global html
 
DANGKYTHECHON
           
                               
cuavuthuvien
  
Logo 1010 psd
 

Lễ hội Mah Grợ và điệu múa Vêlr Guông của dân tộc Khơ Mú

Thứ hai - 15/04/2013 05:54 1.163 0
Người Khơ Mú có một đời sống văn hóa hết sức độc đáo. Lễ hội Mah Grợ và điệu múa Vêlr Guông của họ là sản phẩm văn hóa tinh thần tâm linh có nguồn gốc cổ truyền từ xa xưa, ít thấy một dân tộc nào còn lưu giữ được bền lâu đến như vậy.

Mah Grợ là một lễ hội vui của bản. Tên gọi tuy mộc mạc, cổ xưa, ít dân tộc nào còn giữ được, nhưng đúng với bản chất của người sống bằng nghề nương rẫy lâu đời. Lễ hội có ý nghĩa tổng kết vụ mùa năm qua và khai mở một vụ mùa năm tới.
Trong nghi thức phần lễ sẽ có mâm cúng tổ tiên là ba con gà. Lúc cắt tiết, cắt mỏ con thứ nhất, tiết ở mỏ gà bôi vào đầu gối của những người trong nhà, nói khấn: “Do bò trèo đèo núi làm nương, đầu gối yếu mềm, nay sửa lại cho mạnh, cho cứng”. Cắt tiết con thứ hai, quệt tiết gà vào bồ thóc, rổ khoai, nói khấn: “Thóc năm nay tốt, sang năm khoai thóc tốt hơn”. Cắt tiết con gà thứ ba đem xuống dưới gầm sàn bôi vào đầu con trâu, con trâu được phủ miếng vải khuýt, vải trắng trên lưng và hai sừng buộc hoa rừng vào cặp sừng. Ông chủ nói khấn: “Trâu ơi, trâu phải khỏe, đẻ nhiều con, tinh phải cứng, hổ phải sợ, sang năm trâu giúp ta làm nên cửa nhà, giàu có...”. Mẹ lúa khoe bông lúa đẹp với các cụ bà và cài lên đầu các cụ bà vài bông hoa rừng. Mẹ lúa nói: “Đã có cơm gạo, các cụ vui khỏe, đẹp như hoa rừng, năm tới các cụ lại đến vui...”.
Bữa cơm nội gia của chủ nhà ăn xong, mẹ lúa và những người trong gia đình đem rổ khoai, bí đỏ đã đồ chín nhừ ra giữa nhà để bắt đầu cuộc bôi khoai, bí chín vào áo mọi người. Ai bốc được thứ gì ăn một miếng còn lại bôi vào áo ông bà chủ nhà rồi khách, ai được bôi nhiều người đó sẽ gặp nhiều may mắn. Sau cuộc bôi bí là cuộc uống rượu cần chum to, lần lượt các cụ ông, đến lượt các cụ bà rồi đến khách quý, uống rượu cần hết lượt mới bước vào cuộc vui nhảy múa.
Trống, chiêng, brinh họa (trống đuổi khỉ) nổi lên. Điệu múa Vêlr Guông bắt đầu, bộ trống chiêng brinh họa đứng tại chỗ, gõ giục tốp múa, rộn ràng. Tốp múa nam nữ đang ở đâu đó lẫn trong đám đông bước ra. Nam đeo chiếc "khoong khăn" vừa là nhạc khí vừa là đạo cụ múa. Điệu múa nhún mềm mại, duyên dáng rộn ràng thoảng hoặc diễn viên múa "lượn lưng eo" làm rung lòng người. Các diễn viên càng say sưa, người xem đứng lô nhô, vòng ngoài đắm chìm trong tiết tấu, nhịp điệu múa. Người múa tự khoe mình là chính, mất đi đội hình gò bó, vuông tròn... hòa vào khối quần chúng tạo nên cảnh người múa và người xem là một khi diễn. Đây chính là nét độc đáo của lễ hội Mah Grợ và điệu múa Vêlr Guông của người Khơ Mú.

Nguồn tin: sonla.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN TỈNH SƠN LA TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI: CHỦ ĐỀ SÁCH CHO TÔI CHO BẠN, HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2023
Danh mục
Đọc và suy ngẫm
Danh Mục
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá thế nào về website thư viện tỉnh Sơn La?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay3,002
  • Tháng hiện tại169,548
  • Tổng lượt truy cập14,859,179
CHUYÊN MỤC SÁCH BÁO VỚI CUỘC SỐNG: Trường Sa - Hoàng Sa trong tâm thức người Việt
LIÊN KẾT THƯ VIỆN CÁC TỈNH
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây