Từ năm 1975 - 1980: Biên tập Tạp chí Văn hóa nghệ thuật và thông tin, Sở Văn hóa Sơn La.
Từ năm 1981 - 1987: Phó phòng nghiệp vụ Sở Văn hóa Thông tin Sơn La.
Từ 1987 đến nay: Biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Sơn La thuộc Hội Văn học nghệ thuật Sơn La.
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam từ năm 1970.
Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Sơn La từ năm 1984.
Tác phẩm: + Sáng tác:
- Năm 1980: Tập thơ Vòng xòe và sao sa - Sở Văn hóa Sơn La xuất bản.
- Nhiều bài thơ lẻ được in rải rác trên các báo, tạp chí địa phương và Trung ương.
Ca khúc: Nhiều bài được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam và đài địa phương.
Ví dụ: Lời ru bên sàn, Tình khúc miền Tây, Đón xuân, Hoa bất tử...
+ Sưu tầm, dịch văn nghệ dân gian:
- Tập hát Đồng dao dân tộc Thái - Sở Văn hóa Sơn La xuất bản 1983.
- Tập truyền thuyết Thanh gươm Xứ Đáng (cùng 1 số tác giả sưu tầm, biên soạn, dịch và giới thiệu) Sở Văn hóa Sơn La xuất bản năm 1980.
- Tản chụ - xiết xương - Tình ca dân tộc Thái, gồm 120 bài (đã dịch) chưa công bố.
- Hát giao duyên dân tộc Mường, gồm 115 bài (đã dịch) chưa công bố.
+ Giải thưởng: Giải ba cuộc thi truyện ngắn Sơn La.
ĐINH ÂN
Họ và tên: Đinh Văn Ân
Sinh ngày: 19/8/1931.
Quê quán: Xã Mường Thai, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Mường.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật: Quản lý sự nghiệp văn hóa, sưu tầm, dịch, biên tập và nghiên cứu văn nghệ dân gian.
Trích lược những hoạt động văn hóa nghệ thuật: Từ tháng 3/1953 đến năm 1962: Diễn viên, cán bộ đoàn Văn công Tây Bắc.
Từ tháng 1/1963 đến tháng 3/1976: Cán bộ, Phó Ty Văn hóa tỉnh Nghĩa Lộ.
Từ tháng 4/1976 đến tháng 12/1982: Phó ty và từ tháng 12/1982 đến tháng 2/1985 Giám đốc Sở Văn hóa Sơn La.
Từ tháng 2/1985 đến tháng 4/1995: Tổng thư ký Hội Văn nghệ Sơn La.
Năm 1968: Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Tác phẩm: Sưu tầm, biên tập và dịch truyện thơ Mường "Đang vần va" - Nxb Văn hóa 1973; Biên tập dịch truyện thơ Thái Cắm Đôi - Hiến Hom - Nxb Văn hóa dân tộc.
Năm 1994, giới thiệu “Phương ngôn tục ngữ Thái” của Hoàng Trần Nghịch Văn nghệ Sơn La xuất bản năm 1986. Chủ trì thực hiện các dự án kiểm kê di sản văn hóa dân tộc ở Sơn La. Bản thảo Mo, Lễ cầu thọ của dân tộc Mường; Lễ hội mùa của dân tộc Khơ Mú, Sinh Mun và các làn điệu dân ca H’Mông, Dao, Mường.
Giải thưởng văn học nghệ thuật: Huy chương chiến sĩ Văn hóa, giải nhì năm 1993, cùng nhóm hội viên giải nhì năm 1994 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam về sưu tầm lễ hội và phong tục.
ĐINH VĂN BÍCH
Ngày tháng năm sinh: 5/1/1913.
Nguyên quán: Bản Thải, xã Mường Thai, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Mường.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật: Nghệ nhân sưu tầm, sáng tác văn hóa văn nghệ dân gian Mường.
Trích lược những hoat động văn hóa nghệ thuật:
- Tổ trưởng tổ nghệ nhân chuyên sưu tầm văn học, văn hóa dân gian dân tộc Mường từ năm 1935 đến năm 1985.
- Toàn bộ lời ca lễ tang, lễ cầu thọ và nghi thức hành lễ và Đẻ đất đẻ nước; Sáng tác thơ Mường.
Được tặng huy chương Vì sự nghiệp văn hóa.
CẦM CƯỜNG
Năm sinh: 1934.
Quê quán: Mường Chanh, huyện Mai Sơn, Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Chức vụ công tác: Giáo sư trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội - Chủ nhiệm chương trình Thái học (thuộc trường).
Các công trình Văn hóa Dân tộc:
1 - Truyện dân gian Thái, Tập I, II, III năm 1987 - 1988, năm 1994.
2 - Tìm hiểu văn học dân tộc Thái năm 1993.
3 - Chữ Thái: Lịch sử cấu trúc và chức năng năm 1995.
4 - Chủ biên kỷ yếu Hội thảo Thái học lần I năm 1993.
5 - Chủ biên kỷ yếu Hội thảo Thái học lần II năm 1995.
6 - Vấn đề và kết quả Vi tính hóa chữ Thái ở Việt Nam năm 1995.
HOÀNG LƯƠNG
Ngày tháng năm sinh: 7/12/1944.
Quê quán: Bản Puôi, xã Huy Tân, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Nơi công tác hiện nay: Bộ môn Dân tộc học, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chức danh hoặc danh hiệu: Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, giảng viên chính.
Quá trình hoạt động văn hóa - nghệ thuật: Hiện nay đang giảng dạy chuyên đề: "Nghệ thuật trang trí của các dân tộc ở Việt Nam" tại khoa Sử - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa - nghệ thuật dân tộc đã công bố ở trong nước và trên thế giới:
1/ Năm 1984:
Hoa văn mặt "phà" Thái, phong cách riêng trong kho vốn chung. Tạp chí Dân tộc học, số 2/1984.
2/ Năm 1987:
Hoa văn mặt chăn Thái ở Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La). Luận án PTS. Khoa học lịch sử.
3/ 1988:
Hoa văn Thái – Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1988.
4/
Nghệ thuật trang trí Thái với phong cách trang trí truyền thống Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu lý luận văn hóa – nghệ thuật, số 6 – 1989.
5/
Khảo sát về văn hóa tộc người của các dân tộc La Chí, Cờ Lao, Pu Péo, La Ha thuộc nhóm ngôn ngữ Kadai ở Việt Nam. Báo cáo khoa học tại Hội nghị Quốc tế về ngôn ngữ học Hán - Tạng lần thứ 23, họp tại Đại học Tổng hợp Arlington - Texas - USA (từ 3/7/10/1990).
6/
Nghệ thuật trang trí hoa văn Thái ở Việt Nam. Báo cáo khoa học hội nghị quốc tế về “Sản phẩm dệt: Tài sản chung của châu Á” tại Chiềng Mai - Thái Lan (từ 31/12/1991 đến 3/1/1992).
7/
Mối quan hệ giữa nghệ thuật trang trí trên sản phẩm dệt của người Thái Việt Nam và người Lào. Báo cáo khoa học Hội nghị Quốc tế về Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt lần II, tại Hà Nội - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993).
8/
Giá trị tinh thần của hoa văn Thái Việt Nam. Báo cáo khoa học Hội nghị quốc tế về “Sản phẩm dệt châu Á” họp tại Băng Cốc, Thái Lan (từ 14 - 16/8/1993).
9/
Nghề dệt Thái cổ ở Việt Nam. Tạp chí Trái đất năm 2000 Sở Văn hóa tỉnh Petchaburi - Thái Lan (viết chung) - số 9/1994.
10/
Tết tháng sáu - Lễ hội cầu mùa của người Hà Nhì. Tạp chí Văn hóa - Thể thao - Lào Cai, 1995, số 1.
11/
Một số nét đặc trưng văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Á khác (La Chí, Cờ Lao, Pu Péo và La Ha). Trong 35 năm gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 1995.
12/
Trang phục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Truyền thống và hiện đại. Tạp chí Toàn cảnh - Bộ Văn hóa, 1996.
13/
Những nét đặc sắc của liên hoan trình diễn văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam. Tạp chí European Textile Neuoork quý III 1996 tạo Hannover - Đức.
- Ngoài các công trình đã công bố trong và ngoài nước trên, những năm qua đã hướng dẫn hai luận án tốt nghiệp cử nhân khoa học lịch sử liên quan đến nghệ thuật trang trí các dân tộc Việt Nam như:
1. Khăn piêu Yên Châu (Sơn La). Hà Nội, 1984.
2. Nghề dệt thổ cẩm của người Tày Cao Bằng, 1995.
- Hướng dẫn một nghiên cứu sinh cao học làm luận án Thạc sĩ với đề tài: Nghệ thuật trang trí thổ cẩm của người Tày ở Việt Bắc (bảo vệ năm 1997).
HOÀNG TRẦN NGHỊCH
Ngày tháng năm sinh: 24/12/1934.
Nguyên quán: Xã Sốp Cộp - huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật: Văn nghệ dân gian.
Trích lược những hoạt động văn hóa nghệ thuật: * Năm 1960: Ủy ban Khu tự trị Tây Bắc giao cho viết cuốn từ điển Thái - Việt.
* Năm 1984 - 1989: Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Sơn La.
Từ năm 1990 đến nay chuyên trách về văn nghệ dân gian.
Những tác phẩm được
xuất bản: Phương ngôn tục ngữ Thái (Sở Văn hóa Sơn La xuất bản năm 1984).
Từ điển Thái - Việt (Ủy ban Khoa học xã hội xuất bản năm 1992).
Lời răn người (Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc năm 1993).
Thái kỏm kẻm - Câu đố Thái (Nxb Văn hóa Dân tộc).
Những băng ghi âm được xuất bản bằng tiếng Thái (chủ yếu những tác phẩm văn học cổ sưu tầm, khảo dị và biên tập lại)
. In trên tạp chí địa phương và Trung ương một số chuyên đề: - Tiêu chuẩn người gốc bản gốc mường (theo dân gian truyền tụng).
- Những đúc kết có tính chuyên đề trong văn nghệ dân gian Thái.
- Những lời giao thiệp của Thái Tây Bắc
- Skok Sken bài hát thách cưới - nâng cao vị trí của người phụ nữ...
* Giải thưởng: Giải 3 cuộc thi thơ - Sở Văn hóa Khu tự trị Tây Bắc năm 1955.
Giải 3 và giải khuyến khích tác phẩm viết năm 1994 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
CẦM TRỌNG
Bút danh: RT và Kim Cương.
Ngày tháng năm sinh: 2/5/1934.
Dân tộc: Thái.
Quê quán: Bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Chức danh hoặc danh hiệu:
1 - Ủy viên Ban chấp hành Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khóa II (1988 - 1992).
2 - Ủy viên Ban chấp hành Hội Dân tộc học Việt Nam khóa I (1991 - 1996), khóa II (1996 - 2000).
3 - Chủ nhiệm chương trình Thái học Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu Việt Nam học - trường Đại học Quốc gia Việt Nam.
Sách và báo cáo khoa học: - Quam tô mương (kể chuyện Mường) cùng Cầm Quynh.- Nxb Sử học - Hà Nội năm 1960.
- Nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống thực dân xâm lược Pháp - tập I (1958 - 1930) cùng Bùi Tịnh và nhiều tác giả khác - Ban Dân tộc Khu Tây Bắc xuất bản năm 1971.
- Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam - cùng Bùi Tịnh - Nguyễn Hữu Ủng. Ban Dân tộc và Sở Văn hóa Khu tự trị Tây Bắc xuất bản năm 1975.
- Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái - Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) viết cùng với Khà Văn Tiến và Tòng Kim Ân - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1977.
- Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam - (đứng tên riêng) Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội 1978.
- Tục ngữ Thái (viết cùng nhiều tác giả), Nxb Văn hóa Dân tộc- Hà Nội 1978.
- Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (viết cùng nhiều tác giả). NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1978.
- Góp phần tìm hiểu bản lĩnh, bản sắc của các dân tộc Việt Nam - (viết chung cùng nhiều tác giả) Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội 1979.
- Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Công Tum (viết chung) Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội 1981.
Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) (viết cùng nhiều tác giả) Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội năm 1984.
- Sự tham gia của văn hóa Thái vào sự hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam – (viết cùng GS Trần Quốc Vượng) – Báo cáo khoa học đọc tại Hội nghị quốc tế Thái học lần thứ II tại Băng Cốc, tháng 8/1983).
- Mấy vấn đề lịch sử kinh tế - xã hội cổ đại của người Thái ở miền Tây Bắc Việt Nam – Nxb Khoa học xã hội 1987 (đứng tên riêng).
- Báo cáo phân kỳ lịch sử xã hội của người Thái nói chung và của Việt Nam nói riêng – đã trình bày ở Hội nghị quốc tế Thái học lần thứ III và trường Đại học quốc gia Cộng hòa Australia - Canbera - 1987 (đã in thành kỷ yếu tiếng Anh).
Năm 1991 - Trình bày các vấn đề Thái học tại Việt Nam ở trường cao học các khoa học xã hội tại Paris VII (Trường đại học Sorbone).
Cũng năm này còn trình bày các vấn đề Thái học ở các trường đại học Thái Lan như: Chulacongkorn, Chiang Mai, Mahasarakham, Khonken...
- Văn hóa Thái Việt Nam (viết cùng giáo sư Phan Hữu Dật) Nxb Văn hóa Dân tộc – Hà Nội 1995.
NHẠC SĨ CẦM BÍCH
Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Sinh năm: 1933. Tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Tốt nghiệp Đại học sáng tác âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội. Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I, II, III. Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La khóa I, II, III.
Bắt đầu sự nghiệp sáng tác âm nhạc từ năm 1948 khi là diễn viên đoàn Thiếu nhi nghệ thuật Trung ương.
Đã sáng tác nhiều thể loại âm nhạc gồm hơn 60 ca khúc, nhiều ca khúc đã đoạt giải huy chương vàng, bạc, tại các cuộc hội diễn toàn quốc các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhiều tác phẩm khí nhạc như nhạc cho múa, độc tấu và hòa tấu nhạc cụ, đoạt giải cao. Năm 1996, đã được giải thưởng của Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập ca khúc chọn lọc do Nhà xuất bản Âm nhạc Việt Nam xuất bản. Nhiều tác phẩm ca khúc được biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp, trên sóng phát thanh ở Trung ương và địa phương và được đoàn nghệ thuật đưa đi biểu diễn ở nước ngoài.
VI HOA
Sinh ngày: 30/10/1965, thành phố Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Tốt nghiệp phổ thông năm 1983, thi đỗ Đại học (trường Đại học Văn hóa năm 1983 đến năm 1987 tốt nghiệp), năm 1988 hoạt động tại đoàn nghệ thuật Quân chủng phòng không, đến năm 1990 hoạt động tại đoàn nghệ thuật Bộ đội biên phòng.
Trong suốt thời gian công tác đã đạt được những thành tích nghệ thuật:
Năm 1991 đoạt giải nhì giọng hát hay Hà Nội.
Tháng 4/1995 huy chương vàng hội diễn toàn quân.
Tháng 6/1995 huy chương vàng hội diễn toàn quốc.
Tháng 9/1996 trong cuộc thi thính phòng lần thứ nhất giải "Người hát hay nhất ARIA Việt Nam Cô Sao, Đỗ Nhuận.
10/1996 "Giọng hát vàng Asean" tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
Nhiều bằng khen, giấy khen...
CẦM MINH THUẬN
Ngày tháng năm sinh: 22/12/1944.
Nguyên quán: Bản Muống Thương, xã Tường Phong, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghệ thuật: Sáng tác nhạc.
Trích lược những hoạt động về văn hóa nghệ thuật: Năm 1961 tham gia công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Khu tự trị Thái Mèo: Là diễn viên đội múa rối. Năm 1965 là diễn viên đoàn văn công Sơn La, là nhạc công, diễn viên kịch nói và sáng tác nhạc diễn ảo thuật. Năm 1970 là giáo viên dạy nhạc trường sơ cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Sơn La.
Từ 1974 đến 1983 học tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 1983 tốt nghiệp đại học sáng tác nhạc trở về đoàn Văn công Sơn La công tác. Được đề bạt làm phó trưởng đoàn.
Năm 1992 được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Sơn La.
Tác phẩm: Giao hưởng thơ: "Bài ca Tây Bắc".
+ Liên khúc
"Tiễn dặn người yêu". + Tự tấu cho đàn "Hương rừng".
+ Biến tấu cho đàn
"Bức tranh quê hương". + Hát múa
"Hạn khuống đêm trăng". Huy chương vàng hội diễn chuyên nghiệp 1985.
+ Tiểu phẩm độc tấu khèn bè "Dưới trăng".
- Có 100 ca khúc viết cho chuyên nghiệp và nghiệp dư: Các bài hát tiêu biểu :
+ Hát về nguồn xuôi. + Đảng là niềm tin mùa xuân. + Gặp nhau trong đêm hội xòe. + Tình ca bên cối ngàn.
+ Cây ban trên nương.
+ Phù Yên quê tôi.
+ Yên Châu quê hương em. + Tình yêu Mai Sơn. + Thuận Châu một thoáng tình yêu. + Nhớ Quỳnh Nhai. + Đôi bờ sông Mã. + Tình yêu sông Mã.
HOÀNG CHIÊN
Ngày tháng năm sinh: 30/9/1950.
Nguyên quán: Bản Tủm, xã Chiềng Khoi, Yên Châu, Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa nghê thuật: Múa
Hoạt động văn hóa nghệ thuật (Những công việc và thời gian đảm nhận): Từ tháng 7/1967 đến tháng 7/1970 là học sinh múa trường Trung học Văn hóa văn nghệ khu Tây Bắc.
Tháng 7/1970 đến tháng 1/1971 thực tập tại Đoàn Văn công nhân dân khu Tây Bắc.
Tháng 2/1971 đến tháng 10/1976 là diễn viên Đoàn Văn công Quân khu Tây Bắc.
Tháng 10/1976 đến tháng 12/1978 là diễn viên Đoàn Văn công Quân khu I.
Tháng 1/1979 đến tháng 2/1991 là diễn viên Đoàn Ca múa tỉnh Sơn La.
Tháng 3 năm 1991 là Phó đoàn phụ trách chuyên môn kiêm diễn viên Đoàn Ca múa tỉnh Sơn La.
Tác
phẩm: Đã tham gia biểu diễn trên 50 tác phẩm múa và kịch của các biên đạo múa: Chí Thanh, NSƯT Lường Tiền, Lò Minh Khùm, NSƯT Vũ Hoài, Hàn Quang Tòng, Lê Công Lạc, Khắc Hựu, Trọng Lanh, Ngọc Canh, Hoàng Hà, Ngọc Bảo, Công Nhạc, Trần Minh, Khánh Hùng, Long Ta, Duy Luận, Mạnh Anh, NSND Đặng Hùng, NSND Đoàn Long, Anh Phương.
Danh hiệu được phong tặng về văn hóa nghệ thuật.
Tháng 3/1993 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Tháng 5/1985 được tặng một huy chương bạc và một bằng khen.
Tháng 10/1992 Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tặng một bằng khen.
Là hội viên Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sơn La từ năm 1990.
ĐINH CHANH
Họ và tên: Đinh Văn Phùng
Ngày tháng năm sinh: 5/l/1936.
Nguyên quán: Xã Song Khủa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Mường.
Trích lược những hoạt động văn hóa nghệ thuật: Hoạt động văn hóa nghệ thuật (Những công việc và thời gian đảm nhận)
- 15/11/1947: Liên lạc, đội viên tuyên truyền văn nghệ.
- 12/7/1952: Diễn viên, cán bộ Đoàn Văn công khu Tây Bắc.
- 1959: Học lớp biên đạo múa trường Nghệ thuật Quân đội - Hà Nội.
- 1962: Giáo viên múa trường Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc.
- 1970: Cán bộ, sưu tầm nghiên cứu, phổ biến múa và âm nhạc dân gian Tây Bắc.
- 1975: Tốt nghiệp khóa đại học biên đạo múa, trường Múa Việt Nam Hà Nội.
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 1972.
Hội viên Hội Nghệ sĩ nghệ sĩ múa Việt Nam.
Hội viên Hội Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Hội viên, Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Sơn La khóa I.
Ủy viên BCH Hội Văn nghệ Lai Châu khóa II.
* Công trình sưu tầm: Múa dân gian các dân tộc vùng Tây Bắc:
1
. Múa dân gian dân tộc Thái: Gồm hệ thống múa nón, khăn, nhạc, quạt.
2. Múa dân gian Tày (Tây Bắc): Múa gậy, khăn, quạt.
3. Múa dân gian dân tộc Khơmú: Tẹ Tơm đao, Tẳng bẳng…
4. Múa dân gian dân tộc Kháng: Tăng bu, Săm pa, khăn, nộc coke.
5. Múa dân gian dân tộc Mường: Hoa bông, luyện ngựa.
6. Múa chuông, chèo gậy của dân tộc Dao (Dao tiền).
7. Múa dân gian dân tộc Hà Nhì: Múa nữ, múa nam, trống.
8. Múa tang ma dân tộc Sila: Múa nam, múa nữ, ôla so sọ.
9. Múa khèn dân tộc H'Mông: Chọi gà, phất cờ, múa khèn trên 3 cọc, múa khăn nữ.
10. Múa nón dân tộc Giáy.
11. Múa đơn nam dân tộc La Hủ.
* Giáo trình múa dân gian dân tộc vùng Tây Bắc
- Giáo trình múa sơ cấp.
- Giáo trình múa trung cấp
* Tập nhạc sưu tầm
- Nhạc múa Thái.
- Dân ca dân tộc Kháng và nhiều dân tộc khác.
* Dàn dựng chương trình ca múa nhạc dựng cho 3 đoàn.
- Đoàn văn công tỉnh Lai Châu 1964.
- Đoàn văn công tỉnh Nghĩa Lộ 1965.
- Đoàn văn công tỉnh Sơn La 1967.
* Tác phẩm múa:
- Múa nhạc, Thái, (Dựng cho đội văn nghệ Phong Thổ, Lai Châu). Huy chương vàng, hội diễn toàn quốc 1962 - Hà Nội.
- Múa nón, huy chương bạc (dựng cho đội trên).
- Múa nhạc (nâng cao - dựng cho Đoàn Văn công khu Tây Bắc), huy chương Bạc hội diễn toàn quốc 1962 - Hà Nội.
- Múa: Bài ca may áo (Bài ca của nhạc sĩ Xuân Hồng - dựng cho Đoàn Văn công Sơn La) Huy chương vàng hội diễn khu vực - Hải Phòng năm 1970.
Múa nón (dựng cho đội văn nghệ Quỳnh Nhai, Sơn La) Huy chương vàng Sơn Ca 1995 tại Tuyên Quang.
Nhiều tiết mục dựng cho các đoàn Lai Châu: Chiều xuống nương - văn công Lai Châu - chất liệu múa dân gian dân tộc Hà Nhì - Hoa bông, Mường, dựng cho đoàn văn công Nghĩa Lộ; Hội tung còn, văn công Nghĩa Lộ; Cô bán hàng trên trận địa, văn công Sơn La v.v... Múa mùa xuân trên cao, Hin mạy, dựng cho đoàn văn công khu Tây Bắc...
* Bài viết cho báo chí: - Múa công, Thái, múa trong kể anh hùng ca Chương Han đăng trên tạp chí nghiên cứu nghệ thuật.
- Múa dân gian Tây Bắc, đăng trong kỷ yếu Hội nghị.
- Xòe Thái, khảo tả, tạp chí Sơn La.
- Một số bài giới thiệu phong tục tập quán dân tộc, đăng trên báo Đảng địa phương và văn nghệ địa phương.
ĐIÊU THỊ THÚY HOÀN
Ngày tháng năm sinh: 25/1/1958.
Nguyên quán: Xã Mưòng Chiên, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Chuyên ngành hoạt động văn hóa - nghệ thuật: Múa.
Trích lược những hoạt động về văn hóa - nghệ thuật: Tốt nghiệp Trung cấp múa tháng 4/1974. Được phân công tác tại Đoàn ca múa khu Tây Bắc nay là Đoàn ca múa tỉnh Sơn La. Là nghệ sĩ biểu diễn múa đã có nhiều sáng tạo đạt được những thành công trong nhiều vai diễn đa dạng. Biểu diễn nhiều nơi trong nước và nước ngoài.
Tại hội diễn chuyên nghiệp 1985 là diễn viên múa xuất sắc được tặng Huy chương vàng.
Tại Hội nghị lao động sáng tạo được Tổng Liên đoàn Lao động tặng Bằng Lao động sáng tạo Trung ương Đoàn.
Huy chương danh dự "Vì thế hệ trẻ". Là hội viên Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La.
Ngoài biểu diễn còn giúp thêm cho phong trào văn hóa quần chúng. Sưu tầm múa. Dạy múa cho một số trường học...
Năm 1993 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú
. Tác phẩm: Đã tham gia biểu diễn gần 50 tác phẩm múa và kịch hát. Đảm nhiệm nhiều vai chính trong nhiều tác phẩm múa. Thành công nổi bật ở nhiều tiết mục tiêu biểu như múa: Tình ca Tây Bắc (Huy chương vàng); Đám cưới (Huy chương vàng); Chuông (Huy chương vàng); Tìm bạn ngày xuân (bằng khen); Gậy tiền; Mưa rơi - xi la...
LÒ MINH KHÙM
Bút danh: Minh Khùm (1941 - 1989).
Nguyên quán: Bản Lầu, Chiềng Lề, Thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.
Dân tộc: Thái.
Cơ quan công tác: Đoàn ca múa Sơn La.
Chức vụ công tác trước khi mất: Trưởng đoàn - chỉ đạo nghệ thuật Đoàn ca múa tỉnh Sơn La.
Chuyên ngành hoạt động VH - NT: Ca múa nhạc.
Trích lược những hoạt động VH-NT:
Từ 1959 - 1964: Học trường múa Việt Nam.
Từ 9/1964 đến 8/1965: Công tác tại trường VHNT khu Tây Bắc.
Từ 9/1965 đến 7/1970: Công tác tại Đoàn văn công Khu tự trị Tây Bắc. Nghiệp vụ: Sáng tác múa kiêm diễn viên.
Từ 8/1970 đến 1976: Học biên đạo múa tại Liên Xô (cũ).
Từ 1977 đến 2/1989: Công tác tại Đoàn ca múa tỉnh Sơn La. (1983 giữ chức vụ Phó trưởng đoàn; 1984 đến 1989 giữ chức vụ Trưởng đoàn - chỉ đạo nghệ thuật).
Đã có hơn 10 tác phẩm được đoàn và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp sử dụng.
Nhiều tiết mục dàn dựng cho phong trào văn nghệ quần chúng.
Giải thưởng: Có 3 tác phẩm được tặng huy chương vàng và 1 tác phẩm được tặng huy chương đồng (Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp năm 1985).
Được tặng giải vàng riêng dành cho biên đạo tại Hội diễn năm 1985.
Bằng lao động sáng tạo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng năm 1985.
Huy chương chiến sĩ văn hóa.
Nhiều huy chương - bằng khen tại các cuộc hội diễn - liên hoan của phong trào văn nghệ quần chúng ở địa phương và Trung ương.
Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.