhìn

Chủ nhật - 23/06/2019 05:17 709 0
     Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Sau ba tháng bao vây và năm mươi lăm ngày liên tục chiến đấu, chiều mồng 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của quân đội ta đã phấp phới bay trên nóc hầm sở chỉ huy của tướng Đờ Cát-tơ-ri. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị san phang. Giấc mộng của thực dân Pháp và âm mưu can thiệp để mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ trên đất nước ta bị tan vỡ. Chúng buộc phải ngừng bắn và ký kết hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra một trang mới chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta, là niềm tự hào của dân tộc ta.
     Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Lê Mạnh Thái là sĩ quan chuyên trách hỏi cung tù binh, hàng binh thuộc Cục Quân báo, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã ghi lại các sự kiện ngày ấy trong cuốn hồi ký  mang tên Hỏi chuyện tướng Đờ Cát do NXB Thanh Niên ấn hành nǎm 2000, nay tái bản lại dưới cái tên mới “Điện Biên Phủ - Một góc nhìn” với sự chỉnh lý và bổ sung một số tư liệu mới bổ ích và lý thú.
     Nội dung cuốn hồi ký cung cấp cho bạn đọc những kiến thúc mới, một khía cạnh khác của chiến thắng Điện Biên Phủ đó là vai trò của Cục quân báo trong chiến dịch. Nhờ qua trình hỏi cung của các chiến sĩ quân báo đối với tù binh là tướng lĩnh, binh sĩ của Pháp mà ta đã có được nhiều tin tức quan trọng góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch các đồng chí quân báo của ta là những người đi trước thăm dò tình hình, họ phải cải trang thành thường dân, mặc quần áo của đồng bào dân tộc để thâm nhập thực địa, tiếp xúc với dân và tiếp cận địch, bất chấp hiểm nguy các đồng chí quân báo bò vào tận hàng rào, trườn sát vào công sự của địch để lấy thông tin“Đặc biệt một tổ mũi nhọn của đồng chí Ngọc Bảo đã bò sát hàng rào sân bay Mường Thanh lấy được một tâm bản đồ Điện Biên Phủ do địch ở hà Nội thả dù xuống cho Đờ Cát. Ta biết đến lúc đó chúng ta vẫn chưa có một tấm bản đồ chi tiết nào về Điện Biên Phủ nên tấm bản đồ lấy được là vô giá. Chỉ trong mấy ngày đêm, tấm bản đồ ấy đã được cấp tốc đưa về căn cứ (Việt Bắc) sao in ra hàng trăm bản rồi đưa trở lại mặt trận. Nhờ đó, Bộ Chỉ huy ta và tất cả các đơn vị đã có tâm bản đồ dùng suốt cả chiến dịch, cho đến ngày Điện Biên Phủ toàn thắng”
      Đến đầu tháng 3 năm 1954, cơ quan quân báo ở mặt trận Điện Biên Phủ cũng như ở đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh ở hậu cứ đã nắm được tương đối rõ về binh lực, hoả lực, sơ đồ bố phòng của Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954 chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ bắt đầu, trong chiến dịch các đồng chí quân báo có nhiệm vụ theo dõi điện đàm của địch rồi thông báo cho chiến sĩ của ta ngoài mặt trận những ý đồ của địch để ta có phương án tác chiến phù hợp, hiệu quả và giành được những thắng lợi to lớn.
     Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, sau khi bắt sống được tướng Đờ Cát và nhiều tướng lĩnh khác của Pháp, Cục quân báo lại có nhiệm vụ hỏi cung, khai thác thông tin từ tù binh Pháp. Để biết thêm về ý đò của Pháp sau khi thất bại ở Điện Biên Phủ và chúng có thật tâm kí hiệp định đình chiến lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương hay không? Đặc biệt nhất trong hồi kí là những ngày làm việc của Lê Mạnh Thái và Đờ Cát viên sĩ quan cao cấp của quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, viên tướng chỉ huy một tập đoàn cứ điểm quan trọng, ông nhận xét rằng: “Đờ Cát là một viên tướng thực dân đúng với bản chất của y. Trong tranh luận với tôi, y đã bảo vệ thật sắc sảo và kiên trì các lập trường quan điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp. Y cũng bênh vực, bảo vệ thật sắc sảo cho những kẻ cùng hội cùng thuyền với y; như đám Việt gian bán nước, đám nguỵ quyền và tay sai nguỵ quân. Trước mắt y, các lực lượng kháng chiến chính nghiã chúng ta chỉ là nhóm phiến loạn cộng sản, không kiểm soát được nhiều thành phố, làng mạc, không được đa số dân chúng ủng hộ. Theo y, sở dĩ chúng ta giành được những thắng lợi trên chiến trường, chỉ là do ta biết đánh du kích, biết dựa vào rừng núi, bóng đêm để tránh bị tiêu diệt bởi các cuộc đánh trả bằng không quân, pháo binh của Pháp. Một phần khác, theo y, sở dĩ ta giành được một số thắng lợi, là do sự sai lầm của bộ chỉ huy Pháp về vận dụng chiến thuật, về chọn thòi điểm và nơi chiến trận, là do nước Pháp bị chia rẽ, do binh lính thuộc địa và nguy quân nhát gan!”
     Ở thời điểm đó, khi mà chúng ta mới đánh thắng chiến dịch Điên Biên Phủ, mà địch trên toàn Đông Dương, nhất là Bắc Bộ còn mạnh, Đảng, chính phủ ta đang gấp rút mở thêm các chiến dịch quân sự lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và các chiến trường khác để khuyếch trương thắng lợi, dồn địch vào thế bị động và suy sụp. Khi phái đoàn đàm phán của ta đang thăm dò đấu tranh từng điểm với địch tại Hội nghị Giơ- ne- vơ để đi tới định đoạt số phận cuộc chiến tranh Đông Dương thì những lời khai của các tù binh Pháp rất quý báu và ý nghĩa.
     Nhân kỉ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Thư viện tỉnh Sơn la xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn hồi kí Điện Biên Phủ một góc nhìn của tác giả Lê Mạnh Thái, sách do Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 2004. Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu quý giá về chiến thắng lịch sử của dân tộc ta.

Tác giả bài viết: Nguyễn Hương

Nguồn tin: Thư viện tỉnh Sơn La

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá thế nào về website thư viện tỉnh Sơn La?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay5,019
  • Tháng hiện tại134,413
  • Tổng lượt truy cập14,824,044
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây