global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

Bun Pi Mày - Lễ hội đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào

Thứ hai - 15/04/2013 05:57 1.401 0
Đất nước Lào có nhiều bun (lễ hội) tổ chức vào thời điểm chuyển mùa vụ hoặc chuyển mùa trong năm, trong đó lớn nhất là lễ hội Bun Pi Mày, ngày Tết mừng năm mới, diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 dương lịch hàng năm.

Bun Pi Mày có tiến hành nghi lễ rước nàng Xẳng Khản - nàng Chúa Xuân. Đặc trưng lớn nhất và cũng là dấu ấn cổ xưa nhất của Bun Pi Mày thể hiện ở tập tục té nước, tiếng Lào gọi là "hốt nậm". Vì thế, Bun Pi Mày còn được gọi là Bun-hốt-nậm. Để chuẩn bị cho lễ hội, các cộng đồng cư dân tại các chòm phố, bản mường cùng nhau quét dọn sạch đẹp đường phố, bàn thờ, nhà cửa, chùa chiền, treo băng, cờ, khẩu hiệu đón mừng năm mới.
Trong Bun Pi Mày, các nghi lễ như “tắm tượng Phật”  “đắp núi cát” ở tại các sân chùa để cầu phúc đều có một ý nghĩa nào đó nhưng nổi bật nhất, đặc sắc nhất, độc đáo nhất cũng là truyền thống cổ xưa nhất vẫn là tục “té nước”. Nó thể hiện mong muốn của người Lào cho mùa mưa đến để đem lại hạnh phúc, sự sống cho đất nước, mùa màng tốt tươi, cây cối đâm chồi nảy lộc. Sức sống mãnh liệt của Bun Pi Mày trải qua năm tháng cũng là dựa trên những ước mong giản dị của người dân từ nghìn đời nay. Ở Lào, đến dự Bun Pi Mày mà không được "té nước" thì mất vui, không may mắn và cũng mất hết ý nghĩa.
Ngày nay, hình thức té nước trong ngày hội Bun Pi Mày ở Lào cũng đã được đổi mới. Ở các thành phố, người ta thường chỉ rảy nước có pha nước thơm hay nước cỏ hoa để làm phép tượng trưng. Nhưng tại các vùng nông thôn, các bản mường thì vẫn giữ những tục lệ như cũ. Nước được dùng để té nước có thể là nước thường, nước mưa... Vừa múa lăm vông và té nước, nữ té nước cho nam, nam té nước cho nữ một cách hồn nhiên, vui vẻ, ai được té nhiều nước sẽ là người may mắn. Có người mặt mũi thoa đầy phấn mầu biểu tượng cho hạnh phúc, vừa đi vừa hò hát, đánh chiêng, trống âm vang từ khu phố này đến khu phố khác. Khi gặp bất cứ ai trên đường, họ đều tranh thủ "tặng" cho một gáo nước, thậm chí cả xô nước mát lên người với lời chúc vạn sự tốt lành. Đối với khách lạ, người ta chỉ rảy nhẹ tượng trưng chúc phúc cho khách nhân dịp năm mới với lời chúc có vần điệu như một bài thơ dài, như một câu ca có nhịp điệu lúc trầm lúc bổng. Thông thường, mỗi vị khách còn được trao tặng một vòng hoa khi nhận lời chúc năm mới.
Lúc sum họp ngày tết trong gia đình, lớp con cháu còn tiến hành làm lễ tắm cho các ông, bà, cha, mẹ những người cao niên trong chòm phố, bản làng đã có công ơn giảng dạy mình. Lễ tắm được tổ chức đơn giản nhưng lại thể hiện đầy ý nghĩa giáo dục và biết ơn, cầu nguyện nhận được một lời khuyên bảo mọi điều tốt lành, có nhiều của cải và dồi dào sức khỏe. Đây cũng là dịp để giáo dục con cháu thế hệ mai sau phải có lòng hiếu thảo đối với ông, bà, cha, mẹ, những bậc ân nhân của mình...
Theo tập quán, ngày thứ ba của Tết Bun Pi Mày, tức ngày 15/4 mới là ngày đầu tiên của năm mới, mọi người đón năm mới bằng lễ "Ba Xỉ" (lễ buộc chỉ cổ tay) chúc phúc, cầu mong điều tốt lành khi năm mới đến. Lễ Ba Xỉ được tổ chức lớn hay nhỏ là tùy từng gia đình, từng cơ quan. Sau đó là làm lễ trong chùa để tiễn năm cũ. Người ta cầu khấn bỏ lại sau lưng những điều không may mắn trong năm cũ và nghe các nhà sư giảng kinh. Các nhà sư sẽ thuyết pháp cho nhân dân cùng nghe và cho biết những ngày lành tháng tốt và các ngày sẽ tổ chức các lễ hội Phật giáo trong năm mới. Thông qua các lời giảng, các nhà sư nhắc nhở, đề cao đạo đức theo quan niệm Phật giáo: Ở hiền gặp lành. Đặc biệt trong dịp này, các nhà sư đưa ra những dự đoán lượng nước mưa trong năm để giúp cho nhân dân có cơ sở tính toán chăm lo công việc đồng áng, ruộng rẫy...

Nguồn tin: tintuc.timnhanh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn biết website thư viện tỉnh Sơn La từ nguồn nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay5,610
  • Tháng hiện tại138,074
  • Tổng lượt truy cập14,827,705
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây