Ở Sơn La dân tộc Khơ Mú chiếm 1,13% với 9.950 người; Họ sống ở các vùng rẻo giữa và rẻo cao, tập trung ở một số huyện trong tỉnh. Phương thức canh tác chủ yếu là nương dãy, ngày nay đã kết hợp làm ruộng nước. Trước kia dân tộc Khơ Mú sống du canh du cư; do vậy mọi vật dụng trong gia đình thường thô sơ, đơn giản, tiện lợi và thiết thực đối với cuộc sống của họ....
Ở Sơn La dân tộc Khơ Mú chiếm 1,13% với 9.950 người; Họ sống ở các vùng rẻo giữa và rẻo cao, tập trung ở một số huyện trong tỉnh. Phương thức canh tác chủ yếu là nương dãy, ngày nay đã kết hợp làm ruộng nước. Trước kia dân tộc Khơ Mú sống du canh du cư; do vậy mọi vật dụng trong gia đình thường thô sơ, đơn giản, tiện lợi và thiết thực đối với cuộc sống của họ.
Dụng cụ mài ra lửa là một trong những đồ dùng do người đàn ông dân tộc Khơ Mú tự tạo, họ tận dụng nhiên liệu sẵn có trong thiên nhiên để chế tạo ra bộ dụng cụ mài ra lửa nhằm phục vụ thiết thực cho nhu cầu lấy lửa nấu chín thức ăn và thắp sáng trong mỗi gia đình; Bộ dụng cụ này không nhất thiết phải truyền từ đời này qua đời khác mà do sự nhanh trí, sáng tạo cộng thêm chút kinh nghiệm của thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước thì khi di chuyển tới nơi cư trú mới họ lên rừng chọn tre và dễ dàng tạo ra một bộ dụng cụ mài ra lửa.
Khi làm một bộ dụng cụ mài ra lửa, người đàn ông dân tộc Khơ Mú lên rừng chọn tre già vào buổi chiều của ngày nắng ráo, bởi như vậy đoạn tre mang về sẽ khô tiện sử dụng và chú ý không chọn cây tre cụt ngọn bởi loại cây này thường giòn hơn những cây tre khác. Khi đoạn tre mang về họ kiêng để người phụ nữ bước qua, vì họ quan niệm rằng: Trong một tháng người phụ nữ bị “trời phạt” mấy ngày, do vậy nếu bước qua những vật liệu làm công cụ này thì sẽ rủi do và sẽ không mài được ra lửa.
Để làm được một bộ dụng cụ mài ra lửa, ngoài việc đi chọn tre về thì người đàn ông trong gia đình chỉ cần thao tác trong khoảng 15 phút là xong.
-Việc đầu tiên họ chẻ đôi đoạn tre hai ống dài 75 cm, bản rộng 5cm, hai đầu chặt 2 lỗ khuyết dùng để chốt móc ( miếng tre để nguyên cật)
-Thứ hai: Chẻ đôi đoạn tre một ống dài 37cm, bản rộng 7cm, dùng dao chặt thủng một lỗ dài 2cm ở giữa lòng máng của tre.
-Thứ ba: Đẽo hai chốt tre có móc, chốt dài 23cm, vót nhọn một đầu.
-Thứ tư: Dùng dao cạo nhẹ nhàng vào đoạn tre tạo ra được một nắm bùi nhùi, có tác dụng mồi lửa.
Sau khi chuẩn bị xong những dụng cụ trên, người đàn ông tập trung cao độ vào việc chuẩn bị những thao tác cần thiết để mài ra lửa mất khoảng từ 5 đến 7 phút. Gồm 3 bước:
1.Để mảnh tre dài nghiêng trên mặt đất và đóng hai chốt tre sâu xuống đất qua hai lỗ khuyết, móc ngoắc vào hõm khuyết, nhằm cố định đoạn tre để khi mài đoạn tre sẽ không dịch chuyển.
2.Cho bùi nhùi vào giữa lòng máng của mảnh tre một gióng đúng chỗ khoét thủng và ta đặt mảnh tre ngắn vuông góc lên trên mảnh tre dài theo chiều ngửa lên làm sao cho vết khuyết khít cạnh mảnh tre ngắn chỗ có bùi nhùi vừa chạm vào mảnh tre dài, đây là bộ phận mài để tạo ra lửa.
3.Khi mài, phải giữ chắc mảnh tre ngắn và từ từ mài theo chiều vuông góc với mảnh tre dài, tốc độ mài phải tăng dần đều đến khi cọ sát đạt tới độ nóng phát ra nhiệt, nhiệt độ cao sẽ sinh ra khói bắt vào bùi nhùi, ngươì mài gắp vào bùi nhùi khác và thổi cho đền khi lửa bốc thành ngọn mới hoàn thành công đoạn mài ra lửa.
Trước kia mỗi gia đình đều có một bộ dụng cụ mài ra lửa, nhưng ngày nay khi thị trường thông thương – hàng tiêu dùng với giá rẻ, đa dạng về loại hình, mẫu mã đẹp thì bà con dân tộc Khơ Mú ít dùng tới những bộ công cụ mài ra lửa này mà chỉ có ít gia đình sống ở nương dãy ( nơi xa trung tâm) thì vẫn sử dụng bộ dụng cụ này để mài ra lửa; Bởi họ quen cách sử dụng vì với họ việc mài và thổi ra lửa thật đơn giản. Đây là một nét đặc trưng văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc mà bảo tàng tỉnh Sơn La đang lưu giữ để giới thiệu với đông đảo quần chúng cùng biết và tới tham quan.