SỞ NỘI VỤ - CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÁC CƠ QUAN TỈNH SƠN LA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sơn La, ngày 25 tháng 4 năm 2013
THỂ LỆ
Hội thi tìm hiểu Luật cán bộ công chức, viên chức
và chương trình Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020
Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-SNV-CĐVC ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Công đoàn Viên chức các cơ quan tỉnh, Sở Nội vụ Sơn La về việc tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Luật Cán bộ công chức- Viên chức và Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020”, Ban tổ chức Hội thi ban hành Thể lệ Hội thi như sau:
I- Những quy định chung.
- Trình tự, thủ tục và quy trình hội thi phải đảm bảo nguyên tắc: Công khai, dân chủ, khách quan, chính xác, đáp ứng được nội dung, mục đích, yêu cầu theo kế hoạch đề ra.
- Các Công đoàn cơ sở thành lập đoàn tham gia dự thi, cử 1 đồng chí làm đoàn trưởng có nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc quy chế trong thời gian diễn ra Hội thi.
II- Nội dung, hình thức thi.
* Hình thức thi: Sân khấu hóa
- Mỗi đội (đơn vị) tham gia thi phải thực hiện đầy đủ 3 phần thi: Tự giới thiệu; phần thi Kiến thức và tiểu phẩm.
- Thực hiện thi từng phần theo thứ tự bốc thăm, việc bốc thăm cho cả 3 phần thi chỉ bốc 1 lần trước khi diễn ra hội thi, xong phần thi thứ nhất, các đội sẽ chuyển sang phần thi thứ hai và thứ ba.
- Ở 2 phần thi (Tìm hiểu kiến thức và tiểu phẩm) các đội cũng sẽ thi theo thứ tự bốc thăm nhưng xen kẽ.
* Nội dung thi: gồm 3 phần chính.
* Phần I:
Các đơn vị tự giới thiệu về đơn vị mình, thời gian từ 5 đến 7 phút.
Ở phần thi này không hạn chế số lượng thí sinh tham gia dự thi, các đội tự giới thiệu các thành viên tham gia hội thi, giới thiệu về đơn vị mình; lời chào khán giả; thông điệp gửi tới hội thi... tự chọn hình thức thể hiện để tạo được ấn tượng và tình cảm của khán giả tại Hội thi. Khuyến khích các đội có phần giới thiệu có đông thành viên tham gia; nội dung đúng chủ đề, hình thức hấp dẫn; trang phục công sở thể hiện được nét duyên dáng, lịch sự, gọn gàng, phong cách riêng giản dị, phù hợp với công việc của đơn vị mình.
- Nội dung này được các đoàn thể hiện ngay sau khi khai mạc hội thi.
- Thứ tự thể hiện trên sân khấu (Theo thứ tự bốc thăm).
* Phần 2: Phần thi kiến thức
Ban tổ chức sẽ chọn 25 câu hỏi để các đội trả lời Mỗi đội sẽ trả lời 02 câu (1 câu về Luật Công chức hoặc Luật Viên chức, 1 câu về Chương trình cải cách hành chính và nhiệm vụ trọng tâm về cải cách hành chính của giai đoạn 2011 - 2020) Nội dung câu hỏi nằm trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước (Ban hành kèm theo QĐ 129/2007 TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ); Quy chế Văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị. Quy tắc ứng xử của Cán bộ công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương (Ban hành kèm theo QĐ số 03/2007/QĐ -BNV ngày 26 tháng 2 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và một số văn bản pháp luật có liên quan.
- Hình thức thể hiện: Mỗi đội cử không quá 7 người lên sân khấu, cử 01 đại diện bốc thăm, các thành viên trong đội hội ý 1 phút và trả lời và cho phép các thành viên trong đội trả lời bổ sung (Khẳng định đúng, sai). Phần thi này các đội cần có sự liên hệ thực tiễn ở đơn vị mình.
- Thời gian trả lời kể cả phần liên hệ không quá 10 phút.
- Nội dung này được các đoàn thể hiện ngay sau khi xong ở phần thi thứ nhất.
- Thứ tự thể hiện trên sân khấu: Xen kẽ với phần thi thứ 3 (Đội thứ nhất thi xong phần thi kiến thức, đội tiếp theo sẽ thi phần tiểu phẩm và thứ tự các đội tiếp theo)
* Phần 3: Phần thi tiểu phẩm.
Ở phần thi năng khiếu, các đơn vị tham gia dự thi xây dựng một tiểu phẩm ngắn đưa ra được một tình huống liên quan đến vấn đề cải cách hành chính. Nêu những gương tốt điển hình, phản ánh những tiêu cực xã hội, những tồn tại trong cải cách hành chính và giải quyết thủ tục hành chính; qua đó có đề xuất phương thức giải quyết những vướng mắc, tồn tại nhằm mang lại hiệu quả cải cách hành chính trong thời gian tới, hướng đến xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, Khuyến khích xây dựng các tiểu phẩm thể hiện được quan điểm của mình trước những vấn nạn đang tồn tại hiện nay như dự án treo, tuyển dụng công chức, cải cách hành chính gắn với cải cách tiền lương, tổ chức lễ hội, các tình huống về ứng xử giao tiếp văn hóa công sở...
- Thời gian thể hiện của các đội: Từ 10 đến 15 phút.
- Thứ tự thể hiện trên sân khấu: Xen kẽ với phần thi thứ 2 theo thứ tự bốc thăm của các đội.
III- Trách nhiệm và quyền hạn của Ban tổ chức, ban giám khảo, tổ thư ký.
* Trách nhiệm và quyền hạn của Ban tổ chức hội thi.
- Ban tổ chức có nhiệm vụ ra quyết định thành lập Ban giám khảo, tổ thư ký và các tiểu ban để đảm bảo công tác tổ chức hội thi.
- Tổ chức hội thi theo kế hoạch đã được phê duyệt, xem xét quyết định khen thưởng cho các tập thể đạt thành tích trong hội thi. Tổng hợp danh sách các đơn vị đăng ký tham gia dự thi. Ban hành đề cương câu hỏi, đáp án của Hội thi, thang bảng điểm cho từng phần thi, và giải quyết mọi khiếu nại, thắc mắc trong quá trình diễn ra Hội thi.
* Trách nhiệm và quyền hạn của Ban giám khảo.
- Ban tổ chức ra quyết định thành lập ban giám khảo, số lượng gồm 5 người, có nhiệm vụ:
+ Chấm thi độc lập trên phiếu của mình, đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác và chịu trách nhiệm cá nhân về điểm chấm của mình. Tổng hợp nhận xét đánh giá kết quả thi của các đội thi để Ban tố chức quyết định xếp loại.
+ Các thành viên Ban giám khảo chấm điểm trực tiếp từng phần thi của các đội vào phiếu chấm điểm rồi chuyển đến tổ thư ký tổng hợp. Việc chấm điểm giữa các thành viên Ban giám khảo của từng nội dung thi không chênh nhau quá 5 điểm.
* Trách nhiệm của tổ thư ký
Tổ thư ký gồm 2 người, có nhiệm vụ giúp Ban giám khảo:
- Theo dõi thời gian thi các đội.
- Tổng hợp kết quả chấm điểm của các thành viên trong Ban giám khảo.
- Nếu phát hiện có vấn đề sai sót trên phiếu chấm điểm, điểm chênh nhau quá 5 điểm giữa các thành viên ban giám khảo thì báo cáo trưởng Ban giám khảo để trưởng Ban giám khảo báo cáo với Ban tổ chức xem xét quyết định.
IV- Cách tính điểm, phương thức chấm điểm, xếp loại
* Tổng số điểm thi của 3 phần là 100 điểm, trong đó:
- Phần màn chào hỏi tự giới thiệu: 30 điểm.
- Phần thi kiến thức: 40 điểm.
- Phần thi tiểu phẩm, năng khiếu: 30 điểm.
(Có quy định và cách tính điếm chi tiết cho từng nội dung thi)
* Xếp loại:
- Kết quả điểm của các đội trong mỗi phần thi được tính trung bình cộng của các thành viên trong Ban giám khảo.
- Tổng sổ điểm thi của các đội là tổng số điểm của 3 phần thi.
- Xếp loại: Lấy điểm từ cao xuống thấp để chọn trao giải: Nhất, nhì, ba toàn diện; giải nhất của mỗi phần thi và giải khuyến khích cho các đội. Trường hợp bằng điểm nhau thì Ban tổ chức sẽ chọn đội nào có điểm cao hơn ở phần thi kiến thức để xếp giải.
V- Tổ chức thực hiện:
Thể lệ này được phổ biến đến các Công đoàn cơ sở, có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hết hiệu lực sau khi hội thi kết thúc. Việc sửa đổi thể lệ chỉ có Ban tổ chức mới có quyền quyết định.
Hội thi là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng nằm trong chương trình hoạt động toàn khóa của Công đoàn Viên chức các cơ quan tỉnh. Đe tồ chức hội thi tổ chức thành công đề nghị các Công đoàn cơ sở có trách nhiệm báo cáo cấp ủy, tranh thủ sự hồ trợ, tạo điều kiện của Lãnh đạo đơn vị, xây dựng kế hoạch, tổ chức tập luyện, tham gia Hội thi với ý thức, trách nhiệm cao và gửi đăng ký dự thi của đơn vị mình về công đoàn viên chức trước ngày 20.6.2013.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Công đoàn Viên chức số điện thoại: 3853.657 để kịp thời giải quyết./.
GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ TM. BAN THƯỜNG VỤ CHỦ TỊCH (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Thiện Trung Đinh Văn TrưởngNơi nhận:- Ban Tổ chức hội thi;- Các đ/c UV BCH CĐVC;- Các công đoàn cơ sở trực thuộc;- Lưu VP.